Thứ Bảy, 17 tháng 5, 2008

Bốn tấm bản đồ Biển Đông - Dương Danh Huy

Comments

Bản đồ 1:

Bản đồ 1 là bản đồ Biển Đông trong điều kiện (1): các đảo trong các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa chỉ được hưởng quy chế lãnh hải 12 hải lý chứ không được hưởng quy chế vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Có thể thấy từ bản đồ 1 là điều kiện (1) có nghĩa nước nào có chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa cũng chỉ được vài phần trăm Biển Đông.

Bản đồ 2:

Với điều kiện (1), một trong những cách chia vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Biển Đông là chia theo đường trung tuyến, như trong bản đồ 2 (trừ những hình tròn 12 hải lý thuộc về nước có chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa - bản đồ 2 vẽ thiếu những hình tròn này).

Có thể thấy từ bản đồ 2 là điều kiện (1) có nghĩa

  1. Việt Nam bảo toàn được vùng biển dọc bờ biển của mình, ra khơi tới 200-300 hải lý. Vùng biển đó có diện tích khoảng 750,000 km vuông, lớn hơn gấp đôi diện tích trên bộ (330,000 km vuông).
  2. Các nước Philippines, Malaysia, Brunei cũng bảo toàn được vùng biển dọc bờ biển của họ, ra khơi tới 200-300 hải lý. Indonesia cũng bảo toàn được vùng biển Natuna của họ.

Bản đồ 3:

Nếu, thay vì điều kiện (1), ta có điều kiện (2): các đảo Trường Sa được hưởng quy chế vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với 100% hiệu lực so với đất liền, nước có chủ quyền Trường Sa sẽ được vùng đặc quyền kinh tế như trong bản đồ 3 (bên trong vòng gạch chấm ghi “Equidistant line”).

So sánh bản đồ 3 với bản đồ 2, ta thấy điều kiện (2) có nghĩa:

  1. 50% vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam dọc Biển Đông sẽ bị mất vào tay nước có chủ quyền Trường Sa.
  2. 2/3 vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines, Brunei, Malaysia dọc Biển Đông sẽ bị mất vào tay nước có chủ quyền Trường Sa.

Bản đồ 4:

Nếu, thay vì điều kiện (1), hay (2), ta có điều kiện (3): Trung Quốc thực hiện được ranh giới chủ trương của họ, như theo bản đồ 4.

So sánh bản đồ 4 với bản đồ 3, 2, 1, ta thấy điều kiện 3 có nghĩa Việt Nam và Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia sẽ mất khoảng 2/3 tới 4/5 vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình ở Biển Đông. Indonesia cũng sẽ mất một phần vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Không những vậy, ranh giới chủ trương của Trung Quốc không chỉ là ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mà còn là cái họ gọi là “ranh giới biển lịch sử”. Trung Quốc có thể sẽ đòi rất nhiều quyền hạn trong ranh giới đó, nhiều hơn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa nhiều.

Vì vậy, Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia, Indonesia, mỗi nước vì quyền lợi của chính mình, cần đấu tranh cho điều kiện (1) và đấu tranh cho bản đồ 2.

Nguồn: Minh Biện

Đọc tiếp...

Người theo dõi

 

Copyright 2008 All Rights Reserved Revolution Two Church theme by Brian Gardner Converted into Blogger Template by Bloganol dot com