Thứ Năm, 29 tháng 3, 2012

Philippines đem tranh chấp biển tới thượng đỉnh ASEAN

Comments

Vấn đề tranh chấp quần đảo Trường Sa, biến đổi khí hậu và an toàn cho lao động nhập cư và người đi biển... sẽ được Tổng thống Philippines Benigno Aquino III đề cập tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 20 diễn ra ở Campuchia tuần tới.

Ảnh: wordpress

Ông Aquino sẽ đại diện Philippines tham gia hội nghị thượng đỉnh tại Phnom Penh ngày 3 và 4/4, Bộ Ngoại giao Philippines (DFA) cho biết.

"Ông sẽ thúc đẩy vấn đề an ninh hàng hải và Biển Đông, biến đổi khí hậu và quản lý giảm thiểu rủi ro thiên tai, bảo vệ lao động nhập cư... và đóng góp vào các nỗ lực khu vực hướng tới thiết lập một Cộng đồng ASEAN năm 2015", DFA nói.

Năm ngoái, Philippines đã nhiều lần cáo buộc Trung Quốc xâm nhập "khu vực thuộc chủ quyền hàng hải" của họ ở Biển Đông. Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền chồng lấn với bốn quốc gia Đông Nam Á (Philippines, Brunei, Malaysia và Việt Nam) ở Trường Sa - khu vực được cho là có trữ lượng dầu khí lớn ở Biển Đông.

Vào ngày 4/4, các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ cùng nhau trao đổi cách nhìn về các vấn đề quốc tế và khu vực. Đây là lần đầu tiên Campuchia chủ trì hội nghị cấp cao ASEAN với chủ đề: "ASEAN: Một cộng đồng, một vận mệnh". Hội nghị năm nay cũng sẽ kỷ niệm 45 năm thành lập ASEAN.

Theo TTXVN, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam dự Hội nghị Cấp cao ASEAN.

Bộ Ngoại giao Campuchia ngày 26/3 đã công bố chương trình nghị sự của Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 20. Hội nghị dự kiến sẽ thông qua các văn kiện quan trọng như Tuyên bố Phnom Penh về ASEAN: Một cộng đồng, Một vận mệnh, Tuyên bố của các nhà lãnh đạo ASEAN về một khu vực ASEAN không ma túy vào năm 2015 và Văn bản khái niệm về Phong trào ồn hòa toàn cầu.

Để kỷ niệm 45 năm thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, dự kiến lãnh đạo các nước ASEAN cũng sẽ thông qua “Tuyên bố chủ tịch kỷ niệm 45 năm thành lập ASEAN: Một chặng đường phía trước”.

Trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 20 cũng sẽ diễn ra cuộc họp các Bộ trưởng ASEAN và các ủy ban của ASEAN, trong đó dự kiến các quan chức sẽ thông qua Tuyên bố ASEAN về Nghị định thư ủng hộ Hiệp ước Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân và Công cụ hợp nhất quy tắc tham chiếu Hiến chương ASEAN về Cơ chế giải quyết tranh chấp và nhiều văn bản quan trọng khác.


Đọc tiếp...

Thứ Hai, 19 tháng 3, 2012

Nga làm máy bay không người lái cho VN

Comments

Truyền thông Nga đưa tin hãng chế tạo máy bay quân sự Irkut vừa ký hợp đồng sản xuất máy bay không người lái cỡ nhỏ (UAV) cho Việt Nam.

Trả lời nhật báo Nga Izvestia, Tổng giám đốc Irkut Engineering, một công ty con của tập đoàn Irkut, ông Yury Malov, nói bản hợp đồng trị giá 10 triệu đôla vừa được ký với Hội Hàng không vũ trụ Việt Nam (VASA) vào hôm thứ Tư, 14/3.

VASA từ chối xác nhận là đã ký hợp đồng, theo tờ Izvestia.

Theo báo Nga, Irkut dự kiến sẽ chế tạo loại máy bay không người lái, kích cỡ mini, có kèm theo cả hệ thống anten truyền dữ liệu mặt đất và hệ thống điều khiển từ xa và máy phóng.

Bên cạnh đó Irkut sẽ "giúp đào tạo phía Việt Nam sử dụng và bảo trì máy bay” cho đến khi VASA có kinh nghiệm tự chế tạo được máy bay không người lái này, ông Malov nói.

Trọng lượng của UAV trang bị hệ thống hạ cánh bằng dù là gần 100 kg. Máy bay sẽ có thể bay liên tục trên không đến 16 giờ.

Mục đích

Ông Malov còn cho biết thêm, trước tiên, những chiếc UAV này sẽ được sử dụng vào mục đích dân sự, nhưng trong tương lai có thể sẽ được sử dụng cho mục đích quân sự.

Ông Malov cũng cho biết thêm, Việt Nam quan tâm nhất đến các UAV không đòi hỏi sân bay trú đóng.

Trước đó, Irkut đã chế tạo cho Bộ Quốc phòng Belarus loại UAV Irkut-10 có trọng lượng 8,5 kg, có thể bay liên tục trên không không quá hai giờ.

Nga đã đóng vai trò chủ lực trong quá trình hiện đại hóa quân đội, đặc biệt là hải quân, của Việt Nam, tuy gần đây Việt Nam cũng muốn mở rộng việc mua vũ khí ra các quốc gia "không truyền thống" khác.

Việt Nam đang hy vọng sẽ tự sản xuất tàu chiến ở trong nước theo bản quyền của nước ngoài. Năm ngoái, nhà máy đóng tàu Hồng Hà loan báo đã lần đầu tiên đóng mới thành công tàu pháo có vũ khí điều khiển tự động.

Quân đội Việt Nam cũng đặt sáu tàu ngầm hạng Kilo từ Nga, đồng thời có kế hoạch mua thêm hai hộ tống hạm Gepard của Nga.

Hồi tháng Giêng, hải quân Việt Nam tiếp nhận hai trực thăng EC-225 từ Pháp và công bố thành lập phi đội trực thăng EC225.


Đọc tiếp...

Cựu binh Trường Sa họp mặt

Comments
Tàu HQ 505

HQ 505 là một trong ba tàu bị chiến hạm Trung Quốc bắn cháy

Những cựu binh hải quân của tàu 505, tàu duy nhất không bị chìm trong hải chiến tháng 3/1988 với Trung Quốc sẽ có buổi họp mặt vào cuối tuần này.

Thư mời của Ban liên lạc truyền thống tàu HQ 505 thuộc Lữ đoàn 125 Hải quân nói cuộc gặp sẽ diễn ra vào chiều thứ Bảy ngày 17/3/2012 tại Cư xá Thanh Đa, Phường 27, Quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

Ban liên lạc nói họ tổ chức buổi gặp "nhân dịp 24 năm ngày diễn ra trận chiến đấu bảo vệ chủ quyền Đảo Côlin thuộc Quần đảo Trường Sa 014.3.1988 - 14.3.2012 và ngày đón nhận danh hiệu anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân."

Một người trong ban tổ chức có vẻ e ngại khi nói chuyện với BBC:

"Cái này chỉ làm công tác nội bộ thôi. Anh em tôi gặp nhau, nói chuyện với nhau gọi là vui vẻ thôi chứ không có gì đâu," ông nói.

Tàu HQ 505 cùng HQ 604 đã bị tàu Trung Quốc "bắn xối xả" tại khu vực đảo Gạc Ma hôm 14/3/1988 khiến HQ 604 bốc cháy và chìm xuống biển trong khi HQ 505 bốc cháy nhưng kịp đâm vào đảo Colin và giữ được đảo này.

Trong trận đánh mà Trung Quốc chiếm đảo Gạc Ma, một tàu khác của Việt Nam HQ 605 cũng bị bắn hôm 14/3/1988 và chìm vào ngày hôm sau.

Sáu mươi tư sỹ quan và binh lính của Việt Nam đã tử trận, chín binh sĩ bị Trung Quốc bắt và giam hơn ba năm trước khi được trả về Việt Nam.

Một trong những người bị bắt làm tù binh, Trung sĩ Nguyễn Văn Thống nói với BBC anh đã gọi điện thăm hỏi những người cùng bị Trung Quốc bắt nhân ngày 14/3.

'Hội ngộ bất ngờ'

Ngoài cuộc gặp của các cựu binh tàu HQ 505 vào cuối tuần, một số cuộc gặp nhân 24 năm ngày hải chiến Trường Sa cũng đã diễn ra tại nhiều nơi.

Báo Tiền Phong nói về cuộc 'Bấmhội ngộ bất ngờ' của cựu binh Phan Văn Đức, lính công binh của tàu 604 trong những ngày tháng Ba năm 1988 và may mắn sống sót, với những người lính từng phục vụ ở Trường Sa.

Trước đó tờ báo này có bài "BấmHồn ở lại Gạc Ma" hôm 14/3/2012 nói về hoàn cảnh khó khăn hiện nay của cựu binh Đức ở Sơn Trà, Đà Nẵng.

Cũng trong ngày 14/3, một cuộc gặp gỡ tại nhà riêng khác nhưng được tổ chức quy mô với phông chữ kỷ niệm và sự tham dự của từ 150-200 cựu binh đã diễn ra tại Phú Yên.

Báo Thanh Niên nói trong số những người tham dự có "Bấm15 khách mời là những cựu binh Trường Sa ở Khánh Hòa".

Nhiều cựu binh nói họ muốn có dịp thăm lại Trường Sa, "thăm lại nơi một thời tuổi trẻ" của họ cũng như để "tưởng niệm đồng đội đã nằm xuống".

Báo BấmTuổi Trẻ nói Phú Yên có hai liệt sĩ, Phan Tấn Dư và Trương Văn Thịnh, đã hy sinh ở Trường Sa khi " cả hai còn rất trẻ, đều chưa lập gia đình, cả hai đều có mẹ già."

Đảo Trường Sa lớn

Việt Nam tuyên bố chủ quyền toàn bộ quần đảo Trường Sa

Tuổi Trẻ nói cựu binh Trường Sa đã họp mặt ở Khánh Hòa vào ngày 24/2, ngày thanh niên Nha Trang nhập ngũ đợt đầu tiên vòa Vùng 4 hải quân còn tại Bình Định, các cựu binh Trường Sa lấy ngày 10/2, ngày thanh niên Bình Định nhập ngũ được điều đi Trường Sa để gặp mặt lần đầu tiên trong hàng chục năm qua.

Trang tin của báo BấmThanh Niên nói cuộc gặp của gần 100 cựu binh hôm 24/2 ở Khánh Hòa cũng còn để "chuẩn bị cho lễ tưởng niệm lần thứ 25 ngày xảy ra trận hải chiến anh dũng bảo vệ đảo Gạc Ma sẽ được tổ chức vào giờ này năm sau."

Một loạt các chương trình liên quan tới Trường Sa trong đó có "BấmNước ngọt cho Trường Sa", "BấmTrồng rong nho ở Trường Sa", "BấmGóp đá xây Trường Sa", hay "BấmRa quân xây dựng đường Hoàng Sa và Trường Sa" đã diễn ra trong mấy tuần qua.

Báo chí Việt Nam trong hơn một năm qua cũng có nhiều bài viết và phóng sự về Trường Sa.

Hồi tháng Bẩy năm 2011, trang tin Vietnamnet đã có phóng sự nhiều kỳ về 'Bấmhải chiến Trường Sa'.

Tuy nhiên Bấmbài cuối cùng của loạt phóng sự này đã không được đăng tải chính thức.


Đọc tiếp...

TQ phản đối chư tăng VN ra Trường Sa

Comments

Trung Quốc đã lên tiếng phản đối việc Việt Nam đưa sáu chư tăng ra trụ trì các chùa ngoài các đảo của Trường Sa.

Trong một cuộc họp báo hôm thứ Ba ngày 13/3, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân cảnh báo Việt Nam nên tôn trọng chủ quyền của nước này tại quần đảo Trường Sa đang có tranh chấp.

“Chúng tôi hy vọng Việt Nam có thể thật sự tôn trọng tinh thần của bản tuyên bố chung của các bên về Biển Nam Trung Hoa và Thỏa thuận Việt - Trung về những nguyên tắc cơ bản giải quyết các vấn đề trên biển,” ông phát biểu.

Trung Quốc yêu cầu Việt Nam "làm nhiều hơn nữa để thúc đẩy hợp tác và ổn định ở Biển Nam Trung Hoa, và kiềm chế không có hành động làm phức tạp tình hình".

Trước đó, tỉnh Khánh Hòa đã chấp thuận nguyện vọng của sáu vị hòa thượng, đại đức trong tỉnh ra Trường Sa tiếp quản các ngôi chùa hiện không có người ở trên các hòn đảo kể từ năm 1975.

'Bảo vệ chủ quyền'

Trả lời BBC hôm nay, Đại đức Thích Giác Nghĩa, hiện đang trụ trì chùa Vạn Đức ở thành phố Nha Trang và là một trong sáu chư tăng phát nguyện ra đảo, nói rằng ông không e ngại trước sự phản đối của Trung Quốc.

“Chúng tôi khẳng định mảnh đất đó là của Việt Nam. Nếu Trung Quốc có đòi hỏi gì thì chư tăng chúng tôi sẵn sàng đứng lên để bảo vệ chủ quyền của đất nước,” ông quả quyết.

“Đó là mảnh đất thiêng liêng của chúng tôi mà nhiều đời anh em đã nằm xuống để bảo vệ,” ông nói.

Đại đức Nghĩa là người đã ba lần ra Trường Sa để tiến hành các lễ cầu siêu cho những chiến sỹ và người dân Việt Nam đã tử nạn trong quá trình khai phá và bảo vệ quần đảo.

“Nếu một tu sỹ như tôi mà có hy sinh cho Tổ quốc thì cũng là việc đáng làm,” ông nói.

Khẳng định quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, Đại đức Nghĩa nói "trên đảo đã có dân Việt Nam ở từ xa xưa; các ngôi chùa cũng đã có từ xa xưa và chư tăng cũng đã từng ở đảo".

“Dân tộc Việt Nam đi đến đâu thì ở đó có đền chùa miếu mạo,” ông nói.

“Thịnh suy, gián đoạn là tất yếu,” ông nói thêm, “Nhưng hôm nay Giáo hội có quan tâm sửa chữa trùng tôi thì chư tăng chúng tôi lại ra.”

Đọc tiếp...

Chủ Nhật, 11 tháng 3, 2012

Báo Đất Việt phát động chương trình ‘Nước ngọt cho Trường Sa’

Comments
Sáng 9/3, Lễ phát động chương trình "Nước ngọt cho Trường Sa" diễn ra trọng thể tại tòa soạn báo Đất Việt.

(ĐVO) Nội dung chương trình nhằm kêu gọi các đóng góp từ nhiều nguồn lực nhằm cung cấp các máy lọc nước cho các chiến sĩ đang ngày đêm canh giữ biển trời Tổ quốc.

Biển đảo có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những năm qua các cấp, các ngành và nhân dân cả nước đã có nhiều hành động thiết thực để chăm lo cho quân và dân huyện đảo Trường Sa.

Hiện nay, giải quyết nguồn cung nước ngọt cho quần đảo Trường Sa, nhà giàn DK01… vẫn tiếp tục là vấn đề thu hút sự quan tâm của toàn hệ thống chính trị, toàn xã hội.

TBT Báo Đất Việt phát biểu khai mạc trong lễ phát động. Ảnh: Như Ý

Phát biểu tại buổi lễ, ông Vũ Hữu Nghị, Tổng biên tập báo Đất Việt, cho biết: “Chương trình "Nước ngọt cho Trường Sa" nhằm góp phần khơi dậy và vun đắp tình yêu nước, yêu biển đảo cũng như trách nhiệm của mỗi người dân trong việc bảo vệ vững chắc chủ quyền đất nước.

Đây là một hành động thiết thực nhằm kịp thời động viên cán bộ, chiến sỹ bộ đội Trường Sa bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Đồng thời, góp phần tuyên truyền giáo dục ý thức trách nhiệm của toàn xã hội đối với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền quốc gia, và chung tay góp sức cùng Trường Sa. Chương trình cũng nhằm góp phần giải quyết một vấn đề lớn ở Trường Sa hiện nay, đó là thiếu nước ngọt.”

Thiếu tướng Bùi Sĩ Trinh.

Trả lời phỏng vấn của Đất Việt, Thiếu tướng Bùi Sĩ Trinh – Phó chủ nhiệm Chính trị (Bộ tư lệnh Quân chủng Hải quân) : “Lực lượng Hải quân rất hoan nghênh tinh thần vì Trường Sa, điều này sẽ góp phần giải quyết cung cấp nước ngọt cho bộ đội trên đảo. Qua đó, giúp một phần đảm bảo sức khỏe người chiến sĩ trên đảo xa hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ biển đảo Việt Nam.”

Tại buổi lễ, Công ty F Cubed quyết định trao tặng 5 hệ thống sử dụng năng lượng mặt trời sản xuất nước ngọt từ nước biển có tên gọi Carocell. Với 5 tấm Carocell này (có tổng diện tích 15m2) có thể cung cấp được 120 lít nước ngọt tinh khiết mỗi ngày.

Chương trình “Nước ngọt cho Trường Sa” kêu gọi đồng bào cả nước, cán bộ công chức, viên chức, cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang, các doanh nghiệp, đoàn thể, các nhà hảo tâm… tham gia đóng góp. Toàn bộ số tiền quyên góp được sẽ được chuyển cho BTL Hải quân mua thiết bị lọc nước biển thành nước ngọt để trang bị cho các đảo và nhà giàn, khắc phục một phần khó khăn về nước ngọt ở Trường Sa hiện nay.

* Thời gian tiếp nhận đóng góp: Từ 0 giờ ngày 9/3/2012 đến hết ngày 8/5/2012.

* Các phương thức đóng góp:

1. Chuyển khoản vào tài khoản đã mở riêng cho chương trình này tại Ngân hàng TMCP Quân đội (MB). Nội dung ghi rõ “Nước ngọt cho Trường Sa”.

Tên tài khoản: Báo Đất Việt
Số tài khoản đồng Việt Nam: 0691133338888
Số tài khoản USD : 0691133668888
Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Hoàn Kiếm.

2. Đóng góp bằng tiền mặt hoặc thiết bị lọc nước biển thành nước ngọt trực tiếp cho Tòa soạn Báo Đất Việt tại trụ sở chính 108 Trường Chinh, Hà Nội, hoặc Văn phòng của báo Đất Việt tại 174 Hoa Lan, Q. Phú Nhuận, TP. HCM.

Cán bộ, nhân viên báo Đất Việt đóng góp cho chương trình "Nước ngọt cho Trường Sa".


3. Nhắn tin qua đầu số nhân đạo 14** mà Bộ TT-TT cho phép khai thác, với giá trị mỗi tin nhắn 10.000 đồng. Đầu số này sẽ được thông báo cụ thể trên báo in và báo điện tử Đất Việt và trên các kênh sóng của Đài truyền hình kỹ thuật số VTC, sau khi được Bộ TT-TT chính thức cấp phép.

Mọi đóng góp của đồng bào, các cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể, các nhà hảo tâm…sẽ được vinh danh trên báo in và báo điện tử Đất Việt và trên các kênh sóng của Đài truyền hình kỹ thuật số VTC.

Mọi thông tin về chương trình “Nước ngọt cho Trường Sa”, xin vui lòng liên hệ:

Ban tổ chức chương trình “Nước ngọt cho Trường Sa”.
Địa chỉ: 108 Trường Chinh, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại đường dây nóng của BTC: 04.36290080 (máy lẻ: 181)

>> Sức sống mới trên quần đảo Trường Sa
>> Cận cảnh hệ thống năng lượng sạch ở Trường Sa

>> 'Phép thử' và lòng yêu nước
>> Thách thức Biển Đông và 'chiếc nỏ thần' Việt Nam

Lê Nam
Hieu

Gửi bạn Nguyễn Tuấn Huy: Hoan nghênh bạn đóng góp ý kiến đề xuất. Nhưng vấn đề đặt ra là lấy đâu vật liệu vừa đủ bền để vừa kinh tế có thể hoạt động lâu dài ở giữa không khí đầy hơi nước muối bởi vì ngay cả vũ khí ở ngoài đó hàng năm phải thay đổi do không khí biển ăn mòn chứ không như ở trong đất liền. Biện pháp đang được sử dụng là dùng sắc ký nhưng lượng nước chỉ đủ dùng và đắt.



đình anh

Gửi bạn Tuấn Huy: Nguyên tắc bạn nêu ra là đúng, ngay chính tôi cũng đang lọc nuớc máy lạnh để uống vì nó gần như tinh khiết (sau khi lọc bụi bẩn) nhưng luợng điện để chạy thiết bị lạnh rất lớn dễ hư hỏng với khí hậu biển và không phù hợp với nhu cầu tác chiến, dùng hệ thống mặt trời cũa các bạn trẻ gửi ra đảo là phù hợp nhất.



Nguyễn tuấn Huy

Tôi xin đề nghị quân chủng hải quân chế tạo thiết bị làm ngưng tụ nước từ không khí bằng sức gió. Về nguyên tắc rất đơn giản. Ở vùng biển đảo, sức gió là vô tận đồng thời độ ẩm trong không khí rất cao nên việc tách nước từ không khí là rất khả thi để cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt chiến sĩ một cách rẻ tiền. Nguyên lý chung của thiết bị là dùng sức gió để tạo năng lượng để vận hành hệ thống làm lạnh không khí. Nước trong không khí khi bị làm lạnh sẽ ngưng tụ lại tạo giọt và sẽ được thu vào thùng chứa. Không khí sau khi làm mát sẽ được cung cấp cho sinh hoạt chiến sĩ.

Về cách chế tạo thiết bị có 2 nguyên lý.

Nguyên lý gián tiếp: Dùng sức gió để vận hành máy phát điện bằng sức gió. Sau đó dùng điện thu được để vận hành máy lạnh (máy điều hoà)để làm mát không khí và ngưng tụ nước.

Nguyên lý trực tiếp: là dùng sức gió để vận hành trực tiếp hệ thống bơm dung môi làm lạnh đẩy dụng môi làm lạnh chuyển động tuần hoàn trong dàn lạnh thu nhiệt của môi trưòng làm lạnh không khí.

Nguyên lý trực tiếp đơn giản hơn, mà không cần nhiều thiết bị phụ trợ về điện. Dễ ứng dụng hơn.

Nếu hoạt động suốt ngày đêm sẽ tạo ra một lượng nước đáng kể. Đây là ý tưởng nhỏ. Mong báo Đất Việt chuyển đến những cán bộ có chức năng ở quân chủng Hải quân Bộ Quốc phòng để nghiên cứu triển khai phục vụ cho chiến sỹ biên giới hải đảo.

Trân trọng!



Trần Kiên
Tôi rất tán thành với ý kiến của Bạn Bùi Công Chính: Toà soạn nên mở nhiều tài khoản tại các ngân hàng khác như BIDV, VCB... để chuyển từ máy ATM cho thuận lợi. Cảm ơn Toà soạn về ý tưởng hết sức ý nghĩa này.

Bùi Công Chính

Rất tán thành sáng kiến trên, tuy nhiên xin góp ý với quý Báo nên mở thêm tài khoản ở các Ngân hàng khác như VCB, Nông Nghiệp, Công Thương... để mọi người tiện chuyển khoản. Nếu không cứ mỗi lần chuyển khoản trái hệ thống đã tốn hàng chục ngàn lệ phí rồi. Tôi đang chờ nếu có TK ở VCB tôi sẽ đóng góp. Cảm ơn!

Đọc tiếp...

Người theo dõi

 

Copyright 2008 All Rights Reserved Revolution Two Church theme by Brian Gardner Converted into Blogger Template by Bloganol dot com