Thứ Năm, 31 tháng 1, 2008

Tuyên truyền? Không dễ!

Comments
Lời dẫn: Đây là một tâm sự của bạn trẻ yêu nước tình nguyện tuyên truyền về chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa được đăng trên hoangsa.org.

Tôi không theo dõi diễn đàn này khá lâu do vừa trải 3 tuần đi các tỉnh miền trung từ Quãng Ngãi đến Huế, trong đó ở Huế là lâu nhất để học chuyên môn. Trong những lần ghé qua các tỉnh, tôi đều dò hỏi những người họ hàng tôi quen biết xem có biết gì về diễn biến gần đây về tình hình HS-TS, nói chung là ở Quảng Ngãi thì hầu như không nghe thấy, Đà Nẵng thì nghe loáng thoáng, nhiều người vẫn nghĩ Hoàng Sa vẫn do Việt Nam quản lí. Đến khi tôi đưa họ xem bản đồ mà Hoàng Sa án ngữ cửa ngõ ra biển của Huế - Đà Nẵng và miền Bắc, họ mới thấy sự nghiêm trọng của việc mất Hoàng Sa.

Thậm chí em họ tôi còn nói là sinh viên thành phố học hành căng quá nên đi biểu tình xả stress, đừng giận nó, ở ngoài quê ít thông tin thì người ta nghĩ thật thà như vậy thôi. Còn có những người ngày ngày ở thủ đô, thành phố lớn, tiếp cận bao nhiêu phương tiện truyền thông hiện đại, tư tưởng thông thóang mà lại buông ra những phát biểu hàm hồ, hời hợt, vô cảm về sự an nguy của đất nước, những người này mới đúng là đáng trách. Tôi có gửi lại mỗi nơi tôi thăm một số decal Hoàng Sa - Trường Sa - Việt Nam để nhờ phân phát cho bạn cùng lớp, cùng thôn xóm, có trường cấp 2, Cao Đẳng, Đại học ở Quảng Ngãi, Đà Nẵng nhưng tôi không tiện nêu tên ra ở đây. Số decal tôi nhờ phân phát khoảng hơn 200. Khi nhờ phát decal, tôi nhắc rằng: PHÁT DECAL KHÔNG NHẰM TUYÊN TRUYỀN CHỐNG ĐỐI NHÀ NUỚC VIỆT NAM, VIỆC PHÁT DECAL NÀY NHẰM PHỔ BIẾN CHO MỌI NGƯỜI BIẾT HIỆN NAY CÓ NHỮNG PHẦN LÃNH THỔ CỦA TRÊN BẢN ĐỒ LÀ CỦA VIỆT NAM NHƯNG ĐANG BỊ TRUNG QUỐC CHIẾM GIỮ.

Riêng phần tôi tự làm ở Huế thì phải nói là thất bại. Tôi xác định ngay từ đầu đối tượng tuyên truyền của chuyện mình sẽ là du khách nước ngoài, không phải người Việt để tránh những hiểu nhầm không đáng có. Nhưng Huế những ngày tôi ra mưa suốt, chỉ có ít ỏi vài ngày nắng là 19 và 20/01, phần vì mục đích chính tôi đi là học hành chứ không phải tuyên truyền nên tôi chỉ làm đi phát decal có 1 ngày là 19/01. Khách du lịch ở Huế thì đông nhưng phần lớn có hướng dẫn viên đi kèm nên tôi không tiếp cận những nhóm này, tôi chỉ tiếp cận những người đi riêng, nơi không có người Việt xung quanh.

Du khách lúc nào cũng vội vã, tôi bắt chuyện vài người nhưng rất ít người dừng lại nói chuyện, phần lớn là bước đi hùng hục không dừng. Khi chào hỏi tôi phải mở đầu ngay là "I DON'T SELL ANYTHING", sau đó mời họ nhận những "FREE GIFT", có người hỏi đó là gì, mới đầu tôi giải thích là "PATRIOTIC SLOGAN", nhưng về sau tôi sửa lại là "NEW TOURISM SLOGAN". Những người có hỏi lại được tôi giải thích thì vui vẻ nhận lấy, nhưng đó là thiểu số, còn những người sau khi tôi mời nhận lấy decal thì xua đi không nhận, bất kể tôi nài nỉ rằng đây "THIS IS FREE GIFT, I DON'T CHARGE YOU ANYTHING". Nhìn lại thấy mình chẳng khác gì đám hàng rong hay quấn lấy du khách. Tổng cộng tôi tiếp cận được gần 40 người nhưng chỉ phát được 12 tấm decal, tỉ lệ quá thấp. Vì mau chán nản nên tôi chỉ đi phát đúng 1 ngày hôm đó thôi.

Trong Đại nội Huế có những quầy hàng lưu niệm, có bán cả quần áo nhưng không bày bán áo dài, bà ba, nón lá, mà toàn là áo Tàu, mũ lông công, đuôi sam, y phục Mãn Thanh. Buồn.

Nguồn: Diễn đàn hoangsa.org

Đọc tiếp...

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2008

Đài Loan thừa gió bẻ măng, chiếm đảo Ba Bình

Comments

Ngày 21-1-2008, lần đầu tiên Đài Loan đã cho máy bay quân sự C-130 Hercules hạ cánh xuống đường băng vừa xây xong trên đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa, xâm phạm trắng trợn lãnh thổ Việt Nam!

Đảo Ba Bình bị Đài Loan chiếm giữ. Ở đây, họ xây dựng căn cứ quân sự - Ảnh: Intenet

Trả lời báo chí quốc tế về sự kiện này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Dũng, khẳng định: Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Vì sao Đài Loan chiếm đảo Ba Bình, lúc nào? Tuổi Trẻ xin giới thiệu những tư liệu lịch sử của nhà sử học Nguyễn Nhã.

Năm 1946, vào lúc Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đang bận đối phó với cuộc chiến tranh toàn diện sắp xảy ra thì hạm đội của Trung Hoa Dân Quốc gồm bốn chiến hạm xuất phát từ cảng Ngô Tùng tới đảo Hoàng Sa và đổ bộ lên đây ngày 29-11. Lúc này Trung Quốc còn gọi Hoàng Sa là Đoàn Sa, chưa phải mang tên Nam Sa.

Chính phủ Pháp chính thức phản đối sự chiếm đóng bất hợp pháp trên của Trung Hoa Dân Quốc và ngày 17-10-1947, thông báo hạm Tonkinois của Pháp được phái đến Hoàng Sa để yêu cầu quân Trung Hoa Dân Quốc rút nhưng họ không rút. Pháp gửi một phân đội lính trong đó có cả quân lính "quốc gia Việt Nam" đến đóng một đồn ở đảo Pattle (Hoàng Sa).

Năm 1950, quân Tưởng rút khỏi Hoàng Sa và Trường Sa

Ngày 14-10-1950, Chính phủ Pháp chính thức chuyển giao cho chính phủ Bảo Đại quyền quản lý các quần đảo Hoàng Sa. Thủ hiến Trung phần là Phan Văn Giáo đã chủ tọa việc chuyển giao quyền hành ở quần đảo Hoàng Sa.

Lợi dụng tình hình rối ren Nhật đầu hàng đồng minh, quân Tưởng Giới Thạch được giao phó giải giáp quân Nhật từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc theo hiệp định Postdam đã lại chiếm giữ đảo Phú Lâm (Ile Boisée) cuối năm 1946 thuộc quần đảo Hoàng Sa và đảo Ba Bình (Itu Aba) thuộc quần đảo Trường Sa vào đầu năm 1947.

Đến năm 1950, khi quân Trung Hoa Dân Quốc đã rút khỏi Hoàng Sa và Trường Sa và hòa ước San Francisco buộc Nhật từ bỏ sự chiếm đóng hai quần đảo này, thì thủ tướng kiêm ngoại trưởng Trần Văn Hữu của chính phủ Bảo Đại đã tuyên bố rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ Việt Nam. Sau năm 1950, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không còn quân nước ngoài chiếm đóng ngoài lực lượng trú phòng Việt Nam của chính quyền Bảo Đại.

Hiệp định Genève ký kết năm 1954 chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương, công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất của nước Việt Nam. Điều 1 qui định đường ranh tạm thời về quân sự được ấn định bởi sông Bến Hải (ở vĩ tuyến 17). Đường ranh tạm thời này cũng được kéo dài ra trong hai phần bằng một đường thẳng từ bờ biển ra ngoài khơi theo điều 4 của hiệp định. Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở biển Đông ở dưới vĩ tuyến 17 sẽ đặt dưới sự quản lý hành chính của phía chính quyền quản lý miền Nam.

Như thế, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được đặt dưới sự quản lý hành chính của chính quyền Việt Nam cộng hòa, lúc ấy hai quần đảo này chưa có sự chiếm đóng của bất cứ quân đội nước nào ngoài quân đội Pháp.

Trung Quốc, Đài Loan cưỡng chiếm hai đảo lớn

Ngày 1-6-1956, ngoại trưởng chính quyền Việt Nam cộng hòa Vũ Văn Mẫu ra tuyên bố tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngày 22-8-1956, lực lượng hải quân của chính quyền Việt Nam cộng hòa đã đổ bộ lên các hòn đảo chính của nhóm Trường Sa, dựng một cột đá và trương cờ. Tháng 10-1956, hải quân Đài Loan đến chiếm đảo Ba Bình (Itu Aba). Cũng năm 1956, Trung Quốc chiếm đảo Phú Lâm, đảo lớn nhất trong quần đảo này.

Sau khi Hoàng Sa thất thủ vào tháng 1-1974, đầu tháng 2-1974, chính quyền Việt Nam cộng hòa quyết định tăng cường phòng thủ các đảo ở quần đảo Trường Sa, đưa lực lượng ra đóng ở năm đảo thuộc Trường Sa. Qua đại sứ ở Philippines, chính quyền Sài Gòn khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Ngày 1-2-1974, đoàn đại biểu của Việt Nam cộng hòa ra tuyên bố tại hội nghị của Liên Hiệp Quốc về Luật biển Caracas khẳng định lại chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo, tố cáo Bắc Kinh đánh chiếm Hoàng Sa.

Ngày 30-3-1974, đại biểu chính quyền Việt Nam cộng hòa khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại Hội đồng kinh tài Viễn Đông họp tại Colombia.

Ngày 14-2-1975, Bộ Ngoại giao chính quyền Việt Nam cộng hòa công bố Sách trắng về Hoàng Sa và Trường Sa.

Địa lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Quần đảo Trường Sa trải dài từ vĩ độ 6O2 vĩ B tới 11O28 vĩ B, (1.4) từ kinh độ 112OĐ đến 115OĐ trong vùng biển, chiếm khoảng 160.000-180.000km2. Biển tuy rộng nhưng diện tích các đảo, đá, bãi nổi lên khỏi mặt nước lại rất ít, tổng cộng chỉ khoảng 11km2, cách Vũng Tàu 305 hải lý, Cam Ranh 250 hải lý, đảo Phú Quốc 240 hải lý, cách Bình Thuận (Phan Thiết) 270 hải lý.

Quần đảo bao gồm 137 đảo, đá, bãi, không kể năm bãi ngầm thuộc thềm lục địa Việt Nam (gồm bãi Phúc Tần, Huyền Trân, Quế Đường, Phúc Nguyên, Tư Chính).

Căn cứ vào hải đồ vẽ năm 1979 của Cục Bản đồ quân sự Bộ Tổng tham mưu (Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), quần đảo Trường Sa có thể chia làm chín cụm chính kể từ bắc xuống nam trong đó có cụm đảo Nam Yết hay Ti Gia gồm đảo Nam Yết (Namyit Island, 10O11 vĩ B, 114O217 kinh Đ), đảo Sơn Ca (Sand Cay, 10O227 vĩ B, 114O285 kinh Đ), đảo Ba Bình (Itu Aba Island, 10O228 vĩ B, 114O217 kinh Đ), cùng bãi Bàn Than (10O231 vĩ B, 114O245 kinh Đ), đá Núi Thị (Petley Reef, 10O247 vĩ B, 114O348 kinh Đ), đá Én Đất (Eldad Reef, 10O21 vĩ B, 114O41 kinh Đ), đá Lạc (10O102 vĩ B, 114O148 kinh Đ), đá Gaven (Gaven Reef, 10O127 vĩ B, 114O13 kinh Đ), đá Lớn (Great Discovery Reef, 10O045 vĩ B, 113O52 kinh Đ), đá Nhỏ (Small Discovery Reef, 10O015 vĩ B, 114O015 kinh Đ), đá Đền Cây Cỏ (Western or Flora Temple Reef, 10O147 vĩ B, 114O375 kinh Đ). Cụm này có đảo rộng nhất của Trường Sa là Ba Bình và cao nhất là đảo Nam Yết, có nhiều lùm cây cao lớn nhất.

Đảo Ba Bình có độ cao chừng 4m, thấp hơn Nam Yết một chút, diện tích 489.600m2 (gần 50ha). Đảo này có điều kiện sinh hoạt tốt nhất, đất đai màu mỡ, trồng được khoai mì, rau cải, chuối... Xung quanh có san hô, mặt nước khá yên tĩnh, tàu nhỏ có thể cập bến khá tốt.

Năm 1933, với danh nghĩa "bảo hộ" Việt Nam, Pháp đã cho quân chiếm đóng, thiết lập đài quan trắc khí tượng mang số hiệu 48919, do World Meteorological Organisation cấp phát cùng với đài quan trắc ở Hoàng Sa (Pattle) mang số hiệu 48860 và Phú Lâm mang số hiệu 48859. Ngày 20-5-1956, Đài Loan đã xây dựng cơ sở quân sự kiên cố tại đây. Hiện ở đây có một sân bay nhỏ và cầu tàu cho các chiến hạm cặp bến.

Phía tây nam cụm Nam Yết có hòn Đá Chữ Thập (Fiery Cross or N.W, Kagilingan Reef, 9O353 vĩ B, 114O542 kinh Đ), là chỗ cao nhất của một bãi cạn dài 25km, rộng tối đa 6km, bị quân Trung Quốc chiếm đóng, biến nơi đây là cơ sở quân sự quan trọng.

Trong suốt thời kỳ Pháp thuộc, chế độ bảo hộ Pháp có viên khâm sứ đứng đầu Trung kỳ chịu trách nhiệm quản lý quần đảo Hoàng Sa. Trong khi Nam kỳ quản lý quần đảo Trường Sa, lại ở dưới chế độ thuộc địa Pháp, song thực chất tất cả đều thuộc chế độ đô hộ kiểu trực trị của Pháp. Mọi quyền hành trong tay Pháp. Chính quyền Nam triều chỉ có trên danh nghĩa. Song trên thực tế chính quyền thuộc địa Pháp cũng đã có những hành động cụ thể củng cố, khẳng định và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Nhà sử học NGUYỄN NHÃ

Nguồn: Tuổi Trẻ Online

Họ đã thừa gió bẻ măng!

Sau năm 1975 cho đến nay, Đài Loan vẫn chiếm giữ trái phép đảo Ba Bình (Itu Aba) thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Chiếm giữ như thế là do lợi dụng hoàn cảnh Việt Nam đang lâm nạn, bị mất chủ quyền, thực dân đô hộ và chiến tranh, nhất là thời điểm quân Pháp rút khỏi Việt Nam.

Để bố phòng khoảng trống lực lượng trên biển Đông, Đài Loan cùng một số nước bất chấp lẽ phải, bất chấp luật pháp quốc tế, chà đạp lên sự thật chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, bất khả tranh nghị.

"Cái gì của César phải trả lại cho César!". Đó cũng là lời nguyền và cũng là trách nhiệm của mọi con dân đất Việt, không phân biệt già trẻ, chính kiến, ở trong hay ở ngoài nước!

Đọc tiếp...

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2008

Phiên bản Anh ngữ của hoangsa.org

Comments

Theo đúng kế hoạch đã đặt ra, Trung tâm dữ liệu Hoàng Sa chính thức ra mắt phiên bản tiếng Anh của mình...

Do phiên bản này đang trong quá trình xây dựng nên rất mong nhận được sự đóng góp và cộng tác của các bạn.

Hiện phụ trách về biên tập phiên bản tiếng anh này do bạn tonymango (paracel.spratly@gmail.com) đảm nhận.

Các bạn có thể truy cập tại một trong hai địa chỉ sau:

http://www.paracelspratly.com - http://english.hoangsa.org

Đọc tiếp...

Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2008

Bởi anh biết: nếu lòng mình đổi khác, giặc sẽ tràn qua đảo của mình đây!

Comments

Hành trình 20 ngày trên biển của chúng tôi đã kết thúc. 3 con tàu đi 3 cánh đã hẹn nhau cùng về bến cảng Cam Ranh một ngày. 20 ngày, đi hầu hết các đảo thuộc quần đảo Trường Sa thăm hỏi, động viên và chúc Tết những người giữ đảo đã qua nhanh như một giấc mơ...

Chào cờ ở đảo Song Tử Tây (ảnh: Thái Hòa)

1. Những cảm giác của lần đầu tiên nhìn thấy đảo sau mấy ngày sóng và gió thật lạ. Là sự ngỡ ngàng khi nhìn thấy ngọn hải đăng của đảo Song Tử Tây, là cảm động khi nhìn những bóng áo lính hải quân trắng bên cầu cảng đứng đón đoàn. Sự thanh bình, yên ả của hòn đảo khiến người ta như chợt quên đi rằng đang ở rất xa đất liền mà ngỡ như đang ở một thị trấn ven biển nào đó. Cái khác có chăng là không có tiếng động của phố xá, chỉ có tiếng gió hun hút thổi, tiếng sóng biển ầm ào ngỡ như không bao giờ dứt, và trên đảo toàn là bóng dáng đàn ông.

Buổi sáng đầu tiên, chúng tôi được tham dự lễ chào cờ Tổ quốc trên đảo Song Tử Tây, mặt trời đang mọc lên ở phía ngọn Hải đăng. Những con chó ngồi thật bình yên dưới chân các chiến sĩ. Đảo nhỏ, nên các con vật nuôi cũng luôn quấn quýt bên con người. Song Tử Tây là đảo duy nhất trong quần đảo Trường Sa có nuôi bò, những con bò ăn rau muống biển, ăn lá cây mù u và mùa khô chúng ăn cả giấy báo, bao xi măng, thậm chí là quần áo nếu vớ được. Cùng với Nam Yết, đây là hòn đảo mà chúng tôi được ở lại trên đảo một đêm, được sống một cuộc sống với những người giữ đảo ở đây, để biết thêm những điều bằng chính cảm giác của mình chứ không còn là nghe kể...

2. Biển bình yên, bình yên đến hơn 10 ngày đầu của cuộc hành trình. Một sự lạ hay điềm lành của thiên thời địa lợi khi mùa này vốn là mùa biển động? Đảo chìm 3 điểm Đá Lớn lẽ ra là tuyến cuối của hành trình đã được đổi lên trên. Và chúng tôi đã được đến cả 3 điểm đảo, vốn là chuyện xưa nay hiếm vì do địa thế, thường thì tàu chỉ ghé điểm A. Đảo chìm còn khó khăn lắm. Nỗi khổ của thiếu nước ngọt, của sự chật chội, của gió biển quanh năm vi vút thổi, của những bất thường thời tiết, đảo chìm dường như luôn gánh nặng hơn đảo nổi nhiều phần. Mâm ngũ quả nhựa, cành mai nhựa đặc trưng của Trường Sa, ở đảo chìm cũng nhỏ hơn đảo nổi. Người lính đảo chìm cái cười cũng khắc khổ hơn, màu da sẫm hơn và niềm vui khi gặp người từ đất liền đến đảo cũng rưng rưng hơn. Chó ở đảo chìm rất nhiều, nhiều như cộng những nỗi cô đơn của người giữ đảo lại. Và thân thiết như bạn, như một trong số những nhân khẩu chính thức của đảo. Ở Đá Tây, mỗi khi xuồng của các đoàn ghé đảo, cả đàn chó thường bơi ra đón xuồng, rồi theo xuồng lên đảo. Rau xanh ở đảo chìm cũng như đảo nổi y như những bồn hoa, luôn được chăm chút và nâng niu. Những thau nước ngọt trong veo dành cho khách đất liền rửa mặt, rửa tay xếp thành dãy ngay ngắn. Khách đất liền vốc nước ngọt lên để xoa đi những giọt nước mắt nghẹn lại vì thương người ở đảo chìm xiết bao. Chị Thu Thủy - biên tập viên của VTV6 và tôi không bao giờ quên bắt tay rồi đọc tên bất cứ người lính nào chúng tôi gặp, và không bỏ sót ai.

3. 10 ngày sau của cuộc hành trình biển không còn dễ dàng bình yên. Tuân theo quy luật của thời tiết, những đợt cao áp lạnh tràn xuống từ phương Bắc gặp khí ấm từ biển tạo thành những cơn áp thấp nhiệt đới trên biển. Cơn nọ tiếp cơn kia. Biển luôn động ở cấp 5, cấp 6 có lúc trên cấp 7. Những người lính trong đợt chuyển quân say sóng ngất ngây. Có lẽ vùng 4 rất cần ít ra là một chiếc tàu chuyển quân có đủ giường nằm cho các chiến sĩ, để họ không phải nằm võng ngoài trời suốt chuyến hành trình dài. Biển động mãi. Có những đảo chúng tôi neo tàu vài ngày trên biển mà không sao vào đảo được vì sóng cả, gần đảo, sóng dữ hơn ngoài khơi xa. Cứ đứng trên mạn boong tàu mà nhìn vào đảo xa, để hôm sau vào, nghe các anh kể, các anh cũng nhìn thấy tàu của chúng tôi, cũng biết trên tàu có con gái vì thấy bóng tóc dài.

Các chiến sĩ phơi báo và thư bị ướt (ảnh: Thái Hòa)

4. Bao nhiêu những chuyện vốn nghe kể như những huyền thoại thì đến đảo được chứng kiến tận mắt, mà ngỡ ngàng vẫn còn nguyên. Cậu quay phim trẻ Vũ Anh khoe với tôi tờ 10 ngàn và kể: "Em ở trên đảo Sơn Ca hôm trước, vừa tắm xong vào nằm trong giường thì có chú lính mang tiền vào nói, các anh đánh rơi tiền phải không? Em nói không, nhưng chú lính cứ khăng khăng đưa tiền cho em nói, tiền này ướt, các anh lại vừa tắm ở bể, mà ở trên đảo, bọn em không tiêu tiền nên không bao giờ có tiền rơi đâu!". Những nhà báo cũng đi tìm những mầm cây bàng vuông, mong về đất liền có thể trồng làm kỷ niệm. Những trái bàng vuông to, xanh ngắt, những cây nhàu - một loại trái cây có thể làm thuốc, ngâm rượu hay uống thay trà cũng được trồng rất nhiều trên đảo. Báo Thanh Niên mang ra các đảo nổi hạt giống cây Moringa, còn gọi là cây chùm ngây, có thể dùng thay rau xanh, vừa là thức ăn vừa là dược liệu quý, chịu được thổ nhưỡng cát và gió sa mạc. Mong sao cây Moringa hợp thổ nhưỡng của những hòn đảo nổi ở Trường Sa, để lần sau nếu tôi có dịp quay lại, sẽ thấy được sinh thái ở đảo có thêm một loại cây mới mà người ở đảo có thể khoe với khách đất liền!

5. Những hồi còi tàu chào đảo khi đến và khi đi bao giờ cũng da diết đến cay mắt. Đảo nhỏ thế, chắc hẳn những người ở đảo ở bất cứ vị trí nào cũng nghe rõ tiếng còi tàu. Ước mong làm sao từ xa có thể nhìn thấy cột mốc chủ quyền của VN trên đảo. Ở Nam Yết, tôi tình cờ tìm thấy một cột trụ ghi năm 1956, phái bộ quân sự đã đến thăm đảo và công nhận tính hợp pháp của quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, một phần không thể tách rời của Tổ quốc VN. Nhưng những cột mốc chủ quyền ở các đảo còn nhỏ, còn chưa xứng và chưa đặc trưng hồn cốt VN. Tại sao chúng ta không xây những cột mốc bằng vật liệu bền vững, bốn mặt với 4 thứ tiếng khẳng định chủ quyền của VN? Để những con tàu khi đi ở phạm vi cho phép ngoài khơi kia, bằng ống nhòm họ có thể đọc được? Mong sao hy vọng ấy chóng thành hiện thực, để thêm một lần ở Trường Sa, ở biển Đông mà tự hào Việt Nam.

Ngay khi chưa rời đảo Nam Yết, chặng dừng chân cuối cùng của con tàu HQ936, chúng tôi đã chạm mặt với cơn áp thấp nhiệt đới đầu tiên. Cơn áp thấp nhiệt đới báo hiệu bằng những cơn mưa xuống đảo. Mưa như không ngớt, mưa cũng là mong ước như may mắn đến cho sinh thái của đảo xa này. Thuyền trưởng Nguyễn Văn Sửu thì đầy lo lắng vì với kinh nghiệm của người đi biển, anh biết, áp thấp đã hình thành ở vùng biển này. Sau bữa cơm trưa và buổi chia tay vội vã, con tàu quay mũi hướng về đất liền. Nghe là vậy nhưng cũng phải đi mất hai ngày hai đêm, và đó là những ngày chúng tôi biết mùi sóng dữ. Sóng trào ướt hết trên mặt boong dưới, đôi khi hắt lên cả boong trên. Ngồi trong phòng nhìn ra ô cửa tròn bé xíu, thấy tàu nghiêng ngả trong sóng gió để thấy cùng lúc cả trời và cả mặt biển. Mong nhìn thấy cá heo dù đã thấy vài lần ở ngoài biển khơi. Nếu cá heo xuất hiện lúc biển đang động có nghĩa là biển sắp bình yên.

6. Rồi cũng bình yên sau những ngày sóng gió, khi 3 con tàu đã nối đuôi nhau bỏ neo trong vịnh Cam Ranh. Trước đó khi nhìn thấy đất liền, là hiển hiện những rặng núi xa xa của Nha Trang, là tiếng reo hò không dứt của những người lính đảo có mặt trên tàu được về ăn Tết quê nhà mùa xuân này. Chúng tôi cũng vậy, chúng tôi cũng chạy ra boong tàu để được là những người đầu tiên nhìn thấy núi dù mới chỉ đi xa chưa tròn 1 tuần trăng. Đất liền là thiêng liêng, là khao khát như thế đó với những người sống dài ngày trên biển, trên đảo xa. Và tôi chợt hiểu, với những người lính đảo đã chấp nhận một cuộc sống xa nhà, chịu nhiều gian khổ, nhiều thiếu thốn để giữ biển đảo quê hương chính là một sự hy sinh đáng để nghiêng mình như câu thơ của Nguyễn Trọng Tạo mà tôi cứ nhớ mãi: "bởi anh biết: nếu lòng mình đổi khác, giặc sẽ tràn qua đảo của mình đây!".

* Tác giả Thái Hòa là một trong 3 phóng viên của báo Thanh Niên đi công tác ở quần đảo Trường Sa từ ngày 03/01/2008.

Nguồn: Thanh Niên Online

Đọc tiếp...

Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2008

Thanh Thảo: Nước ngọt cho Trường Sa, một kế hoạch khả thi!

Comments

Đó là một kế hoạch mà khi Báo Thanh Niên khởi xướng đã gây xúc động trong cả nước và cả ở nước ngoài. "Nước ngọt cho Trường Sa", cho các chiến sĩ của chúng ta đang chịu vô vàn gian khổ để giữ gìn từng tấc đất của Tổ quốc nơi đầu sóng ngọn gió!

Đã có rất nhiều sáng kiến, nhiều đề xuất, dù khả thi hay chưa khả thi nhưng đã chứng tỏ tấm lòng đau đáu của người Việt Nam dù ở đâu với những người lính Trường Sa. Và thật bất ngờ, một người Pháp đã nêu một kế hoạch rất khả thi: có thể mua một máy khử nước mặn được sản xuất tại Nantes (Pháp) với giá 5.000 euro (khoảng 113 triệu đồng VN), máy này có thể tạo 130 lít nước ngọt/giờ. Một số lượng nước ngọt không nhỏ và thật quý cho những người lính của chúng ta đang ở nơi khô khát nước ngọt. Người Pháp ấy, hóa ra lại quá thân thương gần gũi với mọi người Việt Nam yêu nước từ những năm còn chiến tranh với Mỹ: anh André Menras.

Ngày ấy, từ chiến trường Nam Bộ, tôi đã được đọc ngay trên báo Sài Gòn bài viết và bức ảnh về cuộc đấu tranh của hai trí thức trẻ người Pháp là André Menras và Jean Pierre Debris công khai ngay tại Sài Gòn. Và sau đó, khi hai anh bị đày ra Côn Đảo, thì báo chí truyền thông cả hai miền Nam-Bắc Việt Nam và cả báo chí quốc tế đã không ngớt đưa tin và viết bài về hai anh. Vậy là một người Pháp yêu nước, yêu nước Pháp và nước Việt Nam, đã tìm được cách đưa nước (ngọt) ra Trường Sa cho những người Việt Nam yêu nước (Tổ quốc) đang trú đóng tại đó. Và góp phần trong "kế hoạch yêu nước" này, tôi lại thấy tên một người bạn Việt kiều tại Pháp mà tôi đã quen từ mấy năm trước: anh Nguyễn Đức Phương - Tổng biên tập Báo Đoàn Kết - tờ báo của hội người Việt Nam tại Pháp. Anh Phương là một trí thức Việt kiều yêu nước đã từng tham gia rất nhiều hoạt động chống chiến tranh xâm lược của Mỹ những năm 60 và 70, và sau giải phóng, lại từng tích cực tham gia nhiều hoạt động kinh tế giúp đất nước trong thời kỳ Việt Nam bị cấm vận rất gian khổ. Khi những người yêu nước Việt Nam, dù là người Việt hay người Pháp, tìm đến nhau trong một dự án chung, một ước mong chung là đưa nước ngọt ra cho các chiến sĩ Trường Sa, thì sự hưởng ứng sẽ lan tỏa rất nhanh. Đây là điểm chung mà rất nhiều người, trong nước hay ngoài nước dễ gặp nhau nhất!

Tôi nghĩ, khi những người như anh André Menras hay anh Nguyễn Đức Phương đứng ra làm "cầu nối" cho kế hoạch nghĩa tình "đưa nước ngọt ra Trường Sa", thì kế hoạch này hoàn toàn khả thi. Và với sự đóng góp của những người yêu nước Việt Nam, thì không chỉ một mà nhiều máy khử nước mặn sẽ được mua và chở ra Trường Sa cho các chiến sĩ của chúng ta, chấm dứt việc thiếu nước ngọt triền miên trên các hòn đảo này. Đừng để những chiến sĩ con em chúng ta phải quá thiếu thốn những thứ mà Tổ quốc có thể cung cấp được cho họ. Với trình độ khoa học kỹ thuật hiện nay, thì có những điều ngày xưa ta chẳng dám mơ nhưng bây giờ lại thực hiện không quá khó khăn. Vậy thì chúng ta còn chờ gì nữa mà không góp tay cho kế hoạch này? Nước ngọt cho Trường Sa để mãi mãi Trường Sa, Hoàng Sa là của Tổ quốc Việt Nam!

Nguồn: Thanh Niên Online

Đọc tiếp...

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2008

Bản đồ Trung Quốc thời cách mạng Văn hóa không có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Comments

Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đang chuẩn bị bàn giao cho các ngành chức năng tỉnh Lạng Sơn trên 50 bức tranh cổ động, tranh vẽ thiếu nữ vận chuyển trái phép mà Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị phát hiện, bắt giữ.

Close

Bức tranh vẽ bản đồ Trung Quốc không có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Lô hàng này của ông Lâm Huy (SN 1983, người tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc) với 51 bức tranh cổ động thời kỳ cách mạng Văn hóa của Trung Quốc.

Lâm Huy khai, số văn hóa phẩm này đã sưu tầm và mua được ở thủ đô Phnom Penh của Cam Pu Chia.

Đáng chú ý trong số này có bức tranh (tạm dịch): “Thắng lợi toàn diện của giai cấp cách mạng vô sản” khuôn khổ 50x 70 cm ấn hành tháng 9 năm 1968.

Bức tranh chia làm 2 phần: Trên vẽ Chủ tịch Mao Trạch Đông, phần dưới vẽ bản đồ của Trung Quốc và xung quanh thống kê 29 tỉnh, thành của Trung Quốc. Góc trái có chữ: “Sông núi của toàn quốc đều là màu hồng”…

Tấm áp phích của Trung Quốc tuyên truyền về chủ quyền lãnh thổ của nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa này không hề vẽ phần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Nguồn: Tiền Phong Online

Các bạn có thể tro đổi về vấn đề này tại hoangsa.org.

Đọc tiếp...

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2008

Ngày 17-2 trong ký ức của Măng

Comments

1 - Chuyện người hàng xóm - (không phải của Dương Thu Hương mà của gia đình tôi)

Cô Định là hàng xóm sát vách nhà tôi trong khu tập thể văn công quân đội. Cô rất đẹp - dù đã có 3 con. Cũng phải thôi, vì cô là diễn viên. Cô là bạn diễn của chú Duy Hậu (sau này ra Nhà hát Tuổi trẻ và rất nổi tiếng với vai Iago trong Othello và còn nỏi tiếng hơn với vai bố dượng của thằng Núi trong series Sóng ở đáy sông). Nhưng đấy là chuyện về sau. Hồi tôi còn bé, thích nhất là được sang nhà cô Định xem TV, vì chồng cô ở đoàn Tuồng cổ hay được đi nước ngoài và vác về một cái TV Neptun đen trắng to vật vã.

Thích hơn nữa là sang nhà cô lúc mẹ cô xuống chơi. Mẹ cô Định ở thị xã Đồng Đăng. Vốn là con quan, mê hát xướng bỏ nhà theo anh kép nào đẹp trai lắm, sau sa cơ lỡ vận rủ nhau lên tận Phố Kỳ Lừa bầu bạn với Tô Thị nên bà lúc nào cũng buồn rười rượi. Bà đẹp lắm, đẹp mà lại nấu ăn ngon. Mỗi lần từ Lạng Sơn xuống Hà Nội, bà mang cho con gái nào thịt khau nhục, vịt quay lá mắc mật, bỏng nếp nhà làm... Nhà tập thể cấp 4 sát vách nhau, lại chung cơ quan nên nhà nào có gì là cả xóm cùng ăn. Thế là tất cả chúng tôi đều biết vịt quay Lạng Sơn có nhồi lá mắc mật vào bên trong nên thơm ngon hơn vịt quay Hàng Buồm (mà vài năm mới được ăn một lần).

Bà mẹ cô Định hồi ấy có một cái thói quen (mà mẹ tôi, vốn khe khắt gọi là một cái tật của người già mà không chịu già nết) là mỗi lần gội đầu thì hay đứng ngoài hiên vừa chải tóc vừa hát. Bà hát không thật hay, nhưng giọng buồn thê thảm. Bà hát toàn "làn thảm" với "sử rầu", những giai điệu ai oán của chèo cổ, và những bài dân ca Tày lạ tai. Bà xõa tóc đứng đung đưa trước cửa, tấm thân gầy, bé nhỏ, nhưng suối tóc nửa bạc nửa đen lại chảy dài, lấp lánh rất trớ trêu.

Mỗi năm bà xuống Hà Nội khoảng 4-5 lần, lần nào cũng vào buổi chiều, ở lại chừng một tuần rồi về. Dù mẹ tôi không thích bà lắm nhưng phải nói thật là tôi rất thích bà, tôi mong bà xuống, không phải chỉ vì vịt quay.

Rồi có một đêm rét mướt, hôm ấy vừa ra Tết, tôi vẫn đang được nghỉ học (cũng vì rét quá nữa, học sinh cấp 1 hồi ấy cứ nghe đài, thấy báo mai dưới 10 độ thì tự động ở nhà), tự nhiên thấy có tiếng đập cửa gấp gáp và tiếng lao xao ngay cửa nhà cô Định. Tiếng trẻ con khóc, tiếng gà kêu.

Rồi tiếng cô Định thì thào, chừng vài phút sau thì thấy tiếng cô gào lên:

"Mợ ơi, sao mình khổ thế này!

Rồi lại thấy cô cười khanh khách:

"Không ai chết là mừng rồi."

Tôi lơ mơ rồi ngủ tiếp. 7 giờ, bố mẹ tôi gọi con cái trong nhà dậy và rất trịnh trọng, căng thẳng tuyên bố:

"Trung Quốc nó đánh mình rồi! Mẹ và các em cô Định vừa chạy bộ từ Lạng Sơn xuống đây. Các con chuẩn bị về quê với ông bà. Khéo chỉ vài ngày nữa là nó đánh xuống đến Hà Nội."

Mãi sau này tôi mới biết đêm rạng sáng ngày hôm trước, 6 tỉnh biên giới phía Bắc đồng loạt bị bọn khực tấn công đúng vào lúc trẻ con đang ngon giấc còn người lớn cũng vừa đủ say sau vài lý rượu chúc tết, còn lúc ấy chỉ có mỗi một cảm giác: sợ!

Rồi người lớn vẫn đi làm, trẻ con vẫn đi học. Chúng tôi sang nhà cô Định tò mò nhìn bà mẹ cô tóc đã trắng xóa chỉ sau một đêm, nhìn đàn em lộc ngộc của cô - đứa bé nhất chỉ hơn tôi 5-6 tuổi. Lần này bà chẳng có bỏng nếp với vịt quay cho con gái, em trai út cô Định không hiểu sao vẫn ôm được theo một con gà mái. Căn nhà tập thể 15m2 vốn 5 người ở đã chật giờ thành 13 người. Bà già cứ đi ra đi vào lẩm bẩm như người tâm thần

"Mất hết rồi, cháy hết rồi. 40 năm tôi mới dựng được mái nhà tử tế".

Tôi nhìn bà và không hiểu sao bà già như vậy mà có thể chạy bộ từ Lạng Sơn về Hà Nội suốt một ngày một đêm? Tôi hỏi em trai cô Định. Anh ta bảo:

"Bao nhiêu người chạy loạn như mình, xe nào mà cho đi nhờ hết, người nhà mình lại đông thế này. Chỉ đi ngược lên là sướng, toàn xe kéo pháo, đi nhờ thoải mái!"

Đúng là đồ gà tồ! Người bình thường nào mà lại chạy ngược lên biên giới để đi nhờ xe kéo pháo cơ chứ!

Đơn vị của mạ tôi phải đi công tác biên giới, phục vụ bộ đội trên ấy. Ở nàh toàn bà giá và trẻ con.

Tôi kiếm được một cái bản đồ, và hàng ngày cứ lấy thước kẻ đo rồi nhân tỷ lệ xích xem Ha Nội - Lạng Sơn là bao nhiêu cây số. Tôi nghe tin chiến sự, rồi sang thông báo cho bà nhà cô Định - vì bà không dám nghe. Tôi thông báo cho bà biết là mình tiêu diệt quân tàu nhiều nhất chính là ở Tràng Định, Thất Khê, Đồng Đăng...

"Nhiều nhất trên toàn tuyến biên giới, bà hiểu không? Một mình Lạng Sơn diệt Tàu nhiều gần bằng tất cả các tỉnh kia cộng lại."

"Vì nó ào sang Lạng Sơn dễ nhất, động nhất, vì từ Lạng Sơn về Hà Nội gần nhất, con không biết à".

Bà vừa nói vừa run, tôi nghe bà nói cũng run, tôi cảm giác như quân tàu sắp đánh vào nagy khu tập thể nhà chúng tôi rồi...

Rồi chiến tranh qua đi. Năm ấy em út tôi 2 tuổi, đến khi nó đi học thì khái niệm" quân bành trướng xâm lược" trong sách giáo khoa đã bị xóa rồi.

2 - Chuyện của một người quen trong quá khứ

Tôi có một người quen, thân phận hơi đặc biệt,không nói về những cái đặc biệt của người khác ở đây. Nhưng có một điểm chung liên quan đến ngày 17-2: đấy là ngày cưới của anh.

Anh kể: "Lễ cưới định sắn vào ngày đó rồi. Nhưng đến giờ đón dâu mà vẫn không thấy ba anh xuất hiện. Một lúc sau thì có người báo là cứ đi đón dâu đi, ông cụ bận. Đón dâu về đến nhà thì anh cũng nhận được lệnh vào đơn vị gấp. Và có thể phải bay lên biên giới. Lúc ấy mới biết đêm qua Tàu đã đánh mình. Anh không có đêm tân hôn, và ba anh cũng không dự được lễ cưới của anh."

Nhưng hỏi thêm về cái sự cố ngày cưới ấy, anh chỉ nói rất ngắn gọn: "May quá hồi ấy không đánh nhau bằng không quân, không thì chắc tụi anh cũng toi thêm vài đứa. "

Thấy buồn, chiến tranh thì thời nào cũng chỉ dân thường khổ, vì chỉ vài tháng sau là anh sang Liên Xô học - tất cả bọn họ đều đi học để tương lai về xây dựng đất nước! Còn hiện tại thì những người như mẹ cô Định cứ ngồi mà run.

Thấy buồn hơn là tưởng với thân phận như thế thì anh phải day dứt lắm, hận Tàu lắm. Sau thấy anh có khối dự định làm ăn với Tàu. Chả trách...

3 - Chuyện ngày 17-2-2006

Không biết bác nhà văn thông thái nào của cái Hội Nhà văn ăn hại ấy có sáng kiến mời một nhà văn khựa sang thăm Việt Nam đúng ngày 17-2. Báo chí trống rong cờ mở đưa tin. Cái thằng cha Vương Mông ấy hẳn là Phó chủ tịch Hội Nhà văn Khựa nhé! Mày làm đến chức ấy thì lúc quân mày đánh nước ông, mày ngồi viết báo chữ to chửi Tiểu bá Việt Nam ở đâu? Mà bây giờ mày vác mặt sang? Mình cú nó 1 thì cú cái bọn Hội nhà mình 10, cú bọn nhà báo 100. Cứ tớn lên đi chợ Đông Kinh mua hàng Tàu rởm giá bèo với dành tiền đi du lịch Traung Quốc lắm vào rồi mà ngồi tụng ca chúng nó, nó hắt xì hơi cũng rên lên nức nở. Lộn cả ruột. Lắm lúc chỉ muốn bỏ nghề vì thế!

Nguồn: Blogger Măng

Đọc tiếp...

Balazs Szalontai: "Lá thư của Phạm Văn Đồng chỉ có giá trị pháp lý hạn chế"

Comments

Năm 1958 Thủ tướng của miền Bắc Việt Nam, ông Phạm Văn Đồng, đã ký một lá thư mà sau này gây rất nhiều tranh cãi. Lá thư ngày 14-9-1958 nói chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tán thành với một tuyên bố của Bắc Kinh về hải phận của Trung Quốc.

Ông Phạm Văn Đồng (1906-2000)

Ông Phạm Văn Đồng (đứng giữa) giữ chức thủ tướng 32 năm

Lá thư này được nhiều người xem là sự thừa nhận của Bắc Việt đối với chủ quyền của Trung Quốc đối với Trường Sa và Hoàng Sa.

Gần đây, sau những tranh cãi giữa hai nước về chủ quyền ở hai hòn đảo, lá thư của ông Phạm Văn Đồng lại được đưa ra thảo luận, tuy không chính thức, ở Việt Nam và trong giới người Việt ở nước ngoài.

Vậy nhận định của giới nghiên cứu nước ngoài về lá thư là như thế nào?

BBC Tiếng Việt đã hỏi tiến sĩ Balazs Szalontai, một nhà nghiên cứu về châu Á đang sống ở Hungary. Đầu tiên ông giải thích hai quan điểm khác nhau của Bắc Việt trong thập niên 1950 và 1974, năm Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc.

Tiến sĩ Balazs Szalontai: Trong các năm 1955-1958, ban lãnh đạo Bắc Việt chưa đạt tới mục tiêu thống nhất đất nước vì phải đối phó với khó khăn nội bộ và thiếu ủng hộ của quốc tế. Đồng minh chính của họ lúc này là Trung Quốc. Trong hoàn cảnh này, Hà Nội không thể hy vọng xác lập quyền kiểm soát đối với Hoàng Sa và Trường Sa trong tương lai gần, và vì vậy họ không thể có sự bất đồng lớn với Trung Quốc về các hòn đảo. Lúc này, chính phủ Bắc Việt tìm cách có được giúp đỡ của Trung Quốc, và họ chỉ cố gắng tránh đưa ra tuyên bố công khai ủng hộ những tuyên bố chủ quyền cụ thể của Trung Quốc hay ký vào một văn kiện bắt buộc mà sẽ công khai từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với các đảo này.

Sang năm 1974, tình hình hoàn toàn khác. Việc thống nhất Việt Nam không còn là khả năng xa vời. Giả sử Trung Quốc có không can thiệp, Hà Nội có thể dễ dàng lấy các đảo cùng với phần còn lại của miền Nam. Từ 1968 đến 1974, quan hệ Việt - Trung đã xuống rất thấp, trong khi Liên Xô tăng cường ủng hộ cho miền Bắc. Trong tình hình đó, quan điểm của Bắc Việt dĩ nhiên trở nên cứng cỏi hơn trước Trung Quốc so với thập niên 1950.

Vì những lý do tương tự, thái độ của Trung Quốc cũng trở nên cứng rắn hơn. Đến năm 1974, Bắc Kinh không còn hy vọng Hà Nội sẽ theo họ để chống Moscow. Thực sự vào cuối 1973 và đầu 1974, Liên Xô lại cảm thấy sự hòa hoãn Mỹ - Trung đã không đem lại kết quả như người ta nghĩ. Washington không từ bỏ quan hệ ngoại giao với Đài Loan cũng không bỏ đi ý định tìm kiếm hòa hoãn với Liên Xô. Ngược lại, quan hệ Xô - Mỹ lại tiến triển tốt. Vì thế trong năm 1974, lãnh đạo Trung Quốc lại một lần nữa cảm thấy bị bao vây. Vì vậy họ muốn cải thiện vị trí chiến lược ở Đông Nam Á bằng hành động chiếm Hoàng Sa, và tăng cường ủng hộ cho Khmer Đỏ và du kích cộng sản ở Miến Điện.

BBC: Theo nhận định của ông, lá thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã được viết trong hoàn cảnh nào?

Tiến sĩ Balazs Szalontai: Trước tiên, ta nói về tuyên bố của Trung Quốc. Nó ra đời trong bối cảnh có Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1956 và các hiệp định được ký sau đó năm 1958. Lẽ dễ hiểu, Trung Quốc, mặc dù không phải là thành viên của Liên Hiệp Quốc, cũng muốn có tiếng nói về cách giải quyết những vấn đề đó. Vì lẽ đó ta có tuyên bố của Trung Quốc tháng Chín 1958.

Như tôi nói ở trên, trong những năm này, Bắc Việt không thể làm phật ý Trung Quốc. Liên Xô không cung cấp đủ hỗ trợ cho công cuộc thống nhất, trong khi Ngô Đình Diệm ở miền Nam và chính phủ Mỹ không sẵn sàng đồng ý tổ chức bầu cử như đã ghi trong Hiệp định Geneva. Phạm Văn Đồng vì thế cảm thấy cần ngả theo Trung Quốc.

Dẫu vậy, ông ấy có vẻ đủ thận trọng để đưa ra một tuyên bố ủng hộ nguyên tắc rằng Trung Quốc có chủ quyền đối với hải phận 12 hải lý dọc lãnh thổ của họ, nhưng tránh đưa ra định nghĩa về lãnh thổ này. Mặc dù tuyên bố trước đó của Trung Quốc rất cụ thể, nhắc đến toàn bộ các đảo bao gồm Trường Sa và Hoàng Sa mà Bắc Kinh nói họ có chủ quyền, thì tuyên bố của Bắc Việt không nói chữ nào về lãnh hải cụ thể được áp dụng với quy tắc này.

Dù sao trong tranh chấp lãnh thổ song phương này giữa các quyền lợi của Việt Nam và Trung Quốc, quan điểm của Bắc Việt, theo nghĩa ngoại giao hơn là pháp lý, gần với quan điểm của Trung Quốc hơn là với quan điểm của miền Nam Việt Nam.

BBC: Ngoài ra người ta còn nghe nói đến một tuyên bố tán thành với Trung Quốc của Ung Văn Khiêm, đưa ra năm 1956 khi ông này là Thứ trưởng Ngoại giao của Bắc Việt. Phía Trung Quốc đã công khai viện dẫn đến tuyên bố này. Nó có giúp ta hiểu thêm về lá thư của ông Phạm Văn Đồng?

Tiến sĩ Balazs Szalontai: Theo trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, vào giữa năm 1956, Ung Văn Khiêm đã nói với đại biện lâm thời của Trung Quốc rằng Hoàng Sa và Trường Sa về mặt lịch sử đã thuộc về lãnh thổ Trung Quốc. Ban đầu tôi nghi ngờ sự chân thực của tuyên bố này. Năm 2004, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thậm chí xóa đi những chương tranh cãi của lịch sử Triều Tiên khỏi trang web của họ. Tức là họ sẵn sàng thay đổi quá khứ lịch sử để phục vụ cho mình.

Tôi cũng chấp nhận lý lẽ rằng nếu ông Khiêm quả thực đã nói như vậy, thì có nghĩa rằng ban lãnh đạo Bắc Việt thực sự có ý định từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng nay tôi nghĩ khác, mà một lý do là vì tôi xem lại các thỏa thuận biên giới của Mông Cổ với Liên Xô.

Tôi nhận ra rằng tuyên bố của Ung Văn Khiêm thực ra không có tác dụng ràng buộc. Trong hệ thống cộng sản, tuyên bố của một quan chức như ông Khiêm được coi như đại diện cho quan điểm chính thức của ban lãnh đạo. Nhưng ban lãnh đạo cũng có thể bỏ qua ông ta và những tuyên bố của ông ta bằng việc sa thải theo những lý do có vẻ chả liên quan gì. Đó là số phận của Ngoại trưởng Mông Cổ Sodnomyn Averzed năm 1958. Trong lúc đàm phán về biên giới Liên Xô – Mông Cổ, ông ta có quan điểm khá cứng rắn, và rất có thể là vì ông ta làm theo chỉ thị của ban lãnh đạo. Nhưng khi Liên Xô không chịu nhả lại phần lãnh thổ mà Mông Cổ đòi, và chỉ trích “thái độ dân tộc chủ nghĩa” của Averzed, Mông Cổ cách chức ông ta.

Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai là người nhận thư của Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng năm 1958

Trong trường hợp Ung Văn Khiêm, ông ta khi ấy chỉ là thứ trưởng, và chỉ có một tuyên bố miệng trong lúc nói riêng với đại biện lâm thời của Trung Quốc. Trong hệ thống cộng sản, tuyên bố miệng không có cùng sức mạnh như một thông cáo viết sẵn đề cập đến các vấn đề lãnh thổ. Nó cũng không có sức nặng như một tuyên bố miệng của lãnh đạo cao cấp như thủ tướng, nguyên thủ quốc gia hay tổng bí thư. Rõ ràng các lãnh đạo Bắc Việt không ký hay nói ra một thỏa thuận nào như vậy, vì nếu không thì Trung Quốc đã công bố rồi.

BBC: Theo ông, lá thư của Phạm Văn Đồng có ý nghĩa pháp lý nào không?

Tiến sĩ Balazs Szalontai: Nó khiến cho quan điểm của Việt Nam bị yếu đi một chút, nhưng tôi cho rằng nó không có sức nặng ràng buộc. Theo tôi, việc các tuyên bố của Trung Quốc nhấn mạnh nguyên tắc “im lặng là đồng ý” không có mấy sức nặng. Chính phủ miền Nam Việt Nam đã công khai phản đối các tuyên bố của Trung Quốc và cố gắng giữ các đảo, nhưng họ không ngăn được Trung Quốc chiếm Hoàng Sa. Trung Quốc đơn giản bỏ mặc sự phản đối của Sài Gòn. Nếu Hà Nội có phản đối lúc đó, kết quả cũng sẽ vậy thôi.

BBC: Ngày nay, người ta có thể làm gì với lá thư của ông Đồng? Trong một giai đoạn dài, ở Việt Nam chỉ là sự im lặng. Ông nghĩ liệu người Việt Nam bây giờ có thể công khai tranh luận về nó mà không sợ là điều này chỉ có lợi cho Trung Quốc?

Theo tôi, do lá thư của Phạm Văn Đồng chỉ có giá trị pháp lý hạn chế, nên một sự thảo luận công khai về vấn đề sẽ không có hại cho cả Việt Nam và Trung Quốc. Nhưng dĩ nhiên chính phủ hai nước có thể nhìn vấn đề này theo một cách khác.

Tiến sĩ Balazs Szalontai từng dạy ở Đại học Khoa học Công nghệ Mông Cổ và hiện là một nhà nghiên cứu độc lập ở Hungary. Ông là tác giả cuốn sách Kim Nhật Thành trong thời kỳ Khruschev (Đại học Stanford và Trung tâm Woodrow Wilson xuất bản, 2006).

Nguồn: BBC Việt ngữ

Đọc tiếp...

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2008

Gửi cha Rồng - Trương Thái Du

Comments
Cha Lạc Long ơi

Tàu chiến “lạ” ngoài kia đang xé biển của người

Tiếng chúng con báo tin dữ

lẫn mất vào tiếng gầm gừ mãnh thú.

*

Biển Đông

Là cửa sinh của dân tộc từ trong truyền thuyết

Vua An Dương dùng sừng tê rẽ nước mà đi.

*

Vì tự do

Hai ngàn năm,

bao xác người chôn trong bụng cá?

Từ cửa Cư Phong

Tùy tướng Bà Trưng khoác gió bấc ly hương.

*

Cha Lạc Long ơi

Thời nào cũng có những Mỵ Châu diện xiêm y lông ngỗng

Giả bộ ngu ngơ

hỏi mất nước vì đâu?

*

Tổ quốc mới sinh ra biển đã bạc đầu

Lẽ tồn vong không chỉ là dầu mỏ

Tài nguyên ý chí: Dũng mãnh, tự cường, không khuất phục gian nguy.

*

Có phải cha

Phái những con rồng sóng lừng báo bão từ xa

Nhắc chúng con cảnh giác

Trong vọng âm sát thát của tiền nhân.

*

Thảo Điền 17.1.2008
Đọc tiếp...

GS Ang Cheng Guan: "Dù có hợp tác, khai thác biển sẽ vẫn căng thẳng"

Comments
Tuần này, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, ông Phạm Gia Khiêm sang thăm Bắc Kinh (22-26.01.2008) trong bối cảnh hai nước đều cần tìm giải pháp cho vấn đề Biển Đông.

Hiện vùng biển này, còn có tên là biển Nam Trung Hoa là một trong những điểm nóng tiềm tàng tại châu Á.

Cả Trung Quốc và Việt Nam đều nhận mình có chủ quyền tại Hoàng Sa, trong khi Trường Sa là điểm tranh chấp giữa Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia, Brunei và Việt Nam.

Trung Quốc không muốn Việt Nam mời bên thứ ba như Anh, Mỹ, Ấn Độ vào khai thác vùng thềm lục địa nhưng cũng không có công nghệ cao đủ để mời Việt Nam cùng hợp tác.

Dư luận cả hai nước lại đều nêu cao tinh thần dân tộc chủ nghĩa, gây sức ép lên nhà cầm quyền.

Liệu các bên có ý định đưa tranh chấp ra xử tại một tòa án quốc tế hay không?

BBC Tiếng Việt đặt câu hỏi này (Có nên đưa vụ Biển Đông ra Tòa quốc tế?) cho Giáo sư Ang Cheng Guan, hiện dạy tại Viện Giáo dục Quốc gia Singapore.

GS Ang Cheng Guan: Tôi nghi ngờ khả năng này. Theo tôi, cả Trung Quốc và Việt Nam đều không quen thuộc cũng như không tin tưởng Tòa án Công lý Quốc tế (International Court of Justice). Giá trị thắng thua quá cao, không ai lại muốn đặt vào tay một nhóm các quan tòa. Vẫn chưa đến lúc để đi ra Tòa án Quốc tế, mặc dù tôi cũng không bỏ qua khả năng này về lâu dài. Ngay cả nếu Việt Nam, nước có vẻ yếu thế hơn Trung Quốc trong cuộc tranh chấp này, sẵn lòng đi nữa, thì tôi vẫn không nghĩ là Trung Quốc muốn đâu. Ở đây có sự tính toán khác với tranh chấp giữa Malaysia và Indonesia (mà trong trường hợp này kẻ thua là Indonesia), rồi tranh chấp giữa Singapore và Malaysia mà Tòa án Quốc tế hiện đang xem xét.

Ngoài ra, trong vụ này có rất nhiều hòn đảo và Tòa án sẽ phải mất nhiều năm mới giải quyết xong. Tranh chấp giữa Singapore và Malaysia chỉ liên quan một đảo là Pedra Branca, thế mà đã mất nhiều năm rồi. Trường Sa thì lại không chỉ có Việt Nam và Trung Quốc tự nhận chủ quyền, nhiều nước khác cũng đòi. Vì thế tất cả các bên sẽ phải cùng ra Tòa án Quốc tế, mà điều này thì không thực tế.

Cơ sở của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa

BBC: Gần đây người ta hay nghe đến Kế hoạch Hợp tác Kinh tế toàn Vịnh Bắc Bộ. Một số người cho rằng nó có tác động tích cực đến tranh chấp Biển Đông. Nhưng một số khác, như chuyên gia Ramses Amer từ Thụy Điển, thì nói nó không có ảnh hưởng trực tiếp mà chỉ góp phần cải thiện quan hệ chung chung mà thôi. Ý kiến của ông?

GS Ang Cheng Guan: Cá nhân tôi chia sẻ quan điểm của ông Ramses Amer. Mới đây một chuyên gia là ông Lý Minh Giang ở Singapore viết một bài với giọng lạc quan về chuyện này. Nhưng tôi không rõ nội dung của toàn bộ dự án. Cái quan trọng vẫn là ở chi tiết cụ thể. Chừng nào những điều khoản của dự án còn chưa được nói rõ, thì tôi vẫn nghi ngờ. Nhưng dẫu sao tôi vẫn hy vọng là khi có hợp tác thì sẽ có một số tác động tốt.

BBC: Cũng có một luồng ý kiến đề nghị rằng hãy xem các vùng tranh chấp ở Biển Đông như một khu vực ‘chia sẻ chủ quyền’. Liệu ý tưởng này có hấp dẫn được các nước?

GS Ang Cheng Guan: Không có nước nào chịu từ bỏ tuyên bố chủ quyền của họ. Nhưng ít nhất về mặt công khai thì tất cả đều đồng ý nghiên cứu một hình thức hợp tác nào đó. Cụm từ “chủ quyền có chia sẻ” nghe thì hay đấy, nhưng lại mang trong đó nhiều vấn đề pháp lý. Nó mang tính lý tưởng hóa bởi vì nếu làm theo, thì có nghĩa là mọi bên đều phải ngang hàng về sức mạnh và quyền lực pháp lý. Là nước lớn và mạnh nhất trong vùng, Trung Quốc có thể tỏ ra rộng rãi, nhưng cũng không đến mức chịu từ bỏ lãnh thổ đâu.

BBC: Quan sát những diễn biến trong một tháng qua, điều gây nhiều chú ý chính là các vụ biểu tình ở Việt Nam. Theo ông, liệu nó có ra chỉ dấu gì mới về quan hệ giữa người dân và nhà nước ở Việt Nam hay không?

GS Ang Cheng Guan: Nhiều người khác nhau sẽ có quan điểm khác nhau về chuyện này. Nói thực, tôi cho là không có ai thật sự biết điều gì ở đằng sau các vụ biểu tình vừa rồi. Tôi chỉ có thể nói rằng chính trị Việt Nam đang chuyển động. Chính phủ rất thận trọng, rất chậm trong việc mở cửa từng bước, cho người dân có thêm tự do. Nhưng đồng thời nhà nước muốn kiểm soát cả quá trình. Về các vụ biểu tình, tôi không nghĩ là chúng có bàn tay chính quyền đằng sau.

Trong một thời gian ngắn, chính phủ Việt Nam làm ngơ vì cả nhà nước và người biểu tình cùng chia sẻ quan điểm về Trung quốc. Nhưng họ cũng không thể để biểu tình lan rộng được. Nói tóm lại, cả hai nước đều nhận thức rõ về bức tranh rộng lớn hơn trong quan hệ. Quan hệ Việt - Trung không nhất thiết sẽ xấu đi vì các biến cố gần đây. Nhưng rõ ràng ngay cả khi hai bên tập trung vào phát triển kinh tế, thì những căng thẳng vẫn tiềm ẩn.

Giáo sư Ang Cheng Guan chuyên nghiên cứu về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, cuộc chiến Việt Nam và các kế hoạch chiến lược cho Á châu. Cho đến năm 2003 ông là Giám đốc Nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng ở Singapore. Hiện ông giảng dạy tại Đại học Nanyang.

Nguồn: BBC Việt ngữ

Đọc tiếp...

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2008

Chính phủ Việt Nam đã bị đẩy vào thế cô lập?

Comments

Chính phủ Việt Nam là lãnh tụ duy nhất trong việc đòi lại chủ quyền của ta tại Hoàng Sa và bảo vệ Trường Sa. Thế nhưng, có vẻ như những diễn biến hiện nay đang bị lái theo chiều hướng chính phủ ta bị cô lập. Có nghĩa là một cách gián tiếp hoặc trực tiếp, các bên còn lại đều muốn tạo điều kiện cho Trung Quốc chiếm hai quần đảo này.

Chính phủ Việt Nam trong quan hệ thế giới muốn ở thế trung lập, bảo đảm độc lập tự chủ trong chính trị. Do đó mà chọn đường lối cân bằng ngoại giao giữa các bên. Sự khó khăn này tựa như kẻ làm xiếc đi trên dây, (cho nên mới dùng từ "đi dây" ), các bên luôn muốn làm cho cân bằng bị phá vỡ mà lệch qua một phía, VN phải ngả hẳn về phía họ, nói cho cùng cũng là để trục lợi từ Việt Nam. Chỉ cần kẻ làm xiếc lệch đi một chút, thì sẽ ngã nhào luôn sang một phía không dừng lại được. Chính vì thế các thế lực này luôn dai dẳng quấy rối bằng cách giật dây những nhóm nhỏ.

Phân tích:

1/ Đối ngoại: Bản chất về đối ngoại, Việt Nam ở thế yếu hơn nhiều với Trung Quốc. Khi đặt lên bàn cân lợi ích , lẽ dĩ nhiên các nước trên thế giới sẽ chọn Trung Quốc. Chỉ có một điều duy nhất khiến các nước lớn lo ngại Trung Quốc là sự bá quyền của họ. Nhưng đây chỉ là một lo ngại nhỏ trong hàng nghìn thứ lo ngại khác về an ninh thế giới. Để giải quyết lo ngại này, họ có 2 lựa chọn:

a/ Một là ủng hộ Việt Nam để làm đối trọng với Trung Quốc: xem ra đây là một điều khó, bởi lẽ Việt Nam quá nhỏ so với Trung Quốc, thực lực lại chưa có. Trừ khi Việt Nam thực sự đủ mạnh (mạnh như Hàn Quốc, Đài Loan cũng chưa chắc ăn thua gì trong bàn cân này đâu nhé) thì không nói làm gì.

b/ Thỏa hiệp cùng Trung Quốc để đôi bên cùng có lợi. Thật sự mà nói, do quan hệ làm ăn chằng chéo giữa một quốc gia có tổng tài sản đứng thứ 3 trên thế giới, lại có quân sự hùng mạnh, có bom nguyên tử, là chủ nợ của Mỹ... thì không chỉ phương Tây cần Trung Quốc mà Trung Quốc cũng cần phương Tây.

Như vậy rõ ràng là trên trường quốc tế, tuy nắm thế mạnh về lý lẽ chủ quyền, về lẽ phải, Việt Nam lại yếu hơn rất nhiều so với Trung Quốc nếu có sự tranh chấp đa phương. Trừ khi Việt Nam có thời gian chuẩn bị ráo riết, lobby hành lang, chịu nhượng bộ phương Tây nhiều mặt, tức là chịu ngả hẳn sang làm đàn em của Mỹ... thì may ra mới thay đổi được tình hình.

Nhưng Trung Quốc nằm ngay bên cạnh, chơi với họ hàng xa mà xem thường láng giềng gần thì e rằng về lâu về dài, phần thiệt vẫn là ta. Chúng nó thì thu lợi, còn ta thì "ăn ốc đổ vỏ", chưa chắc đã giữ được lâu dài.

Kết luận: Việt Nam phải có thực lực hơn, phải có chuẩn bị. Nhân dân phải đồng lòng đi theo chủ trương của nhà nước là mềm dẻo, ôn hòa mà kéo dài thời gian chuẩn bị cho một cuộc đấu tranh trường kỳ. Đây là điều mà Hồ Chủ Tịch đã lãnh đạo cả nước tránh cuộc đổ máu sớm để bảo toàn, tích lũy lực lượng khi Pháp quay trở lại nước ta năm 1945. Lúc này là lúc các thế lực trong nước thù địch với Đảng Cộng sản đã định lợi dụng cơ hội để "đâm sau lưng chiến sỹ".

2/ Đối nội:

Chính phủ Việt Nam chủ trương mềm dẻo, ôn hòa. Tuy rằng bên trong thì Việt - Trung "bằng mặt mà không bằng lòng", miệng tuy cười nhưng dao giấu trong tay, nhưng cũng không thể phá vỡ mối quan hệ nhạy cảm đó. Trên cả thế giới , hai quốc gia này xem ra hiểu nhau quá rõ, cách nghĩ thâm nho sắc sảo, lấy chữ "nhẫn" làm trọng... của hai bên là rất giống nhau. Cho nên việc biểu tình bày tỏ thái độ chống đối quyết liệt của thanh niên sinh viên tuy không có gì là sai và mâu thuẫn với chính phủ (ngầm bên trong), nhưng cách làm này lại là một sự vụng về trong màn kịch "mồm cười tay dao" của Việt Nam.

Các thế lực "đâm sau lưng chiến sỹ" và các thế lực phương Tây thì luôn tìm cách phá màn kịch này, đẩy mâu thuẫn Việt - Trung lên cao, có nghĩa là đưa chính phủ Việt Nam vào thế không thể tiếp tục "đi dây" mà phải ngả theo yêu sách của họ, hoặc bị chiếu bí. Bản thân những thế lực này không làm gì cho đất nước, không mang lại gì tích cực cho việc bảo vệ Trường Sa và Hoàng Sa, nhưng lại vô cùng tích cực trong việc hô hào, khích bác, xúi bẩy, khích động mâu thuẫn của Việt Nam trong nước (chính quyền - người dân), và ngoài nước (Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - phương Tây). Chỉ trừ khi lực lượng an ninh Việt Nam hoan hô vỗ tay tán thành các cuộc biểu tình, để rồi tương đương với tuyên chiến cùng China thì không nói làm gì, còn bất cứ việc làm nào như hạn chế biểu tình, giải tán biểu tình, tệ nhất là phải bắt người, đánh người... thì sẽ được chúng vỗ tay nhiệt liệt vì đó là bằng chứng "Cộng sản Việt Nam dâng đất dâng biển cho Trung Cộng".

Gần đây nhất, trong lúc quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trở nên căng thẳng, thì lập tức giáo dân Thiên chúa giáo Hà Nội do Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt đã bày trò biểu tình "cầu nguyện" hàng trăm, lên cả nghìn người tại trung tâm Hà Nội thắp nến xuống đường, đòi chính quyền phải trả lại đất của Tòa Khâm sứ Vatican cho giáo hội. Từ năm 1959, phố "Nhà Chung" do thực dân Pháp phá chùa Báo Thiên (một trong An Nam tứ đại khí) đã được chính quyền cách mạng thu hồi để xây dựng Nhà văn hóa phục vụ toàn thể nhân dân. Bao năm nay không sao, giáo dân cũng không gặp khó khăn gì trong việc cầu Chúa, thế nhưng đúng lúc nhạy cảm này, thì họ lại bày trò gây yêu sách, làm nhiễu loạn an ninh như thể chính quyền chỉ mới cướp đất nhà thờ gần đây. Đó chính là động thái "đâm sau lưng chiến sỹ", buộc chính phủ Việt Nam phải nhượng bộ các yêu sách của phương Tây. Nếu không, chính phủ Việt Nam sẽ không có được những hậu thuẫn của họ trong tranh chấp với Trung Quốc. Và đây cũng là cách mà các thế lực chống Cộng muốn làm suy yếu chính quyền.

Các nhóm khác như những kẻ không biết ngượng tự xưng là "dân chủ", các nhóm hải ngoại... hau háu chờ những cuộc biểu tình lớn hơn. Đây là cái cách một mũi tên trúng hai con chim:

- Một là: tạo mâu thuẫn bất đồng giữa thanh niên sinh viên biểu tình và nhà nước.
- Hai là: làm quan hệ Việt - Trung càng thêm lỏng lẻo và căng thẳng, buộc lòng Việt Nam phải ngả hơn về phía phương Tây tức là chủ của họ.

(cũng là ngoại bang cả, nhưng những người này cho rằng phương Tây thì "văn minh thánh thiện", còn Trung Quốc thì là thứ bành trướng ma quỷ... bất kể thực tế không thể thay đổi là nó nằm sát sườn mình, không muốn chơi cũng phải chơi).

Gần đây, BBC còn công bố bản thâu âm điện thoại của một Việt kiều chống Cộng nổi tiếng trên Paltalk với ông Phạm Thế Duyệt, nguyên Ủy viên Bộ chính trị. Trong đó, BBC và các đài ngoài nước khai thác tối đa những câu nói của ông Duyệt khẳng định sự đề phòng của chính phủ Việt Nam, đại diện trong cuộc đối thoại chính là cá nhân ông, xem Trung Quốc như kẻ thù lâu dài. Đây chính là một chi tiết tuy không chính thức, nhưng sẽ tạo thêm sự thù địch giữa Trung Quốc và Việt Nam, trong thế Việt Nam về kinh tế phụ thuộc khá nhiều vào thị trường Trung Quốc (với con số 10 tỷ USD, hình như kim ngạch trao đổi thương mại giữa hai nước là cao nhất so với kim ngạch làm ăn của Việt Nam với các quốc gia khác). Quan hệ Việt - Trung căng thẳng, thì như đã nói, Việt Nam hoặc chịu sự cô lập, hoặc chỉ có nước ngả sang phương Tây.

Kẻ đáng ghét và đáng khinh nhất trong chuyện này chính là bọn người Việt "đâm sau lưng chiến sỹ".

Chính phủ Việt Nam và Đảng Cộng Sản từ ngày ra đời đến nay, quả là luôn phải đứng ở thế yếu đối chọi cùng rất nhiều kẻ địch. Đảng vốn không phải là một Đảng tài phiệt có sức mạnh kinh tế. Chỉ có nhân dân mới tạo được sức mạnh của Đảng. Vì thế, muốn chiến thắng trong trận chiến tranh không tiếng súng trường kỳ này, chúng ta phải hết sức khéo léo và nhận thức rõ, ai mới chính là người đang lãnh đạo hiệu quả nhất.

Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của NewGod Đăng trên diễn đàn hoangsa.org. ( Chính phủ VN đã bị đẩy vào thế cô lập ?)

Đọc tiếp...

Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2008

Ramses Amer: "Biểu tình không làm Bắc Kinh đổi ý"

Comments

Trong tuần này, Việt Nam ra tuyên bố phủ nhận cáo buộc của Trung Quốc rằng tàu vũ trang của Việt Nam đã tấn công tàu cá Trung Quốc ở vịnh Bắc Bộ.

Biểu tình phản đối Trung Quốc ngày 9 tháng 12 năm 2007

Trước đó Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói hôm 7-1, một tàu cá ở tỉnh Hải Nam bị "tấn công, gây tổn thất về kinh tế".

Bác bỏ của Việt Nam đưa ra trong lúc một số chuyên gia cho rằng quan hệ hai nước đang ở thế cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt.

Hồi tháng 12, nhiều người dân Việt Nam xuống đường biểu tình khẳng định chủ quyền quốc gia ở hai đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Diễn biến này được cho là khiến Bắc Kinh phật ý.

Giáo sư người Thụy Điển Ramses Amer, hiện dạy tại Khoa Chính trị học của Đại học Umea của Thụy Điển, là người có nhiều nghiên cứu về tranh chấp ở vùng biển Đông.

Trả lời phỏng vấn của BBC, ông nhận xét các tranh chấp mới đây không khác nhiều so với những vụ cãi vã giữa hai nước trong nhiều năm qua.

Ramses Amer: Theo tôi được biết thì cuộc tranh cãi chính trị mới đây nhất liên quan việc Trung Quốc tiến hành tập trận tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và vì Trung Quốc thành lập cơ quan hành chính tại đảo Hải Nam liên quan tới cả hai quần đảo ở Biển đông là Hoàng Sa và Trường Sa.

Chính vì thế mà Việt Nam đã lên tiếng phản đối chống lại hành động này của Trung Quốc hồi tháng 12. Tôi cho rằng như mọi lần, mỗi khi có một phản đối chính thức thì Trung Quốc sẽ đáp lại trước những phản đối đó và hai bên sẽ tiến tới việc bỏ qua vấn đề này và không nói tới nó nữa.

Vì thế cuộc tranh cãi kiểu như vậy không có gì là căng thẳng, sâu sắc cả. Nó chỉ là khi một trong hai nước Trung Quốc hoặc Việt Nam có một thay đổi hành chính nào đó như thành lập một đơn vị hành chính mới hay có thể thay đổi cơ cấu tỉnh mà hai quần đảo này trực thuộc thì nước kia lên tiếng phản đối bởi nó là vấn đề chủ quyền. Vì thế trên thực tế, bản chất của cuộc tranh cãi hồi tháng 12 không có gì khác so với những cuộc tranh chấp trước đây giữa hai quốc gia.

BBC: Vậy liệu ông có thể cho biết tại sao Trung Quốc lại tiến hành các hoạt động đó hồi tháng 12, thưa ông?

Tôi cho rằng vì Trung Quốc coi hai quần đảo này là lãnh thổ của Trung Quốc, nếu họ cảm thấy cần tạo ra một hình thức hành chính mới hay một văn phòng mới thì họ sẽ làm thôi.

Và tất nhiên khi Việt Nam nhận thấy điều đó thì sẽ có phản đối chính thức để nêu ra khẳng định chủ quyền của Việt Nam vì nếu Việt Nam không phản đối trước hoạt động đó của Trung Quốc thì nó có thể được hiểu là Việt Nam công nhận chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc tại đó. Phản ứng của Việt Nam gần như là thông lệ và hoạt động của Trung Quốc hồi tháng 12 có thể là có tính kích động nhưng nhìn từ phía Trung Quốc thì nó có thể chỉ là một cải tổ hành chính của các quần đảo này.

BBC: Ông nghĩ gì về các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc mới đây tại các thành phố ở Việt Nam? Liệu nó có ảnh hưởng gì với cách suy nghĩ của Trung Quốc không?

Không, tôi nghĩ là sẽ chẳng có ảnh hưởng gì. Trung Quốc sẽ chỉ coi đó là một việc không cần thiết.

Nhìn từ phương diện của Việt Nam thì cũng tốt khi biết rằng dân chúng, đặc biệt là dân chúng thành thị, ủng hộ chính phủ Việt Nam vì khi Hiệp định biên giới trên đất liền đựoc ký kết với Trung Quốc hồi năm 1999, đã diễn ra nhiều phản đối, dặc biệt là trong số người Việt hải ngoại, nhưng thậm chí ngay cả trong nước thì một số cũng không hài lòng trước thực tế là các cơ quan hành chính khác nhau, đặc biệt là các cơ quan cấp vùng cũng không được biết về Hiệp ước này. Vì thế lần này việc người dân xuống đường bày tỏ ủng hộ là một biểu hiện tích cực.

Nhưng vấn đề lại ở chố việt Nam cũng khá nhạy cảm trước thực tế là việc công khai tự do biểu tình chống Trung Quốc có thể làm tổn hại tới mối quan hệ song phương với Trung Quốc và đó là một điều chính phủ Việt Nam không muốn xảy ra.

Vì thế có thể thấy đây là con dao hai lưỡi đối với Việt Nam: biết được dân chúng ủng hộ cũng tốt nhưng lại không có lợi trong việc giải quyết quan hệ với Trung Quốc. Và từ phía Trung Quốc thì họ chờ đợi phía chính phủ Việt Nam không được để những cuộc biểu tình như thế được xảy ra.

BBC: Trung Quốc đang thúc đẩy cho Kế hoạch Hợp tác kinh tế Toàn Vịnh Bắc Bộ vốn được cho rằng sẽ giúp ổn định khu vực Biển Đông. Vậy ông nghĩ gì về dự án này?

Theo tôi, đây là một dự án tốt đặc biệt vì nó có thể củng cố sự hợp tác và phát triển kinh tế khu vực giữa miền Bắc Việt Nam, các tỉnh biên giới của Trung Quốc. Và vì hầu như toàn bộ tranh chấp ở vịnh Bắc Bộ đều đã được giải quyết, nên lẽ tự nhiên đây là bước hợp tác tiếp theo ở vùng này.

Tôi không đồng ý khi nhiều học giả Trung Quốc nói rằng dự án này sẽ có ảnh hưởng đến cuộc tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa. Theo tôi, ngoài tác động tích cực chung để cải thiện quan hệ song phương, dự án này sẽ không có ảnh hưởng trực tiếp đến các tranh chấp khác. Tôi nghĩ họ đang thổi phồng nó lên. Nó sẽ tích cực cho quan hệ hai nước, cho hợp tác ở Vịnh Bắc Bộ nhưng sẽ không có ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề ở Biển Nam Trung Hoa.

Nguồn: BBC Việt ngữ

Đọc tiếp...

Thành lập tủ sách Hoàng Sa - Trường Sa

Comments

Chiều 20-1, tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã cùng một số nhà nghiên cứu tại TP.HCM đã chính thức cho ra mắt tủ sách nghiên cứu "Hoàng Sa, Trường Sa và biển Đông". Mục đích của tủ sách là cung cấp miễn phí các tư liệu về Hoàng Sa, Trường Sa và biển Đông cho những ai có nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu; đồng thời quảng bá cho mọi người biết những công trình nghiên cứu trong lịch sử của VN về Hoàng Sa, Trường Sa và biển Đông.

TS Nguyễn Nhã giới thiệu An Nam đại quốc họa đồ tại buổi ra mắt tủ sách “Hoàng Sa, Trường Sa và biển Đông” (Ảnh: Lam Điền)

Theo tiến sĩ Nguyễn Nhã, lâu nay VN thiếu vắng các công trình nghiên cứu về Hoàng Sa, Trường Sa và cả kinh tế biển ở biển Đông. "Các vấn đề về pháp lý và luật biển có liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa lâu nay cũng ít được nghiên cứu" - anh Hoàng Việt, giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM, thành viên ban điều hành tủ sách, bổ sung.

Vì vậy, những thành viên của tủ sách kêu gọi và khuyến khích sinh viên thực hiện đề tài nghiên cứu về Hoàng Sa và Trường Sa. Đồng thời vận động một số mạnh thường quân trong việc thành lập các suất học bổng hỗ trợ những công trình nghiên cứu, các luận án thạc sĩ và tiến sĩ về Hoàng Sa, Trường Sa và biển Đông.

Theo một nữ giáo viên tham gia tủ sách: "Giới học thuật trong nước nên tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn về Hoàng Sa, Trường Sa và biển Đông, để VN có thể tổ chức hội thảo quốc tế về đề tài này và đưa ra những công bố, kết luận có tính thuyết phục về mặt học thuật".

Hiện nay tủ sách có hơn 100 tài liệu của tiến sĩ Nguyễn Nhã. Một số nhà nghiên cứu đang tiếp tục ủng hộ các tài liệu chữ Hán, bản đồ cổ, công trình nghiên cứu... Ngoài ra, những thành viên của tủ sách dự kiến thành lập một website và cung cấp các tư liệu dưới dạng số hóa cho ai có nhu cầu. Những người có nhu cầu có thể đến với tủ sách này tại địa chỉ 191/1D Trần Kế Xương, P.7, Q.Phú Nhuận, TP.HCM.

Nguồn: Tuổi Trẻ Online

Tủ sách này được TS sử học Nguyễn Nhã và nhóm điều hành thành lập ngày 20.1, với mục đích tập hợp và cung cấp tư liệu miễn phí cho những người có nhu cầu tìm hiểu và nghiên cứu về các vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa và biển Đông.

"Tủ sách" sẽ vận động, khuyến khích, giúp đỡ các nhà nghiên cứu, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh để thực hiện các đề tài về Hoàng Sa, Trường Sa và biển Đông. Hiện "tủ sách" có hơn một trăm đầu tài liệu của TS Nguyễn Nhã và một số sách của nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân. Tại buổi ra mắt, TS Nguyễn Nhã giới thiệu tấm bản đồ VN in trong Tự điển Latinh - Việt Nam năm 1838 của Giám mục Taberd, trên tấm bản đồ này (ảnh), địa danh quần đảo Hoàng Sa được ghi là "Cát Vàng".

Nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân công bố công trình khảo cứu "Nam Hải chư đảo danh xưng sơ khảo". Đây là những chứng cứ khoa học quan trọng chứng minh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của VN. (Địa chỉ tủ sách: 191/1D Trần Kế Xương, P.7, Q.Phú Nhuận - TPHCM. Email:
hannguyen1940@yahoo.com).

Nguồn: Báo Lao Động

Đọc tiếp...

Hồi ức Trường Sa và tân binh đặc biệt

Comments

Trên chuyến tàu khởi hành từ quân cảng Cam Ranh ngày 6/1/2008 để chuyển quà Tết ra Trường Sa mang số hiệu HQ 936 có hai tài sản đặc biệt. Chúng tôi đã may mắn gặp và nghe họ kể về Trường Sa.

Hồi ức Trường Sa

Người đàn ông năm nay 41 tuổi, có nụ cười rất hiền và gương mặt hằn sâu vị biển, thường xuyên ngồi ghế trực chính trên boong tàu HQ 936, thuộc từng luồng lạch, từng dòng hải lưu, điều kiện tàu cập các đảo trong suốt dọc đường hành trình. Đó là Thượng úy Vũ Văn Nguyên, trưởng ngành hàng hải tàu HQ 936.

Tàu HQ 936 làm nhiệm vụ chuyển quà ra Trường Sa. (Ảnh: Hà Trường)

41 năm tuổi đời, 21 năm tuổi quân, anh Nguyên có tới 20 năm gắn bó với sóng gió biển đảo Trường Sa. 21 điểm đảo thuộc quần đảo Trường Sa hàng năm gặp đất liền, anh đều đã ghé qua. Nhưng trong câu chuyện anh kể khi có chút rảnh rỗi lúc tàu neo đậu, nhiều nhất là những chuyến hải hành dài hàng tháng trời, ký ức về những ngọn sóng cao hàng chục mét mỗi khi mùa mưa bão tới. Đặc biệt là chuyến hành quân nhớ đời từ vùng biển phía Nam ra với quần đảo Trường Sa tháng Ba năm 1988.

Năm 1988. Tháng Ba. Một ngày không thể quên của lực lượng Hải quân Nhân dân Việt Nam. Ngày 14/3/1988. Tàu anh Nguyên đang neo ở vùng biển Phú Quốc thì nhận được lệnh cấp tốc rời bờ, ghé qua TP.HCM nhận lương thực, tiếp tế rồi nhằm hướng Trường Sa thẳng tiến.

Chiếc tàu há mồm số hiệu B62 bò ì ạch trên biển chỉ được vài ba hải lý một giờ, phải dùng tới đầu kéo. Sau một tuần lênh đênh trên biển thì tới được vùng biển Trường Sa. Khi tàu ghé vào đảo Colin để tiếp tế cho đảo, vẫn còn thấy chiếc tàu anh hùng HQ 505 nằm lại ngay trên bãi cạn. Thân tàu bị pháo nước ngoài bắn xuyên qua, bốc khói đen ngòm. Trên tàu HQ 505 vẫn còn rất nhiều khoai tây và đủ loại lương thực, thực phẩm khác.

Ngày 14/3/1988 không thể quên đó, tàu HQ505 đang thực hiện chuyến hải hành bình thường, chuyên chở lương thực từ Bắc vào Nam thì nhận được lệnh ra gấp Trường Sa, vùng cụm đảo Sinh Tồn vì có tàu nước ngoài vi phạm chủ quyền trên đảo Colin. Câu chuyện diễn biến khá nhanh quanh chủ đề bảo vệ chủ quyền của đất nước. Rồi đột nhiên, pháo từ xa dội tới. Tàu HQ-505 khi đó bị bắn thủng thân, nước vào như trút, có thể chìm ngay bất cứ lúc nào. Không chần chừ, Thuyền trưởng Vũ Huy Lễ ra lệnh lên máy dù tàu đang neo, nổ hết tốc lực để neo tầu lên đảo nhằm khẳng định mảnh đất Colin giữa Trường Sa là của Việt Nam!

Cả đoàn thủy thủ chia ra chiến đấu giữ đảo. Xuồng khẩn cấp được hạ xuống. Cuối trận đánh, xuồng đưa 10 chiến sỹ cùng 1 liệt sỹ về được tới đảo Sinh Tồn Lớn.

Lịch sử Hải quân Nhân dân Việt Nam thời kỳ 1975 - 2007 còn ghi lại: Ngày 14/3/88, tại khu vực này hai tàu nước ngoài đã ngang nhiên xâm phạm và bắn chìm tàu HQ 605 và HQ 505 của ta, khiến 64 chiến sĩ mất tích đồng thời đưa quân lên chiếm đóng đảo Gạc Ma.

Từ tháng Ba năm 1988 đó, anh Nguyên ở lại, gắn bó với Trường Sa. Tàu ra tới Sinh Tồn, neo lại trực đảo 2 tháng rưỡi, sau đó chuyển qua 3 cụm đảo khác. Sinh Tồn, Núi Le, Đá Đông, các anh có 6 tháng trời ròng rã lênh đênh trên biển Trường Sa. Thiếu nước, hứng nước mưa. Gạo thiếu, chỉ có 7 sỹ quan và chiến sỹ trên tàu nên ăn cũng chẳng hết bao nhiêu.

Đó là những năm tháng mà những "đảo di động", đảo chìm, đảo nổi đã dệt nên những câu chuyện về Trường Sa anh hùng!

Trong ngày trở về đất liền, thuyền trưởng Vũ Huy Lễ được phong anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, thăng vượt cấp lên Thượng tá, đồng thời trở thành Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 955 cho đến ngày ông về hưu.

Sau sự kiện Colin, theo thời gian và qua lời kể của các nhân chứng, lần lượt nhiều người đã được nhận danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Ngày 14/3/1988 đó, Hải quân Nhân dân Việt Nam mất ba tàu: HQ-505, HQ-604, HQ-605 cùng 74 chiến sỹ. Tàu HQ-505 mãi về sau bị chìm tại khu vực đảo Đá Lớn khi đang trên đường kéo về đất liền. Còn hai tàu HQ-604, HQ-605 đã mãi mãi nằm lại dưới lòng biển sâu khu vực giữa đảo Colin và đảo Len Đao.

Tân binh đặc biệt

Tròn 20 năm sau. Tháng 1/2008, trên chuyến hành trình HQ-936 ra Trường Sa có một hạ sỹ cấp bậc tiểu đội trưởng, dáng người nhỏ nhắn, nụ cười rất hiền và đặc biệt siêng năng có tên Nguyễn Mậu Trường, con trai liệt sỹ Nguyễn Mậu Phong, người đã hi sinh trong trận chiến ngày 14/3/1988.

Liệt sỹ Nguyễn Mậu Phong, quê ở xã Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Khi hi sinh, anh Phong mới 28 tuổi và đang mang quân hàm đại úy.

Trong ký ức Trường, hình ảnh về người cha anh hùng Nguyễn Mậu Phong chỉ nhạt nhòa qua những tấm hình chụp vội trong bộ quân phục hải quân. Hai chiếc hòm gỗ được quân đội chuyển lại cho gia đình gồm tư trang và rất nhiều cuốn sổ tay ghi chép, trong đó có một bức thư dày gửi ba mẹ con.

Khi người cha hi sinh giữa trùng khơi Trường Sa, Trường mới chỉ được hai tuổi. Mẹ sinh em Xuân khi có thai vừa được 7 tháng. Đó là hai giọt máu anh hùng Nguyễn Mậu Phong để lại và nay đang có mặt trong đội hình những người lính hải quân. Nguyễn Mậu Trường, sinh năm 1986, đang trên đường ra nhận nhiệm vụ tại đảo Nam Yết. Nguyễn Mậu Xuân, sinh năm 1988, đang là sinh viên năm thứ 4 Học viện Hải quân Khánh Hòa.

Cánh thư chép vội gửi về đất liền. (Ảnh: Hà Trường)

Trong biển đêm ngày 16/1, khu vực đảo chìm Đá Thị, Trường Sa vằng vặc sáng. Cách không xa là cụm đảo Sinh Tồn. Trường kể rằng, đã mong được đi qua đảo Colin để thắp cho người cha nén hương tưởng vọng. Nhưng điều đó đã không được như dự kiến. Còn tôi nói với em rằng, chuyến hành trình đó đã có người làm thay. Hàng năm, quanh cụm đảo Sinh Tồn, khi các tàu đi ngang qua đảo Colin đều có lễ thắp hương, thả hoa xuống biển tưởng niệm những chiến sỹ đã nằm lại để bảo vệ chủ quyền vùng biển đảo này.

Trong ký ức một thời thơ dại, Trường kể về một vùng quê Hiền Lộc nép bên dòng Kiến Giang, Quảng Bình thơ mộng. Có một gian nhà nhỏ, nơi người mẹ đã nuôi hai đứa con trai lớn lên. Học tại Huế, rồi về Quảng Bình làm thuê cho một cửa hàng điện tử để đỡ đần mẹ. Sau đó, em vào Vũng Tàu làm thợ sơn thuê. Ăn hết tết 2007 ở Quảng Bình, Trường vào Cam Ranh để tiếp tục ra với Trường Sa. Mẹ em cũng vừa dựng được căn nhà nhỏ. Trước đấy, ba mẹ con sống đạm bạc, dựa vào nghề chăn nuôi và tiền trợ cấp liệt sỹ của cha.

Trường kể, đi làm thợ sơn ở Vũng Tàu, em ki cóp được 10 triệu đồng mang về hết cho mẹ. Ra đảo chuyến này về, em mong sẽ tặng được một món quà lớn hơn cho mẹ. Người mẹ của Trường, chị Trần Thị Liễu giờ đã bước qua tuổi 45, hẳn cũng ấm lòng hơn khi thấy con đã trưởng thành trong quân ngũ. Chắc chị sẽ an dạ khi chứng kiến cảnh trên boong tàu HQ936 đang neo giữa Biển Đông, gần đảo Sơn Ca, Nguyễn Mậu Trường đang lúi húi viết thư gửi mẹ.

Trong đôi mắt vời vợi hướng ra phía biển, Trường luôn hỏi đảo Nam Yết còn cách Sơn Ca bao xa.

Hà Trường (từ đảo Sơn Ca, Trường Sa)

Nguồn: Viet Nam Net

Đọc tiếp...

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2008

Ngày 20 tháng 1: ngày Hoàng Sa & Trường Sa

Comments

Ngày 20-1 là ngày Hoàng Sa & Trường Sa. Hoàng Sa & Trường Sa là của Việt Nam. Hoàng Sa & Trường Sa là mảnh đất thiêng của Việt Nam.

Ngày Hoàng Sa & Trường Sa cũng là ngày đoàn kết dân tộc một lòng, không phân biệt già trẻ, chính kiến ở trong cũng như ngoài nước, mở đầu một vận hội mới, xây dựng nội lực mạnh để đòi lại Hoàng Sa cho Việt Nam và bảo vệ Trường Sa thân yêu.

Ngày Hoàng Sa & Trường Sa cũng là ngày thành lập "Tủ sách Hoàng Sa, Trường Sa & Biển Đông", tạo điều kiện thuận lợi cho giới nghiên cứu cũng như công tác đào tạo chuyên gia về "Hoàng Sa, Trường Sa & Biển Đông nhất là kinh tế biển" hầu xây dựng đất nước Việt Nam phú cường cũng như bảo vệ giang san.

Bằng mọi cách làm cho mọi người Việt Nam cũng như thế giới không còn mơ hồ gì về chủ quyền bất khả tranh nghị của Việt Nam: các nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu thật sự, hoà bình, liên tục qua nhiều thế kỷ. Các chính quyền qua các thời đại có thẩm quyền pháp lý chịu trách nhiệm về chủ quyền của Hoàng Sa & Trường Sa ở Việt Nam (trong đó có chính quyền Việt Nam Cộng Hòa và chính quyền của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam trong thời kỳ chia cắt từ 1954-1975) chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền của mảnh đất thiêng liêng ấy.

Hãy kiên trì chờ đợi thời cơ để lấy lại Hoàng Sa như tiền nhân chúng ta đã giảnh được độc lập sau hơn một ngàn năm bị lệ thuộc!

Hãy nỗ lực xây dựng đất nước phú cường, hãy xem tụt hậu là mối nhục như ông cha chúng ta lấy mối nhục vong quốc mà tạo động lực vô biên xây dựng nội lực mạnh mẽ để không một ai coi thường truyền thống bất khuất, kiên cường, sức mạnh của dân tộc Việt Nam.

Năm nay tưởng niệm 34 năm Trung Quốc cưỡng chiếm toàn bộ Hoàng Sa, chúng tôi những người yêu Hoàng Sa và Trường Sa quyết định xây dựng "Tủ sách Hoàng Sa, Trường Sa & Biển Đông" với mục đích kêu gọi tất cả những người Việt Nam yêu nước không phân biệt già trẻ, chính kiến ở trong và ngoài nước hãy đoàn kết cùng một lòng hướng tới Hoàng Sa & Trường Sa thân yêu, gom góp tư liệu hầu phổ biến rộng rãi cho mọi người Việt ở trong và ngoài nước và cả thế giới kể cả nhân dân Trung Quốc biết rõ sự thực lịch sử lâu đời về chủ quyền của Việt Nam, các nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu thật sự, liên tục và hòa bình, trong khi không có nhà cầm quyền Trung Quốc nào chịu trách nhiệm quản lý theo luật pháp quốc tế kể cả theo hiệp định Geneva trong thời gian bị chia cắt đã từ chối chủ quyền này.

Tủ sách cũng hỗ trợ các nhà nghiên cứu nhất là các sinh viên đang làm luận văn, luận án về Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông ở trong và ngoài nước. Chúng tôi cũng kêu gọi các nhà hàng tầm hạng sang cấp các học bổng cho các nghiên cứu sinh Việt Nam theo đuổi các đề tài về pháp lý, địa lý, địa chất, lịch sử, tài nguyên về Hoàng Sa, Trường Sa & Biển Đông và cả kinh tế biển.

Nỗ lực xây dựng nội lực đất nước hùng cường là mệnh lệnh của trái tim những người Việt Nam yêu nước chân chính trong lúc này. Hãy nhớ nằm lòng bài học lịch sử mà học giả Hoàng Xuân Hãn đã nhắc nhở chúng ta mỗi khi đất nước suy hèn hoặc nổi loạn là mỗi lần bờ cõi bị xâm lấn. Mọi người trong chúng ta phải cố tìm kiếm sáng kiến, những kế hoạch nhỏ góp phần xây dựng đất nước hùng cường. Luật nhân quả sẽ không chừa một ai kể cả chúng ta.

Trích thư của Tiến sĩ Sử học Nguyễn Nhã và nhóm chủ trương xây dựng "Tủ sách Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông"

Đọc tiếp...

Người theo dõi

 

Copyright 2008 All Rights Reserved Revolution Two Church theme by Brian Gardner Converted into Blogger Template by Bloganol dot com