Thứ Hai, 30 tháng 6, 2008

Thỏa thuận hợp tác thăm dò dầu khí Việt - Trung - Phi: Một hành động tự bắn vào chân mình?

Comments

Các quốc gia đang chiếm giữ quần đảo Trường Sa

BBT:Bài viết được tổng hợp từ bài Thoả thuận hợp tác thăm dò dầu khí Việt - Trung - Phi 2005 của anh Dương Danh Huy và bài Trung Quốc tiến công trên Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông): Chiến lược và mục tiêu của tác giả Shigeo Hiramatsu.

Vào thập niên 90, Trung Quốc đề nghị các nước đang tranh chấp Biển Đông gác vấn đề chủ quyền sang một bên và cộng tác khai thác tài nguyên. Trong khi Trung Quốc tuyên bố là muốn có các “giải pháp hoà bình” đối với tranh chấp, họ lại từ chối tìm giải pháp qua các thương thảo đa quốc gia trong các cuộc gặp gỡ đa quốc gia và chỉ chấp nhận thương thảo song phương. Trung Quốc tuyên bố là hãy bỏ qua tranh chấp chủ quyền mà nên hợp tác phát triển nguồn liệu biển, trong khi đó sẵn sàng khoa trương sức mạnh hải quân và nhiều lần đã dùng tới chúng. Bất cứ một “phát triển chung” nào do Trung Quốc khởi xướng đều dựa vào quan điểm là toàn bộ Hoàng Sa, Trường Sa và các đảo khác là thuộc chủ quyền Trung Quốc và Biển Nam Trung Hoa là “lãnh địa lịch sử” của Trung Quốc và tất cả các nước chung quanh khu biển đó không có quyền gì đối với nó. Trung Quốc có thể nói tới “hợp tác phát triển”, “giải pháp hoà bình”, dẹp bỏ tranh chấp biên giới chính bởi vì nó đã thật sự kiểm soát được các hòn đảo.

Trong một cuộc phỏng vấn với báo Sankei Shimbun, sau các cuộc thương thảo giữa Việt Nam và Trung Quốc về biên giới vào tháng 8 năm 1994, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam nói; “Ý đồ của Trung Quốc là phát triển ở lãnh hải Việt Nam với danh nghĩa cùng phát triển các đảo ở Trường Sa. Nếu người vừa móc túi bạn 100 đô lại hỏi bạn “đi ăn tối chung với nhau nhé” thì bạn só đồng ý với đề nghị này không?” Việt Nam chống đề nghị đó.

Khi Việt Nam vào ASEAN, cả Việt Nam và các nước ASEAN kia đều có hy vọng là ASEAN sẽ đoàn kết trong tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc.

Tiếc thay, năm 2004, Philippines “đào ngũ”, ký hợp đồng thăm dò dầu khí với Trung Quốc trong vùng tranh chấp. Điều này làm cho Việt Nam phải ngậm đắng nuốt cay, tham gia hợp đồng thăm dò chung với Trung Quốc và Philippines năm 2005, tức là làm điều Việt Nam đã chống khoảng một thập niên. Một hành động tự bắn vào chân mình. Thật lạ là Trung Quốc không có lý gì mà xác nhận chủ quyền mà hai nước trên lại chịu hợp tác.

Cho tới nay, hợp đồng này bị giữ bí mật. Người Việt Nam (và có lẽ cả người Phi và Trung) không biết hợp đông đó nói gì và vùng hợp tác thăm dò ở đâu.

Gần đây, một số chính trị gia và nhà báo Phi bắt đầu phê phán hợp đồng này, cho là có hại cho chủ quyền Phi đang đòi ở Trường Sa. Trong hoàn cảnh này, hợp đồng này bị tiết lộ ra và được đăng trên báo chí Phi:

Hợp đồng Trung - Phi 2004

Hợp đồng Việt - Trung - Phi 2005

Lưu ý hợp đồng trên có câu nói không được tiết lộ nếu không được cả 3 bên đồng ý.

Bản đồ và toạ độ vùng thăm dò chung:

Nguồn: Tổng hợp từ Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa

Đọc tiếp...

Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2008

Đốt cờ thì được cái gì?

Comments

Hôm nay xem trên mạng thấy mấy người cực đoan Việt Kiều ở Hoa Kỳ đốt cờ Việt Nam phản đối chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến Mỹ. Đây là một hành động đáng xấu hổ, một hành động đáng lên án, một sự lỗi thời và sự xúc phạm đến hơn 80 triệu người dân Việt Nam trong nước.

Các bạn làm thế để được cái gì? Cuộc chiến đã kết thúc tới 33 năm, hoà bình đã lập lại. Lịch sử đã ghi nhận và mọi thứ không thể thay đổi. Chúng ta không thể sống mãi với quá khứ căm hờn, thù nghịch. Cuộc chiến Nam- Bắc bên nào cũng có gia đình mất mát, thương đau và đó là nỗi đau của dân tộc này.

Tại sao các bạn vẫn sống với quá khứ đau buồn đó, các bạn đốt lá cờ mà chính tôi luôn ngước lên đó chào cờ khi đi học và hát Quốc ca, khi tôi tới sân vận động xem đội tuyên Việt Nam thi đấu, và cũng chính là cờ đó đã bọc thân xác chú tôi đã hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ vào năm 1970 trên con đường Trường Sơn. Với tôi, chính các bạn đã làm con đường anh em đi đến với nhau càng xa cách, vòng tay danh rộng chào đón càng xa vời.

Tôi biết ở các nước phương Tây khi biểu tình họ có quyền đốt cờ, đốt hình nộm các tổng thống...và có thể bạn không thích lá cờ của chúng tôi, đó là quyền của bạn. Nhưng khi bạn hành động điền cuồng đốt lá cờ sao vàng thì coi như bạn đang tự cô lập mình, xa rời với anh em trong nước.

Lá cờ đó là của nhân dân Việt Nam lựa chọn và được thế giới công nhận. Tôi hỏi bạn có bao giờ người Việt trong nước bây giờ lấy lá cờ của chế độ Việt nam cộng hoà ra đốt không? các doanh nhân, nghệ sỹ, việt kiều...đều về nước trong vòng tay ấm cúng.

Tại sao các bạn mãi sống trong thù hận ? Bạn sẽ có được gì. Có thể chế độ này chưa tốt, nhưng hành động đó nó khác xa với tinh thần Việt Nam.

Tôi xin trích một đoạn trong bài viết: Hành động đốt cờ Việt Nam tại Bolsa nói lên điều gì? của tác giả Đông Duy trên tờ Viêt Weekly của hải ngoại

"...Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để nhớ rằng, máu của người Việt đã đổ trên vùng lãnh thổ của tổ quốc, máu của những chiến sỹ Việt Nam dù thân xác được gói trong lá cờ vàng ba sọc đỏ hay lá cờ đỏ sao vàng. Kế đó, cũng đừng quên là máu sẽ không ngừng chẩy sau một vài va chạm ban đầu. Những năm tháng kế tiếp sau này, người ta còn phải chờ đợi thêm nhiều hi sinh nữa trong cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù truyền kiếp từ phương Bắc.


Nói như vậy vì hôm qua, tôi nhận được một Email của ông bạn nhà báo Lê Phú Nhuận gửi tới với một câu hỏi thật lớn: “Bạn có yêu nước không? Bạn có đau lòng không?”

Tôi thấy không cần thiết phải trả lời câu hỏi này, vì người đặt ra câu hỏi này vẫn tiếp tục bịt mắt cầm dao đâm vào tổ quốc mình nhân danh chuyện chống Cộng, vì đoạn sau của lá thơ đầy phẫn khích này đi đến một kết luận chắc như bắp là, “những mất mát ấy của đất nước là do chính đảng Cộng sản Việt Nam đã dâng Trường Sa, Hoang Sa, dâng vịnh Bắc Việt và phần đất biên giới cho Trung quốc.”

Lời kết tội này không khác gì một nắm bùn nhơ ném vào vong linh của 70 chiến sỹ Việt Nam một lần nữa, đã đổ xuống trên lãnh thổ Trường Sa năm 1988 và sẽ còn nhiều máu xương trong tương lai.

Câu hỏi “bạn có yêu nước không” cũng làm tôi buồn bực vì trong cuộc biểu tình mới nhất chống Trung Cộng ở mảnh đất chống Cộng bịt mắt Bolsa, người ta đốt cờ Trung Cộng và đốt cả lá cờ đỏ sao vàng.

Làm sao nói hết được cảm giác tủi hổ về sự ngu dốt này khi cả thế giới hiệïn chỉ biết về Việt Nam qua lá cờ này và nó cũng đang đại diện cho quyền lợi của tổ quốc chúng ta trong Hội đồng Bảo an.

Ở Việt Nam, người ta biểu tình phản đối hành động xâm lược bá quyền của Trung Hoa Lục Địa với một rừng cờ đỏ. Ở hải ngoại, người ta không dám đăng những tấm hình này để ủng hộ, để góp chút xương máu với anh em mình vì sợ bị “chụp mũ là Cộng Sản”.

Kẻ thù ở đâu, nó không xa các bạn lắm đâu. Xin cứ nhìn quanh sinh hoạt ở Bolsa này đủ biết."

Nguồn:
Blogger ngoc n Đọc tiếp...

Đài Loan 'không đàm phán đảo Ba Bình'

Comments

Đài Loan khẳng định chủ quyền đối với Taiping (Ba Bình), đảo được coi là lớn nhất trên quần đảo tranh chấp Trường Sa.

Nhiều nước tuyên bố chủ quyền đối với Trường Sa

Ngoài Việt Nam, còn nhiều nước tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa

Ông Donald Lee, đại diện Văn phòng Kinh tế - Văn hóa Đài Bắc ở Manila, nói với truyền thông Philippines trong một cuộc họp báo: “Đài Loan có chủ quyền đối với đảo Ba Bình, và không có chỗ cho đàm phán về vấn đề này”.

Theo tờ Manila Times, ông Lee nói thêm: “Trên đảo Ba Bình có hơn 200 lính tuần duyên và một đường băng mới”.

Nhà ngoại giao kỳ cựu của Đài Loan cũng cho biết rằng Tổng thống mới được bầu của Đài Loan là Mã Anh Cửu không có ý định đàm phán hay từ bỏ chủ quyền với Ba Bình.

Đài Loan hiện diện trên đảo Ba Bình kể từ tháng Chín năm 1956.

Mới đây Đài Bắc đã khánh thành một đường băng trên đảo, và gây ra các phản đối từ các nước tuyên bố có chủ quyền ở Trường Sa.

Việt Nam đã nhiều lần phản đối các hoạt động của Đài Loan trên đảo Ba Bình, nhưng lần nào Đài Bắc cũng lên tiếng phản bác Hà Nội.

Ngoài Việt Nam, Trường Sa còn được các nước bao gồm Trung Quốc, Đài Loan, Brunei, Malaysia và Philippines tuyên bố chủ quyền.

Năm 1988 từng xảy ra đụng độ vũ trang giữa Trung Quốc và Việt Nam tại Trường Sa, khiến hơn 70 thủy thủ Việt Nam thiệt mạng.

Nguồn: BBC Việt ngữ

Đọc tiếp...

Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2008

Mỹ và VN diễn tập hải quân chung?

Comments

Một đô đốc hải quân Mỹ cho biết Việt Nam đang cân nhắc đề nghị của ông về việc diễn tập hải quân chung.

Phó đô đốc Doug Crowder đã đưa ra đề xuất với Phó Đô đốc, Tư lệnh Quân chủng hải quân Việt Nam Nguyễn Văn Hiến nhân chuyến thăm đầu tiên tới Việt Nam của một trong các tàu bệnh viện của hải quân Mỹ.

Theo đài Tiếng nói Hoa Kỳ, ông Crowder đã có cuộc tiếp xúc với ông Hiến tại Hải Phòng hôm 26/6, và hai bên đã trao đổi về việc tăng cường hợp tác hải quân Việt – Mỹ.

Phó đô đốc Crowder được trích lời nói: “Chúng tôi không đạt được một thỏa thuận cụ thể nào, mà chỉ đồng ý tiếp tục làm việc thông qua các bên liên quan và chính phủ mỗi nước”.

“Tôi đã đưa ra nhiều đề nghị trong đó có các cuộc diễn tập chung. Chúng tôi đã mời năm sĩ quan của phía Việt Nam tới chứng kiến một trong các cuộc diễn tập hải quân với Singapore tuần này”.

Đô đốc Crowder cũng cho biết rằng sĩ quan quân đội Việt Nam từng nhiều lần tới chứng kiến các cuộc diễn tập hải quân giữa Mỹ và các nước trong khu vực, và dường như đã sẵn sàng tham gia.

Phó đô đốc Doug Crowder tại Nha Trang, Khánh Hòa

Ông Doug Crowder nói Việt Nam dường như đã sẵn sàng diễn tập hải quan với Mỹ

Ông hy vọng phía Việt Nam sẽ có thể tham gia vào mùa hè năm sau, khởi động với các bài diễn tập đơn giản, tại các cuộc diễn tập thường niên song phương giữa Hạm đội Bảy do ông làm tư lệnh với các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Tìm chỗ dựa

Phó tư lệnh nói: “Trong cuộc diễn tập chung đầu tiên với Việt Nam có lẽ chúng tôi sẽ tập trung vào hoạt động tìm kiếm và cứu nạn”.

Ông Crowder, vị tư lệnh lực lượng hải quân Mỹ ở Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, nói muốn phía Việt Nam thông báo sáu tháng trước cuộc diễn tập mùa hè năm sau việc có tham gia hay không.

Chuyến thăm của Phó đô đốc Doug Crowder diễn ra sau khi tàu bệnh viện hải quân Mỹ USNS Mercy Mercy chuẩn bị kết thúc chuyến đi chữa bệnh và phẫu thuật cho các bệnh nhân bị dị tật mặt của Việt Nam.

Thông tin do ông Doug Crowder củng cố nhận định của các chuyên gia, rằng Việt Nam đang muốn tăng cường củng cố hải quân giữa lúc vẫn còn những tranh chấp biển với các quốc gia, nhất là ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Việt Nam dường như cũng muốn tăng cường hợp tác với các đồng minh quân sự của Mỹ trong khu vực.

Trong chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Việt Nam, ông Dũng đã gặp Tổng thống Philippines Gloria hôm 24/06 – người cũng công du Mỹ dịp này.

Trong cuộc họp ở Washington, ông Dũng đề nghị với tổng thống Philippines để hai nước có tuần tra chung về hải quân nhằm đảm bảo an ninh biển.

Từ trước tới nay, Philippines luôn có thái độ cứng rắn hơn cả trong tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc.

Nhân chuyến thăm của ông Dũng, Hoa Kỳ cũng đã cam kết ủng hộ 'toàn vẹn lãnh thổ" của Việt Nam.

Nguồn: BBC Việt Ngữ

Đọc tiếp...

Paracels.info: Thêm một website tiếng Anh nữa về Hoàng Sa

Comments

Ngày 27/6/2008 trên mạng Internet tiếp tục xuất hiện thêm một website bằng tiếng Anh tuyên truyền chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại địa chỉ:

Được biết sau ngày 9/12/2007 thì số website bằng tiếng Anh ủng hộ chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo ngày càng nhiều trong đó có thể kể đến: www.paracelspratlyislands.blogspot.com, www.paracelspratly.com, www.xishadao.com...

Đọc tiếp...

Thứ Năm, 26 tháng 6, 2008

Cực lực phản đối hành động cực đoan của một số người Việt ở nước ngoài

Comments

Đây là hình ảnh một số người Việt Nam ở Hoa Kỳ đốt cờ Việt Nam, hành động này là một sự sỉ nhục một sự nhạo báng đến tất cả những người dân trong nước như tôi (Hoàng Sa Trường Sa). Tôi lúc nào cũng có một ước mơ người Việt Nam toàn thế giới đoàn kết lại để cùng nhau chống lại sự xâm lăng lãnh thổ của kẻ thù. Lần này khi nhìn thấy cảnh tượng này, đã làm tôi phẫn nộ vô cùng. Tôi tuy là những thế hệ sinh ra sau chiến tranh, vào thời kỳ đất nước đang trong giai đoạn đổi mới có lẽ những hiểu biết về lịch sử dân tộc còn hạn chế. Nhưng tôi đã cố gắng tìm hiểu về lịch sử dân tộc VN tại sao phải chia cắt và mâu thuẫn, và mang trong mình niềm hy vọng hòa hợp đoàn kết dân tộc.

Và rất vui mừng khi có nhiều các chú các bác ở hải ngoại vào blog này cùng chia sẻ quan điểm, và cùng góp lên tiếng nói xây dựng của mình.

Nhưng không ngờ ngày hôm nay khi chứng kiến cộng động người Việt tại Houston, những người Việt VNCH tham gia biểu tình, hình ảnh Học Thái Nguyên và Xuân Tín tham gia đốt cờ Việt Nam, tôi không hiểu chuyện gì đang xẩy ra, các bạn có biết là cờ đỏ sao vàng có ý nghĩa như thế nào trong tim những người trẻ tuổi trong nước như chúng tôi không, từ khi còn cắp sách đến trường nó đã gắn bó với những buổi chào cờ đầu tuần, nó đi cùng với niềm vui của đội tuyển bóng đá nước nhà dành chiến thắng, nó là niềm tự tôn dân tộc, nó là biểu tượng cho Việt Nam trên thế giới... Ngày hôm nay nó lại bị hủy hoại bởi chính những người Việt Nam, các bác có quyền phản đối, có quyền không chấp nhận nó, nhưng không được đốt nó... hành động này sẽ có tác động không tốt với thế hệ thanh niên VN ngày nay, chỉ đi ngược lại những gì mà những người trong nước đang cố gắng, từ khi tôi lớn lên đến nay tôi chưa bao giờ nhìn thấy ngọn cờ tổ quốc bị xúc phạm đến như vậy.

"Chúng ta hãy cùng gác lại quá khứ, nhìn vào mục tiêu chung này để chung sức xây dựng đất nước"

Tôi thất vọng vô cùng, trước đây khi thấy các bác Việt Nam ở nước ngoài quan tâm đến tình hình Hoàng Sa Trường Sa cứ tưởng là họ thật sự quan tâm đến đất nước này và cảm thấy được an ủi rất nhiều khi mà nhiều người dân trong nước đang thờ ơ và không biết được thông tin về vấn đề này, nhưng hóa ra còn nhiều người ở hải ngoại lại có thái độ kì thị gây mất đoàn kết dân tộc, và chỉ thích hành động vì sự thù hận ích kỷ của bản thân hơn là theo đuổi nhưng mục đích vì lợi ích của toàn thể nhân dân Việt Nam.

Nguồn: Blogger Hoàng Sa - Trường Sa

Đọc tiếp...

Thứ Ba, 24 tháng 6, 2008

Hoàng Sa, Yahoo! và Việt Nam

Comments

Từ năm 2004 đã có bài viết "Tại sao, Hoàng Sa?" của nhà báo Bùi Thanh (Bút Bi) đăng trên tờ Tuổi Trẻ phản ánh về việc trang dự báo thời tiết của Yahoo đã ngang nhiên cho Hoàng Sa là của Trung Quốc với tên Xisha Dao.

Hồi đó Yahoo! chưa nghĩ đến việc kinh doanh ở Việt Nam,nên chúng ta phản đối họ cũng khó. Nhưng nay mọi việc đã thay đổi, Yahoo! đã nhảy vào thị trường Việt Nam, tiếng nói của cộng đồng mạng chúng ta với Yahoo đã lớn hơn.

Hãy cũng nhau viết thư gửi lên Yahoo! Việt Nam để phản đối chuyện này bạn nhé!

Hiện theo thông tin được biết thì Yahoo đã có văn phòng đại diện tại TPHCM, Hà Nội, nhưng BBT Blog vẫn chưa tìm được địa chỉ rõ ràng của hai văn phòng này, vì thế bạn đọc nào biết xin vui lòng cung cấp.

Đơn vị chủ quản của Yahoo! Việt Nam là Yahoo! Singapore Pte Ltd.

Street Address 6 Temasek Boulevard,
#8-00 Suntec Tower Four,
Singapore 038986

Phone +65 477-4500

Fax +65 339-0623

E-mail: sg-sales@yahoo-inc.com

Đọc tiếp...

Thứ Năm, 12 tháng 6, 2008

Tọa đàm "Biển Đông: Những cơ hội và thách thức"

Comments

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Văn Đức cho rằng bên cạnh những lợi thế to lớn về nguồn lực kinh tế do biển mang lại, Việt Nam đang phải đối phó với hiểm họa tự nhiên đến từ đại dương và các sự cố do con người gây ra.

TTTXVN đưa tin, thông tin tại buổi toạ đàm "Biển Đông: Những cơ hội và thách thức" ở Hà Nội ngày 11/6, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Văn Đức nhấn mạnh cần bảo vệ môi trường biển khỏi ô nhiễm và tài nguyên biển khỏi suy thoái do các hoạt động kinh tế-xã hội gây ra, thực hiện các biện pháp phòng tránh thiên tai có hiệu quả.

Trong khi đó, tiến sĩ Nguyễn Chu Hồi, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam nêu rõ cần có cơ chế phối hợp liên ngành, quản lý theo vùng chức năng và dựa vào cộng đồng, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về biển đảo.

Với lợi thế có hơn 3.000km đường bờ biển, trong đó có hơn 3.000 đảo lớn nhỏ, 44 vũng, vịnh nhỏ và 12 đầm, phá ven bờ, khoảng 1.120 km rạn san hô, khoảng 252.500 ha rừng ngập mặn, thảm cỏ biển phân bố từ Bắc vào Nam, hệ sinh thái ven biển mỗi năm đem lại lợi nhuận ước tính từ 60-80 triệu USD.

Tuy nhiên môi trường biển đang suy giảm với 70% là do tác động từ bờ và duyên hải, các cảng biển, khai thác dầu khí, nuôi trồng thủy sản tập trung.

Nguồn: Hà Nội mới

Đọc tiếp...

Thứ Năm, 5 tháng 6, 2008

Tập San Sử Địa 29: Đặc Khảo Hoàng Sa, Trường Sa

Comments

Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông xin giới thiệu với bạn đọc Minh Biện quyển Tập San Sử Địa 29: Đặc Khảo Hoàng Sa, Trường Sa”.

Quyển này được viết bởi những tác giả: HOÀNG XUÂN HÃN, TRẦN HỮU CHÂU, TRỊNH-TUẤN-ANH, THÁI VĂN KIỂM, LAM GIANG, LÃNG HỒ, HÃN NGUYÊN, SƠN HỒNG ĐỨC, NGUYỄN HUY, VÕ LONG TÊ, QUỐC TUẤN, NGUYỄN NHÃ, Ông và bà TRẦN ĐĂNG ĐẠI, TRẦN THẾ ĐỨC, NHÓM THƯ TỊCH SỬ ĐỊA... sau khi Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa năm 1974.

Quyển này được xuất bản tại Sài Gòn đầu năm 1975 (tức là dưới VNCH) dưới sự tài trợ của Nhà Sách Khai Trí và dưới ban chủ biên, ban trị sự dưới đây.

Ban chủ biên: NGUYỄN THẾ ANH-BỬU CẦM-LÂM THANH LIÊM-PHẠM VĂN SƠN-THÁI VIỆT ĐIỀU-PHẠM CAO DƯƠNG-PHÙ LANG-NHẤT THANH-ĐẶNG PHƯƠNG NGHI–QUÁCH THANH TÂM-TRẦN ĐĂNG -PHẠM ĐÌNH TIẾU-NGUYỄN KHẮC NGỮ-NGUYỄN HUY-TRẦN QUANG HUY-TẠ CHÍ ĐẠI TRƯỜNG-PHẠM LONG ĐIỀN-TRẦN ANH TUẤN-TRẦN QUỐC GIÁM-NGUYỄN SAO MAI-MAI CHƯỞNG ĐỨC-TRẦN THẾ ĐỨC-THÁI CÔNG TỤNG.

Ban trị sự: Nguyễn Nhã * Nguyễn Nhựt Tấn * Phạm Thị Hồng Liên * Nguyễn Ngọc Trác * Trần Đình Thọ * Nguyễn Hữu Phước * Phạm Thị Kim Cúc * Trần Ngọc Ban * Phạm Văn Quảng * Phạm Đức Liên * Lâm Vĩnh Thế.

Tuy không và không thể đề cập tới tất cả các khía cạnh của tranh chấp Biển Đông, TSSĐ29 là một tài liệu quý cho những lãnh vực sách này đề cập tới. Thí dụ, TSSĐ29 có một số chứng cớ để phản bác những điều mà Trung Quốc dùng để gọi là chứng cớ lịch sử của họ.

QNCBĐ đã thực hiện bản đánh máy này với tiền của người đóng góp. Đây là một bản đánh máy rất công phu, giữ lại hình ảnh, bản đồ, trình bày, mặt chữ v.v. của bản gốc. Có một số nhỏ các từ Hán Nôm sẽ được bổ xung sau.

Hy vọng bản đánh máy này góp phần cho quyển TSSĐ29 phổ biến kiến thức về Hoàng Sa, Trường Sa. Hy vọng là những kiến thức này sẽ không chỉ có giá trị hàn lâm mà góp phần cho những hành động để chống lại những lý lẽ nguỵ tạo của Trung Quốc về Hoàng Sa, Trường Sa.

Về vấn đề bản quyền, QNCBĐ đã có nỗ lực để xác định nhưng vẫn không biết bản quyền thuộc về ai, eg, tác giả, hay Nhà Sách Khai Trí, hay ban chủ biên, hay ban trị sự. TS Nguyễn Nhã, một trong những tác giả và trưởng ban trị sự, là người duy nhất chúng tôi liên lạc đươc. Ông đồng ý với việc QNCBĐ đăng quyển TSSĐ29 lên mạng. Vì vậy, chúng tôi xin mạn phép đăng bản đánh máy này một cách vô vụ lợi, nhằm góp phần phổ biến kiến thức về Biển Đông. Nếu có ai giúp chúng tôi liên lạc được với tác giả hay gia đình của họ, hay chủ nhà sách Khai Trí thì chúng tôi xin đa tạ.

Đọc tiếp...

Thứ Hai, 2 tháng 6, 2008

Đài Loan và Trường Sa

Comments

Cờ Đài Loan tung bay trên đảo Ba Bình

BBT: Bài viết này dựa trên bài viết của tác giả Hữu Nghị đăng trên TTCT vào đầu năm 2007, có cập nhật, bổ sung thêm thông tin mới .

Quần đảo Trường Sa (tiếng Anh: Spratly Islands) nằm tọa độ 8O38' Bắc, 111°55' Đông, có diện tích (đất liền) nhỏ hơn 5km2, gồm khoảng 100 đảo nhỏ, đảo san hô và đỉnh núi nhô lên khỏi mặt biển rải rác trên một diện tích gần 410.000km2 ở giữa biển Đông, thuộc tỉnh Khánh Hòa. Sở dĩ quần đảo Trường Sa còn có tên quốc tế là Spratly Islands là do vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 có một số thủy thủ từ một số nước lớn châu Âu ghé đến đây, trong đó có người mang tên là Spratly (theo Wikipedia). Do đây là khu vực lòng chảo trầm tích chứa nhiều dầu mỏ và khí gas, nên quần đảo Trường Sa kích thích sự “thèm khát” của không ít thế lực, trong đó có Đài Loan.

Vừa qua, Đài Loan đã định tổ chức thị sát Trường Sa.theo kế hoạch thì bộ trưởng quốc phòng của nước này đã định tới thị sát một đường băng mới trên đảo Taiping (Ba Bình), đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa.Cuối cùng dưới sự phản ứng quyết liệt của Việt Nam và Philipin chuyến thị sát đã bị hủy.Đây không phải lần đầu Đài Loan gây náo động Trường Sa.Đầu năm 2008 lần đầu tiên Đài Loan đã cho máy bay quân sự C-130 Hercules hạ cánh xuống đường băng vừa xây xong trên đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa, xâm phạm trắng trợn lãnh thổ Việt Nam!(hoangsa.org). Năm 2007 Đài Loan tổ chức diễn tập quân sự trong khu vực quần đảo Trường Sa đã khuấy động tình hình vùng biển này, đặc biệt khi đây là một cuộc diễn tập bắn đạn thật, gần đảo Ba Bình... Năm 2006, Đài Loan đã tiến hành xây dựng đường băng trên đảo Ba Bình. Năm 2004, Đài Loan đã cho một xuồng cao tốc đưa tám người và bốn hộp to sơn màu đen, hai tấm gỗ vuông từ đảo Ba Bình (do Đài Loan chiếm đóng) ra bãi cạn Bàn Than, tiến hành đo đạc, cắm cọc. Lúc 13g15 cùng ngày, Đài Loan đã đổ bốn cột bêtông cao khoảng 2,5m, tạo thành ô vuông cách nhau khoảng 3m, sau đó quay về Ba Bình để lại tám người trên bãi cạn Bàn Than (biendong.org). Năm 2003, Đài Loan xâm phạm bãi Bàn Than.Cần nhắc lại thêm là cho đến nay, Đài Loan vẫn chiếm giữ trái phép đảo Ba Bình (Itu Aba) thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Chiếm giữ như thế là do lợi dụng hoàn cảnh Việt Nam đang lâm nạn, bị mất chủ quyền, thực dân đô hộ và chiến tranh, nhất là thời điểm quân Pháp rút khỏi Việt Nam.

Các hành động này của Đài Loan đã vi phạm chủ quyền của VN và đã vượt quá những tính toán chiến lược mà Cheng Yi Lin của Viện nghiên cứu Academia Sinica của Đài Loan từng phân tích từ năm 1997 trong bài viết về chính sách Đài Loan về biển Đông (Taiwan's South China sea policy).

Theo tác giả: “Chính sách của Đài Loan trong những năm tới là tinh quái và mập mờ, do lẽ Đài Loan không muốn khiêu khích cả Trung Quốc lẫn các nước tranh chấp trong ASEAN. Đài Loan thận trọng tránh tạo cảm giác rằng người Trung Hoa cả hai bên bờ eo biển Đài Loan cùng là những đồng minh “tự nhiên” trên biển Đông. Đài Loan cũng không muốn thấy Trung Quốc trở thành cường quốc thống trị biển Đông và đe dọa đường hàng hải của Đài Loan. Trong khi đó, Đài Loan có lẽ sẽ củng cố việc kiểm soát đảo Ba Bình”, (ASIAN SURVEY, VOL. XXXVU, NO. 4, APRIL 1997).

Những gì Cheng Yi Lin viết cách đây mười năm phản ánh một thái độ nước đôi của Đài Loan trong bối cảnh sau khi ASEAN đã có thông cáo chung Manila năm 1992 về biển Đông và VN mới gia nhập ASEAN. 10 năm qua, tình hình thực tế đã biến đổi, trong đó có sự khai sinh ra Diễn đàn ARF (mở rộng) của ASEAN, và Đài Loan cảm thấy “sốt ruột” khi thấy phải đứng ngoài các cơ chế đàm phán hoặc thảo luận.

Mặt khác, chính cuộc chạy đua vũ trang của Đài Loan với Trung Quốc cũng đã góp thêm phần phức tạp. Giới quân sự Đài Loan nhận xét như sau về bộ máy quốc phòng Trung Quốc:

1/ Ngân sách quốc phòng của CHND Trung Hoa không rõ ràng, minh bạch cũng như việc hiện đại hóa lực lượng...

3/ Với sách lược “đánh thắng các cuộc chiến tranh địa phương bằng các phương tiện chiến tranh thông tin”, lực lượng CHND Trung Hoa hiện có những lợi thế về khả năng...

5/ Để hậu thuẫn các yêu sách trên đại dương, CHND Trung Hoa đã không ngừng tăng cường khả năng chính xác tầm xa của lực lượng pháo binh thứ nhì (tên lửa), khả năng chiến đấu trên đại dương và khả năng hỗ trợ không quân tầm xa... Nhằm hiện đại hóa khả năng quốc phòng của mình, CHND Trung Hoa tích hợp các tài nguyên kỹ thuật quân sự và dân sự, không ngừng du nhập vũ khí kỹ thuật cùng kỹ thuật cao cấp từ nước ngoài...

(nguồn: http://www.mnd.gov.tw/eng/news/newsroom.aspx?PublicID=3609).

Trong khi Trung Quốc hiện đại hóa hải quân, Đài Loan cũng hành động tương tự để cân bằng: “Hải quân Đài Loan đang tích cực hiện đại hóa, mua tuần dương hạm kiểu La Fayette của Pháp, kiểu Knox của Mỹ, đồng thời mua bản quyền sản xuất tuần dương hạm kiểu Perry. Ngoài ra, cũng còn rất nhiều tàu nhỏ sử dụng tên lửa chống tàu” (http://www.taiwandc.org/white-p2.htm). Từ đó, tác động gián tiếp đối với an ninh của quần đảo Trường Sa khi mà Đài Loan nay có thể vươn sức mạnh tới đây.

Trong bối cảnh đó, càng đáng ngại khi mà bản thân qui tắc ứng xử trên biển Đông cũng không có tính cách bắt buộc.

Đọc tiếp...

Người theo dõi

 

Copyright 2008 All Rights Reserved Revolution Two Church theme by Brian Gardner Converted into Blogger Template by Bloganol dot com