Thứ Tư, 30 tháng 4, 2008

Giới thiệu HoangSa.Org Toolbar

Comments

Theo dõi các tin tức mới nhất!

Hãy cập nhật các thông tin mới nhất từ hoangsa.org trực tiếp trên trình duyệt của bạn, cho dù bạn ở bất kỳ nơi đâu.

Theo dõi các thông tin yêu thích

Bạn có thể theo dõi các thông tin yêu thích của mình, kiểm tra E-mail từ các hòm thư khác nhau chỉ trong cùng một nơi, theo dõi dự báo thời tiết với thời gian thực... chỉ ngay trong thanh công cụ này của chúng tôi.

Tìm kiếm

Tìm kiếm Web, thông tin trên Internet với Google

Nghe nhạc và radio

Bạn có thể nghe những album bài hát về biển đảo quê hương như "Gần lắm Trường Sa" hay "Trường Sa - Một chuyến đi"...

An toàn

Hoàn toàn không có Spyware, Adware, quảng cáo pop-up hay các phần mềm có hại cũng như không tạo ra bất kỳ lỗ hổng bảo mật nào. Ngoài ra toolbar còn được trang bị công cụ chống pop-up hữu hiệu.

Download & Cài đặt (Bao gồm cả chương trình gỡ bỏ)

Yêu Cầu Hệ Thống

Microsoft Windows 2000/XP /Vista

Firefox 1.0.1+ , Internet Explorer 5.0+

Dành cho trình duyệt Firefox: Nhấn vào đây để cài đặt thanh công cụ hoangsa.org cho trình duyệt Firefox của bạn.

Dành cho trình duyệt Internet Explorer: Nhấn vào đây để cài đặt thanh công cụ hoangsa.org cho trình duyệt Internet Explorer của bạn.

Tải trực tiếp theo link này:

http://hoangsaorg.ourtoolbar.com/Storage/4/161/CT1617204/Downloads/Hoangsa.or...

Chính sách riêng tư

Chúng tôi cam kết về việc đảm bảo riêng tư cũng như bảo mật cho mọi thành viên sử dụng HoangSa.org Toolbar. Phần mềm của chúng tôi hoàn toàn miễn phí để cài đặt và sử dụng. Chỉ duy nhất các thông tin thống kê tình hình được gửi về server của chúng tôi, và không có bất kỳ một thông tin nào được trao đổi để mà có thể nhận diện được người sử dụng.

Người sử dụng Firefox Toolbar có thể được cho phép tắt chế độ chuyển đổi dữ liệu thống kê tại bất kỳ thời điểm nào.

Phần mềm của chúng tôi chỉ thực hiện các nhiệm vụ chính của nó:

1- KHÔNG theo dõi các thói quen lướt web của bạn.

2- KHÔNG hiển thị các quảng cáo pop-up hay bất kỳ hình thức quảng cáo nào.

3- KHÔNG "hijack" tìm kiếm của bạn.

4- KHÔNG chỉnh sửa các trang web mà bạn tham quan.

5- KHÔNG ngăn chặn quá trình gỡ bỏ phần mềm. Phần mềm của chúng tôi có thể được gỡ bỏ một cách nhanh chóng.

6- KHÔNG tạo ra các "lỗ hổng bảo mật": toolbar không làm cho các hacker dễ dàng hơn trong việc thực hiện xâm nhập vào máy tính của bạn.

7- KHÔNG và sẽ không bao giờ bán, trao đổi các thông tin cá nhân của bạn.

PHẦN MỀM NÀY KHÔNG KÈM THEO BẤT KỲ MỘT PHẦN MỀM CÓ HẠI NÀO NHƯ SPYWARE, ADWARE, VIRUS... CHÚNG TÔI HOÀN TOÀN KHÔNG THEO DÕI BẤT KỲ MỘT THÀNH VIÊN NÀO SỬ DỤNG TOOLBAR. CHỈ DUY NHẤT THÔNG TIN THỐNG KÊ SỬ DỤNG ĐƯỢC GỬI VỀ SERVER CỦA CHÚNG TÔI ĐỂ GIÚP CHÚNG TÔI CÓ THỂ THEO DÕI, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM.

Giúp đỡ

Vấn đề thường gặp

Q. Tôi muốn thay đổi địa danh nơi tôi muốn theo dõi nhiệt độ trên trình duyệt của mình?

Bạn click vào biểu tượng thời tiết trên hoangsa.org toolbar click chọn thay đổi vùng.Nếu vùng bạn muốn đưa vào không có trong list hãy chọn "tìm tên.."rồi nhập tên địa danh vào như ha noi,nam dinh...

Q. Tại sao tôi lại không thấy hoangsa.org Toolbar được liệt kê trong Internet Explorer?

Một số phiên bản cũ của Internet Explorer 5.0 có lỗi với hệ thống toolbars. hoangsa.org toolbar có thể đã được liệt kê ở dưới tên 'Radio' (thường là thứ 2 trong danh sách liệt kê). Vào View > Toolbars và nhấn vào lựa chọn Radio thứ 2.

Q. Tại sao hoangsa.org icon không hiển thị trên trình duyệt của tôi?

Trong Internet Explorer, vào View > Toolbars và đánh dấu lựa chọn hoangsa.org.

Q. Tôi cố gắng gỡ bỏ hoangsa.org Toolbar nhưng luôn gặp phải lỗi. Tôi phải làm thế nào?

Thỉnh thoảng vấn đề này xảy ra, bạn chỉ việc cài đặt lại hoangsa.org toolbar và gỡ bỏ chúng.

Các vấn đề khác

Q. Làm thế nào để di chuyển HoangSa.Org Toolbar đến vị trí khác?

Nếu như bạn sử dụng Internet Explorer 6.0 +, bạn cần phải "unlock" toolbar trước khi có thể di chuyển chúng. Nhấn chuột phải vào toolbar, bỏ lựa chọn "Lock the Toolbars" .

Bạn có thể thay đổi vị trí của HoangSa.Org Toolbar trên trình duyệt bằng cách nhấn, kéo và thả ở phía bên trái gần logo của hoangsa.org.

Q. Tôi có cần phải trả bất kỳ khoản tiền nào cho việc sử dụng HoangSa.Org Toolbar?

Không, hoàn toàn miễn phí. Không hề có bất kỳ khoản tiền nào phải trả cho việc sử dụng, cài đặt hoặc gỡ bỏ HoangSa.Org Toolbar. Ngoài ra sử dụng HoangSa.Org Toolbar là đã giúp cho hoangsa.org phát triển.

Q. Khi nào thì hoangsa.org toolbar sẽ có cho các hệ điều hành khác?

Hiện tại vẫn chưa hỗ trợ các hệ điều hành khác ngoài Windows.

Q. HoangSa.Org Toolbar có hỗ trợ MSN Explorer hay không?

Hiện tại, HoangSa.Org Toolbar không hoạt động với MSN Explorer.

Q. Làm thế nào để gỡ bỏ HoangSa.Org Toolbar?

Để gỡ bỏ trong Firefox, bạn chỉ cần theo những bước đơn giản sau:

- Mở Firefox và nhấn vào "Tools".

- Chọn "Extensions" hay "Add-on".

- Tìm hoangsa.org và nhấn vào nó.

- Nhấn vào nút "Uninstall".

Với Internet Explorer:

-Nhấn vào "Start" menu.

-Chọn "Settings".

-Vào "Control Panel".

-Chọn "Add or Remove Programs".

-Tìm "hoangsa.org" và nhấn vào "Uninstall".

Đọc tiếp...

Thứ Ba, 29 tháng 4, 2008

Cờ đỏ rợp trời trên đất nước ta!

Comments

Hình ảnh

Xuất phát !

Hình ảnh

Lên đường !

Hình ảnh

Tràn ngập lãnh thổ !

Hình ảnh

Quyết tâm bảo vệ an ninh !

Hình ảnh

Sẵn sàng chiến đấu !

Hình ảnh

Đứng đây làm gì thế ??? !!!

Đọc tiếp...

Rước đuốc Olympic ở TPHCM

Comments
Cờ đỏ đón đuốc Olympic

Đoàn người mang cờ đỏ, gồm cả cờ Trung Quốc đón chào đuốc Olympic tại TPHCM

Lễ rước đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh đã bắt đầu tại TP Hồ Chí Minh trên tuyến đường từ trước Nhà hát thành phố ra sân vận động Quân khu 7 để rời Việt Nam sang Trung Quốc.

Tin từ Sài Gòn cho hay, Phó chủ tịch ban tổ chức Olympics 2008 củ̀a Trung Quốc, ông Lý Bỉnh Hoa đã chính thức trao ngọn đuốc cho đại diện phía Việt Nam, bà Nguyễn Thị Thu Hà.

Đại sứ Trung Quốc Hồ Càn Văn và phó chủ tịch UB Olympics VN Hoàng Vĩnh Giang cũng có mặt.

Nhân chứng cho hay, trong nhóm người được chọn vào trước sân khấu Nhà hát thành phố dự lễ có nhiều sinh viên và người thiểu số Hoa mang cờ Trung Quốc và mặc áo có hình Thế vận hội Bắc Kinh.

Họ cũng đứng dọc các con phố và đi thành đoàn trên hè phố với sự bảo vệ của công an.

Một người gốc Hoa ở Sài Gòn, ông Lí Quan cho hãng thông tấn AFP biết rất tự hào về chặng rước đuốc cuối cùng trước khi đến Trung Quốc: "Đây là giờ phút hạnh phúc nhất đời tôi".

Bản tin của Reuters thì nói công an mặc sắc phục và thường phục tìm cách ngăn một nhóm người Trung Quốc chăng biểu ngữ gần Nhà thờ Đức Bà trong lúc đường phố tắc ngẽn xe cộ.

Một nhà báo không nêu tên nói ông chỉ tình cờ ra một điểm dọc đường rước đuốc thì thấp xung quanh đầy người Trung Quốc:

"Nét mặt họ rất rạng rỡ, phấn khích. Khi đuốc chạy qua họ hô to bằng tiếng Trung".

Tăng cường an ninh

An ninh được tăng cường ở mọi đoạn đường của lễ rước.

Nhà chức trách lo ngại có hoạt động biểu tình chống Trung Quốc có thể xảy ra và đã can thiệp mạnh vào sự đi lại, giao tiếp của giới bất đồng chính kiến.

Các hãng thông tấn nước ngoài nói một số người bị công an tại Hà Nội tạm giữ.

Nhiều nhà báo tự do, sinh viên đã được khuyến cáo không nên ra đường và tụ họp vào hôm nay (29.04).

Một số bloggers đưa tin không chính thức rằng "thanh niên Trung Quốc được phép mang cờ hoan hô đuốc Olympics còn thanh niên Việt Nam bị ngăn cản".

Tuy nhiên, chi tiết như vậy không thấy được đăng tải hoặc bác bỏ trên truyền thông của nhà nước.

Trong số 60 người thay nhau rước đuốc có một số nhân vật nổi trội như ca sỹ Mỹ Tâm, vận động viên Lý Đức, anh hùng châu Á Phạm Thị Huệ...

Nguồn: BBC Việt ngữ

Đọc tiếp...

Giữa Biển Đông tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ

Comments

Đoàn cán bộ, nhân dân TP. Hồ Chí Minh do Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND TP. Hồ Chí Minh, bà Phạm Phương Thảo dẫn đầu, thăm và làm việc tại quần đảo Trường Sa và khu vực DK1 thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Khi đi qua những khu vực đảo Phan Vinh, DK1, đoàn đã kính cẩn làm lễ thả hoa tưởng nhớ công ơn các anh hùng, liệt sĩ.

Những nén hương thơm cùng những đoá hoa tươi được thả xuống đại dương thể hiện sự tri ân, niềm cảm phục sâu sắc với những người lính đã hi sinh tuổi thanh xuân để bảo vệ quần đảo Trường Sa, bảo vệ vùng biển của Tổ quốc.

Tàu HQ957 thuộc Binh chủng Hải quân làm lễ tưởng niệm 64 anh hùng, liệt sĩ đã anh dũng hi sinh bảo vệ chủ quyền đảo Phan Vinh (thuộc quần đảo Trường Sa)

Bàn thờ, vòng hoa được chuẩn bị sẵn

Chuẩn đô đốc Nguyễn Cộng Hoà, Phó Tư lệnh Hải quân đọc lời tri ân các anh hùng liệt sĩ.

Nghiêm trang phút mặc niệm.

Những nén hương thành kính

Bàn thờ, vòng hoa tươi... được thả xuống đại dương.

Tổ quốc đời đời ghi công những người lính đã ngã xuống để bảo vệ chủ quyền biển đảo

Với niềm cảm phục sâu sắc, tất cả thành viên trong đoàn thuộc mọi tầng lớp thành kính trong lễ tưởng niệm tại khu vực DK1 (thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng tàu).

Đại dương làm chứng cho lòng nhớ ơn và lời hứa sẽ tiếp tục sự nghiệp của các anh hùng đã ngã xuống vì chủ quyền biển đảo của Tổ quốc

Nguồn: Viet Nam Net

Đọc tiếp...

Thứ Hai, 28 tháng 4, 2008

Ngọn đuốc Olympic đang thắp sáng tinh thần thượng võ và bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ Việt Nam

Comments

Trong lịch sử chưa bao giờ có rước đưốc Olympic qua Việt Nam. Lần này lại qua trong một hoàn cảnh đặc biệt, nên có sự quan tâm rất đặc biệt đến tuổi trẻ Việt Nam ở trong và ngoài nước.

Ngọn đuốc thiêng lấy từ ánh sáng mặt trời tại khu Olympic cổ đại ở thành Athènes HiLạp đi qua 137 ngàn cây số, 135 thành phố ở 20 nước trong 130 ngày cho đến bế mạc Olympic Bắc Kinh vào tháng 8-2008.

Ngọn đưốc được thắp bằng nhiên liệu đặc biệt, được chăm lo suốt 24g trong ngày, không bao giờ tắt, chỉ khi nào đi bằng đường hàng không sẽ tắt mà thôi, song lại có những lồng đèn đóng kín, khá giống đèn thợ mỏ, lấy lửa cùng nguồn với ngọn đuốc sẽ tiếp tục đốt đuốc chạy tiếp.

Đuốc thiêng chủ yếu được rước bởi các vận động viên chạy bộ. Samsung được giao cho việc lựa chọn 1500 người rước đuốc trong đó có 60 người Việt Nam.Lê Minh Phiếu là 1 trong 3 người nhận rước đuốc được bầu chọn qua website;wwww.samsungruocduoc.com.vn. Hai người còn lại là Nguyễn Chiến Thắng, một nạn nhân chất độc màu da cam đoạt giải Trí tuệ Việt Nam và chị Nguyễn thị Huệ, bệnh nhân HIV được tạp chí Time bình chọn Anh hùng châu Á.

Nếu như Nguyễn Chiến Thắng và Nguyễn thị Huệ tiêu biểu cho tuổi trẻ vượt thắng chính mình cũng như nghịch cảnh bệnh tật ngặt nghèo, thì Lê Minh Phiếu tiêu biểu cho tuổi trẻ con nhà nghèo hiếu học, nhiều khát vọng, sẵn sàng dấn thân với bầu nhiệt huyết xây dựng đất nước hùng cường! Tất cả đang hăm hở muốn tôn vinh và bảo vệ những giá trị của ngọn đuốc, tôn vinh thể thao,hòa bình và đoàn kết các dân tộc trên hành tinh này, ngôi nhà chung của nhân loại.

Lê Minh Phiếu đã nghiên cứu rất kỹ luật pháp quốc tế ( vốn đang là nghiên cứu sinh chuẩn bị luận án tiến sĩ luật khoa tại Đại học Montesquieu tại Bordeaux, Pháp) và Hiến chương Olympic.Anh đã gửi lá thư viết bằng 3 thứ tiếng:Việt, Pháp, Anh đến Ông Jacques Rogge, chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế, nói lên quyết tâm của anh bảo vệ giá trị đẹp đẽ của ngọn đuốc Olympic , chống lại mọi ý đồ chính trị hóa. Anh Phiếu đã hăm hở về quê mẹ nhiều ngày trước để đợi chờ nhận nhiệm vụ rước đuốc thiêng Olympic Bắc Kinh 2008. Những suy nghĩ và hành động của Lê Minh Phiếu thật đáng được ca ngợi.

Thái độ và hành động của anh Phiếu đã thể hiện tinh thần thượng võ cao đẹp cũng như bầu nhiệt huyết đối với Tổ quốc của tuổi trẻ Việt Nam.

Với tinh thần thượng võ, tuổi trẻ Việt Nam đang hăm hở đón và rước ngọn đốc Olympic đi qua đất nước Việt Nam trong vòng trật tự để bảo vệ giá trị thiêng liêng cao đẹp: Tất cả vì thể thao, vì tuổi trẻ, vì sự đoàn kết các dân tộc. Song như Lê Minh Phiếu, tuổi trẻ Việt Nam không thờ ơ với vận mệnh của Tổ quốc.

Lợi dụng trong thời kỳ Việt Nam bị Pháp đô hộ và chiến tranh, các nước lân cận đang chiếm giữ bất hợp pháp những hòn đảo ở Biển Đông, nơi yết hầu, cương vực hiểm yếu, mảnh đất thiêng của Việt Nam. Vì thế nhiệm vụ giải phóng dân tộc, giành độc lập tự chủ, chống xâm lược, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của tuổi trẻ Việt Nam chưa hoàn tất trọn vẹn.

Không cần đổ xương máu, mà lại cần đổ mồ hôi, lao động học tập cũng như xây dựng đất nước cật lực hết mình; nhất là cần chất xám để Việt Nam thoát khỏi nghèo nàn, tụt hậu, phát triển đất nước hùng cường là mệnh lệnh của trái tim tuổi trẻ Việt Nam.

Ngọn đuốc thiêng Olympic Bắc Kinh 2008 đang cháy rực sáng ý nghĩa cao đẹp đích thực của nó và đang thắp sáng trong lòng tuổi trẻ Việt Nam tinh thần truyền thống thượng võ và bầu nhiệt huyết xây dựng đất nước hùng cường.

Có được như thế, một ngày không xa, nhất định những đảo đã bị cưỡng chiếm bất hợp pháp sẽ trở về với Đất Mẹ Việt Nam.

Hãn Nguyên Nguyễn Nhã,

Tiến sĩ sử học

Đọc tiếp...

Đuốc Olympic đến Việt Nam

Comments

Ngọn đuốc Olympic đã tới Việt Nam, sẵn sàng cho cuộc rước thứ Ba 29/4 trong không khí báo chí quốc nội có phần im ắng.

Đuốc đã chuyển bằng chuyên cơ tới TP Hồ Chí Minh từ Bình Nhưỡng vào tối hôm thứ Hai.

Có mặt tại lễ đón ngọn đuốc Olympic là phó chủ tịch ban tổ chức Olympic 2008 Lý Bỉnh Hoa, đại sứ TQ Hồ Càn Văn và phó chủ tịch UB Olympic VN Hoàng Vĩnh Giang.

Từ trái sang phải: phó chủ tịch ban tổ chức Olympic 2008 Lý Bỉnh Hoa, đại sứ TQ Hồ Càn Văn và phó chủ tịch UB Olympic VN Hoàng Vĩnh Giang

Đuốc Olympic được chuyển từ máy bay xuống

Người ta cũng thấy một nhóm ủng hộ viên vẫy cờ Trung Quốc.

Trong khi đó báo chí Việt Nam sáng thứ Ba vẫn gần như không nói gì tới lễ rước đuốc, sẽ được tiến hành trong vài giờ nữa tuy giới chức vẫn tuyên bố sự kiện này là 'vinh dự và trách nhiệm' của Việt Nam.

Không khí ở TP Hồ Chí MInh được nói là yên lặng 'một cách khó đoán trước'.

Trước đó đã có nhiều lời kêu gọi lưu truyền trên mạng internet, trong giới blogger và học sinh sinh viên về việc xuống đường phản đối Trung Quốc chiếm các hải đảo của Việt Nam.

Cùng lúc, nhà chức trách cũng tăng cường an ninh để ngăn chặn các hoạt động biểu tình có thể xảy ra.

Nhiều nhà báo tự do, sinh viên đã được khuyến cáo không nên ra đường và tụ họp vào thứ Ba này.

Lịch trình có thay đổi?

Theo kế hoạch đã loan báo, tối thứ Ba ngọn đuốc Thế vận hội sẽ được rước qua một chặng trên 10km từ Nhà hát Thành phố tới Sân vận động quân khu Bảy và hành trình không bị cắt ngắn.

Tuy nhiên cũng có tin lộ trình sẽ thay đổi nhằm giảm thiểu lo ngại về an ninh.

Một số nhân vật nổi trội như ca sỹ Mỹ Tâm, vận động viên Lý Đức, anh hùng châu Á Phạm Thị Huệ... đã được chọn để rước đuốc.

Du học sinh Lê Minh Phiếu, người đã gửi thư cho Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế phản đối việc Trung Quốc chính trị hóa Thế vận hội, cũng đang có mặt tại TP Hồ Chí Minh để chuẩn bị tham gia rước đuốc.

Tuy nhiên Phiếu không nằm trong danh sách các nhân vật rước đuốc tham dự cuộc họp báo hôm Chủ nhật 27/4 có đông đảo báo chí nước ngoài.

Một hôm trước khi lễ rước đuốc diễn ra tại TP Hồ Chí Minh, bản đồ lộ trình rước đuốc mà Trung Quốc công bố trên website của Olympic Bắc Kinh đã có một số thay đổi.

Chặng đường qua đảo Hải Nam nay đã xóa đi quần đảo Hoàng Sa.

Hình phụ lục ghi chi tiết đường rước nội địa của Trung Quốc cũng bỏ đi các chấm biểu lộ ranh giới biển mà trước đây chiếm tới 75% biển Đông (Nam Trung Hải).

Trong khi đó, báo điện tử VietNamNet loan tin về chuyến thăm của đoàn cán bộ, nhân dân TP. Hồ Chí Minh do Phó Bí thư Thành ủy Phạm Phương Thảo dẫn đầu tới quần đảo Trường Sa tuy hoạt động này diễn ra từ hơn một tuần trước.

Báo này viết: "Khi đi qua những khu vực đảo Phan Vinh, DK1, đoàn đã kính cẩn làm lễ thả hoa tưởng nhớ công ơn các anh hùng, liệt sĩ".

Năm 1988, 63 hải quân Việt Nam đã hy sinh trong trận đụng độ với quân đội Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa.

Nguồn: BBC Việt ngữ

Đọc tiếp...

Trung Quốc đột ngột dỡ bỏ hình ảnh Hoàng Sa khỏi bản đồ rước đuốc

Comments

Trang web rước đuốc Olympic chính thức đột ngột dỡ bỏ hình ảnh quần đảo Hoàng Sa trên bản đồ rước đuốc. Đây là một trong những lí do khiến người dân Việt Nam phẫn nộ phản đối cuộc rước đuốc vì cho rằng phía Trung Quốc, trong lần đăng cai tổ chức Olympic và Paralympic năm 2008, đã "chính trị hóa" Olympic và Paralympic, lợi dụng việc đăng cai Olympic và Paralympic để thông qua trang web chính thức của Olympic Bắc Kinh 2008, "ám thị" với thế giới rằng họ có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa – một quần đảo mà Trung Quốc xâm chiếm của Việt Nam từ năm 1974, bằng cách: trong bản đồ lộ trình rước đuốc của mình đã vẽ, không những Hoàng Sa, Trường Sa, mà còn cả 75% Biển Đông thuộc về họ.

Bản đồ trước đây

Bản đồ hiện nay

Bản đồ trước đây

Bản đồ hiện nay

Các bạn vào website chính thức của Beijing 2008 để theo dõi: http://torchrelay.beijing2008.cn/en/journey/map/

Có thể so sánh với những dẫn chứng trước đây ở Minh Biện.

Hành động của phía Trung Quốc không có một lí do giải thích, và sát nút so với thời điểm diễn ra lễ rước đuốc tại Việt Nam.

Liệu đây có phải là một thắng lợi của chúng ta sau những động thái tích cực của chính phủ và đã thành công. Đặc biệt sau những chuyến thăm và hội đàm của hai bên vào những ngày cuối tháng 4 (Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì thăm chính thức Việt Nam, Đoàn đại biểu Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam do ông Trần Văn Hằng - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban, dẫn đầu sang thăm Trung Quốc, tin từ BNGVN)

Chúng ta cũng cần cảnh giác trước những diễn biến mới của tình hình, nhất là động thái Trung Quốc xây dựng Căn cứ tàu ngầm hạt nhân mới ở Nam Hải.

Bài viết có tham khảo từ blog Dong A.

Đọc tiếp...

Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2008

Ngọn đuốc 'Hòa bình'?

Comments
Ngọn đuốc Olympic đi qua Indonesia

Ngọn đuốc Olympic dự kiến sẽ đi qua TP. HCM ngày 29-4

Đường phố Sài Gòn đang nóng dần trước ngày rước đuốc Olympic cuối tháng Tư. Đã có nhiều sự kiện xảy ra xung quanh công việc chuẩn bị, hầu hết đều liên quan đến thái độ của người Việt và chính phủ trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Đáng kể nhất có lẽ là lá thư của sinh viên Lê Minh Phiếu phản đối thái độ chính trị hóa Olympic của nhà cầm quyền Trung Quốc khi vẽ bản đồ rước đuốc có ý bao hàm cả Hoàng Sa như là một phần lãnh thổ Trung Quốc. Một sự kiện khác không kém phần quan trọng là lời kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc vào ngày rước đuốc 29/4/2008.

Những ai quan tâm đến chuyện rước đuốc, vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa, sự biến Tây Tạng và nhân quyền trên thế giới, đều có cách lý giải riêng từng vấn đề để lựa chọn cho mình một thái độ tương ứng hoặc một lời giải thích hợp lý. Tuy nhiên, điều dễ thấy hiện tại là không phải ai, đặc biệt giới trẻ, đều đồng tình với việc xuống đường chống Trung Quốc nhân Thế vận hội Bắc Kinh 2008 chỉ đơn giản vì cần phải bày tỏ lòng yêu nước.

Phản ứng ở phương Tây

Hầu hết phong trào vận động chống Trung Quốc hoặc tẩy chay Thế vận hội Bắc Kinh 2008 rầm rộ gần đây trên thế giới đều liên quan đến những diễn biến ở Dafur và Tây Tạng, những xứ tuy hẻo lánh, song mọi chuyển động đều làm lương tri loài người thổn thức.

Từ lâu lợi nhuận từ cơ hội giao thương với Trung Quốc khiến nhiều lãnh tụ phương Tây trở nên thiếu tự tin khi mở lời thuyết giáo về nhân quyền với người Trung Hoa. Bằng tiềm năng thương mại hùng mạnh của mình, suốt hơn hai thập niên qua Trung Quốc đã buộc các chính phủ phương Tây phải chấp nhận gia giảm đáng kể thang bậc giá trị nhân bản vốn là nền tảng của nền văn minh Tây Âu bấy lâu.

Chính sự biến Tây Tạng đã gióng hồi chuông cảnh tỉnh giới chính trị phương Tây, khiến họ cân nhắc lại truyền thống nhân văn, trong đó quyền và tiền không thể thay thế hoặc chà đạp các quyền tự nhiên tối thiểu mà con người khi sinh ra mặc nhiên được hưởng.

Hàng loạt nguyên thủ quốc gia đã xem xét khả năng tham gia hoặc khước từ thẳng thừng việc tham gia lễ khai mạc Thế vận hội Bắc Kinh, bất kể giới doanh nhân nước họ có thể mất đi những hợp đồng thương mại như mơ ở thị trường khổng lồ này.

Giới cầm quyền ở Trung Nam Hải đã tính toán sai khi vẫn nghĩ rằng để bảo vệ giá trị kinh tế quy thành tiền hơn là giá trị nhân văn vô giá, cả thế giới có thể nhắm mắt làm ngơ hoặc phản đối qua loa cách hành xử thô bạo của họ dù ở Thiên An Môn ngày trước hay Tây Tạng bây giờ.

Làn sóng biểu tình ở những nơi ngọn đuốc Olympic đi qua cho thấy đã đến lúc người Trung Hoa phải học cách sống văn minh hơn trong cộng đồng văn minh nơi mà người ta chia sẻ những giá trị chung vĩnh hằng của toàn nhân loại về nhân quyền, tự do, công bằng và bác ái.

Trong lịch sử Olympic quốc tế chưa bao giờ ngọn đuốc vô tội bị đày đọa hơn lúc này. Song nhờ vậy mà người Trung Hoa hiểu hơn vị trí và hình ảnh của mình trong cộng đồng quốc tế, cũng như bớt ảo tưởng về văn hóa và sức mạnh hiện hữu.

Chuyện Việt Nam

Trở lại Việt Nam, tất cả lời kêu gọi biểu tình chống cuộc rước đuốc tại Sài Gòn ngày 29/4/2008 đều xem đây là cơ hội biểu thị lòng yêu nước và bày tỏ thái độ phẫn nộ đối với việc Trung Quốc chiếm đóng Hoàng Sa và Trường Sa.

Hành động của Lê Minh Phiếu, từ nhiều góc nhìn khác nhau, được khá đông người ca ngợi do quan điểm rõ ràng và khéo léo của anh, nhưng cũng không ít người trách cứ chuyến trở về Việt Nam để tiếp tục rước đuốc mà Phiếu quyết định, cho rằng việc sau đã triệt tiêu ý nghĩa của việc trước.

Bày tỏ thái độ phản đối với Ban tổ chức Thế vận hội về toan tính “tiền hậu bất nhất” của nhà cầm quyền Trung Quốc, vừa muốn phi chính trị hóa Olympic vừa cố tình đưa Hoàng Sa vào vùng lãnh thổ của mình trong lộ trình rước đuốc, có lẽ là cách hành xử cần và đủ, ít nhất đối với Lê Minh Phiếu.

Từ bỏ rước đuốc, theo Phiếu (mà tôi hiểu), sẽ vượt khỏi cách biểu lộ phản ứng đúng mực trong khi vẫn cần giữ thái độ tôn trọng cần thiết dành cho tinh thần thượng võ của ngày hội thể thao toàn cầu, mà nhiều người trên thế giới muốn duy trì.

Nếu gạt bỏ mọi phiền lụy xung quanh và ý đồ sâu xa của quốc gia nơi tổ chức Thế vận hội ở một lúc và một nơi cụ thể, thì tự bản thân ngọn lửa Olympic vĩnh hằng đã mang ý nghĩa gắn kết nhân loại với nhau trong một thế giới đa dạng bất chấp dị biệt về quốc tịch, ngôn ngữ, màu da và chính kiến.

Trong ý nghĩa như vậy, đó thực sự là ngọn đuốc hòa bình và việc được lựa chọn rước đuốc quả là niềm vinh dự đáng ghi nhớ trong đời mà không phải ai cũng có được như Lê Minh Phiếu.

Tất nhiên, đối với Ban tổ chức, nếu không có Lê Minh Phiếu này thì cũng sẽ có Lê Minh Phiếu khác cầm ngọn đuốc theo đúng kịch bản mà họ đã chuẩn bị. Và dù có bao nhiêu cuộc biểu tình chống Trung Quốc thì ngọn đuốc vẫn được duy trì và chuyển đến Bắc Kinh đúng hạn nhằm duy trì tinh thần Olympic quốc tế từ bao đời nay.

Chủ quyền và dư luận quốc tế

Giành lại và bảo vệ chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa là điều mà người Việt dù ở đâu và lúc nào cũng phải lưu tâm khắc cốt, nhưng đó không phải là chuyện một sớm một chiều có thể thực hiện bởi lẽ kế hoạch lâu dài luôn đòi hỏi sự hiểu biết, kiên trì và khôn khéo không chỉ của người dân, mà còn cả nhà cầm quyền.

Ông cha ta ngày trước sau mỗi lần đánh bại kẻ thù phương Bắc đều chuẩn bị kế hoạch hòa hoãn với triều đình Trung Hoa hầu kiến tạo một nền hòa bình lâu dài cho tổ quốc. Đó là giải pháp chính trị và ngoại giao khôn ngoan, giúp tránh đối đầu không cần thiết. Kinh nghiệm giải quyết các tranh chấp quốc tế cũng cho thấy nhiều bất đồng có thể được giải quyết thành công thông qua đối thoại và thỏa hiệp, thay vì làm bỉ mặt nhau trước bàn dân thiên hạ.

Đành rằng Việt Nam có đủ bằng chứng pháp lý và lịch sử để chứng minh chủ quyền bất khả xâm phạm đối với Hoàng Sa và Trường Sa, song một cách thẳng thắn mà nói trừ phi chúng ta xây dựng được một lực lượng hải quân hùng mạnh đủ để đánh bại mọi kẻ thù trên biển, bằng không thì chính trị, ngoại giao và pháp lý vẫn là những giải pháp hữu hiệu hơn để bảo vệ biên cương tổ quốc.

Giáo sư Richard A. Falk - chuyên gia hàng đầu về chính trị và công pháp quốc tế, tác giả tập khảo cứu lừng danh THE VIETNAM WAR AND INTERNATIONAL LAW (VOL. I, 1968; VOL. II, 1969; VOL. III, 1972) - đã nói trong khóa giảng năm 2000 tại Đại học luật Tulane (Hoa Kỳ) rằng dù tòa án quốc tế là nơi cuối cùng xét xử tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia, song tương quan quân sự vẫn đóng vai trò then chốt đưa đến giải pháp dứt khoát nhất.

Cũng tương tự như chúng ta, Nhật Bản từ lâu đã tranh chấp với nhà nước Sô Viết trước đây và nước Nga ngày nay về chủ quyền đối với quần đảo Kirin. Tuy nhiên, người Nhật không tẩy chay Thế vận hội Moscow 1980 đơn thuần vì tranh chấp lãnh thổ. Trái lại, họ cùng cộng đồng thế giới lên án Liên Xô mang quân vào Afganishtan và dùng lý do này để từ chối tham gia Thế vận hội năm ấy.

Vấn đề riêng của người Nhật sau đó đã được cộng đồng quốc tế lắng nghe và hỗ trợ vì họ biết hòa nhịp cùng thế giới trong những vấn đề chung mang tính toàn cầu, chứ không phải chỉ lưu tâm đến việc riêng của mình.

Với chúng ta cũng vậy, vấn đề toàn cầu là nhân quyền ở Dafur và Tây Tạng, còn chủ quyền quốc gia là chuyện riêng. Không nên chống rước đuốc đơn thuần chỉ vì chuyện riêng.

Đọc tiếp...

Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2008

Mưu đồ của Trung Quốc ở Hoàng Sa - Trường Sa

Comments

Lịch sử Việt Nam từ ngày lập quốc, có lúc thịnh lúc suy, có lúc hưng lúc phế nhưng không vì vậy mà đất nước này thiếu đi những người con anh hùng đã đi vào huyền thoại từ Trần Hưng Đạo, Ngô Quyền cho đến Quang Trung đại phá quân Thanh... Biết bao đồng bào chiến sỹ của dân tộc ta đã ngã xuống. Máu của họ đã nhuộm mảnh đất này thành màu đỏ thắm. Từ Ải Nam quan cho đến địa đầu Móng Cái, từ hải đảo xa xôi cho đến vùng núi cao hiểm trở của tổ quốc. Đâu đâu vẫn còn đó linh hồn của những người con bất tử dân tộc Việt Nam.

Bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước. Bốn ngàn năm vun đắp tinh thần dân tộc. Bốn ngàn năm trải nghiệm sống. Bốn ngàn năm thời gian quá đủ để giòng giống Lạc Việt phân biệt được ai là bạn, ai là thù. Bốn ngàn năm cho dân tộc này xác định cho mình một con đường phát triển phù hợp.

Ngày hôm nay đứng trước sự lớn mạnh của kẻ thù phương bắc. Chẳng lẽ chúng ta sợ, phải lùi bước trước quân xâm lược ! Vì lý do gì ? Chúng ta đã mất Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc (lớn).. Bây giờ là Hoàng Sa Trường Sa.

Trung Quốc « bạo Tần thế kỷ 21 » không chừa bất cứ một thủ đoạn nào dù nhỏ nhất, dù đê hèn nhất để thực hiện giấc mộng thôn tính Việt Nam.

Lần này thế vận hội Olympic 2008 Trung Quốc là nước chủ nhà đăng cai. Trung Quốc đã không ngần ngại dùng Olympic để làm phương tiện lợi hại nhất nhằm hợp thức hoá Trường Sa và Hoàng Sa trước hàng tỉ người trên thế giới.

Biểu tình phản đối Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa Trường Sa tại Paris

Vừa qua có sự kiện anh Lê Minh Phiếu một du học sinh ở Pháp, một trong sáu mươi người được chọn sẽ rước đuốc JO 2008 qua Việt Nam, sau khi xem lại bản đồ rước đuốc anh đã không ngần ngại tố cáo Nhà Nước Trung Quốc đã chính trị hoá Olympic đi ngược lại tinh thần đoàn kết, hữu nghị giữa các châu lục. Thực vậy, Trung Quốc đã cố tình phóng to hình ảnh Hoàng Sa như là một phần lãnh thổ Trung Quốc. Hành động này là hành động xâm lược không thể chấp nhận được và hoàn toàn đi ngược lại tinh thần Olympic.

Lê Trung Thành phản đối Trung Quốc thôn tính Hoàng Sa Trường Sa ở Thái Lan

Trong khi đó, chính quyền Việt Nam vẫn một mực bác bỏ sự thật này. Ngày 20-03-2008, bà Phó Chủ Tịch UBND TP HCM Nguyễn Thị Thu Hà bà Hà tuyên bố : Đuốc Olympic sẽ không rước đến Hoàng Sa. Nhưng có ai dám khẳng định là Trung Quốc sẽ không rước đuốc qua Hoàng Sa không ? Bản đồ lộ trình của đuốc Olympic đã chứng minh rất rõ. Theo đó, Hoàng Sa là một phần của lãnh thổ của Trung Quốc. Quần đảo Hoàng Sa nhìn trên bản đồ thế giới nhỏ như hạt cát biển đông nhưng đã được Trung Quốc phóng đại to lên gấp ngàn lần. Cũng giống như Nhà Nước Trung Quốc đã ra quyết định thành lập huyện đảo Tam Sa ngay trước khi có Thế Vận Hội Olympic để quản lý Hoàng Sa và Trường Sa Việt Nam. Hai sự việc này cùng chung một nội dung là Trung Quốc đang hợp thức hoá dần lãnh thổ của Việt Nam.

Năm 1974 Trung Quốc đã tiến đánh hải quân VNCH để chiếm Hoàng Sa và bay giờ quần đảo này là do Trung Quốc hoàn toàn chiếm giữ. Do đó nếu đuốc Olympic rước ngang qua đây sẽ mang lại một ý nghĩa lớn đối với Trung Quốc khi cả thế giới nhìn vào.

Lộ trình đuốc Olympic ở Châu Á: ngày 16-04-2008 Islamabad (Pakistan); ngày 17, New Delhi (Ấn Độ); ngày 19, Bangkok (Thái Lan); ngày 21, Kuala Lumpur (Malaisia); ngày 22, Jakarta (Indonésia); ngày 24, Camberra (Úc); ngày 26, Nagano (Nhật); ngày 27, Séoul (Hàn Quốc); ngày 28, Bình Dưỡng (Bắc triều Tiên); và ngày 29-04 sẽ qua Sài Gòn – TP HCM (Việt Nam); ngày 02-05-2008 đuốc Olympic mới đến Hồng Kông.

Như vậy từ TP HCM đuốc đến vùng lãnh thổ Trung Quốc mất bao nhiêu ngày? Ngày 30-04. 01-05-2008 đuốc JO 2008 đang ở đâu ? Không phải là Tam Sa huyện đảo đã được phóng to trên bản đồ rước đuốc của Trung Quốc ? Tại sao lại trùng hợp với lời tuyên bố của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng là sẽ đảm bảo an ninh bằng mọi giá và sẽ huy động cả bộ máy chính trị để đảm bảo an ninh tuyệt đối cho lễ rước đuốc JO 2008 ngày 29-04 và các ngày 30-04, mồng 01-05. Tại sao Trung Quốc lại chọn ngày 29-04 để rước đuốc qua thành phố Hồ Chí Minh.

Sự việc đã lộ rõ vấn đề các bạn nhé!

Có khả năng ngày 30/04 và 01/05 đuốc JO Bắc Kinh 2008 nằm ở HSTS.

Mọi kế hoạch đã được Trung Quốc sắp đặt rất chu đáo.

Hành trình rước đuốc: link ở đây

Có ai dám khẳng định rằng Trung Quốc sẽ không đưa hình ảnh một rừng cờ xí cùng các tàu tuần dương hạm và vũ khí hiện đại của Trung Quốc ở hai quần đảo này lên tất cả các đài phát thanh truyền hình địa phương quốc tế cùng tất cả các báo lớn nhỏ của Trung Quốc không?

1/ Nếu Trung Quốc đưa những hình ảnh này lên thì sẽ không có một hiệp ước nào, một thoả thuận nào giá trị hơn những hình ảnh này. Hoàng Sa Trường Sa đã chính thức thuộc về Trung Quốc.

2/ Khi những hình ảnh đó đã lang rộng trên toàn thế giới, thì thế hệ trẻ của chúng ta sau này sẽ nói gì với thế giới để đòi lại 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa?

3/ Nếu Nhà Nước Việt Nam không có công văn chính thức phản đối trước sự việc xâm lược Hoàng Sa này của Trung Quốc thì sau này sẽ lấy lý do gì để đòi lại chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sa?

4/ Nếu Chúng ta không hành động thì ai sẽ hành động ? Ai sẽ bảo vệ tổ quốc chúng ta? Ai sẽ góp chung một tiếng nói dù rất nhỏ "Trường Sa-Hoàng Sa là của Việt Nam" khi mà Trung Quốc đã thôn tính gần hết lãnh thổ Việt Nam chúng ta.

Nguồn: Blogger Hoàng Sa Trường Sa

Đọc tiếp...

Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2008

Ngọn đuốc và Tinh thần Việt Nam

Comments

Ngày 29.4, ngọn đuốc Olympic Bắc Kinh 2008 sẽ cháy sáng trên quãng đường rước đuốc ngang qua Việt Nam. Lê Minh Phiếu, một nghiên cứu sinh tiến sĩ Luật khoa tại Bordeaux (Pháp), là một trong 60 người Việt Nam được chọn để vinh danh những giá trị cao quý của ngọn đuốc này khi đến nước ta.

Lê Minh Phiếu là 1 trong 3 người nhận vinh dự rước đuốc được bầu chọn qua website www.samsungruocduoc.com.vn, hai người còn lại Nguyễn Chiến Thắng, một nạn nhân chất độc màu da cam đoạt giải Trí tuệ Việt Nam, và chị Nguyễn Thị Huệ, bệnh nhân HIV được tạp chí Time bình chọn Anh hùng Châu Á. Cuộc trò chuyện của chúng tôi diễn ra chỉ 2 ngày sau khi Phiếu trở về từ Pháp để chờ đến ngày rước đuốc. Đã có nhiều bài viết trên các báo Việt Nam về quá trình vượt khó của Lê Minh Phiếu, từ một cậu bé ở làng quê nghèo Phú Yên tốt nghiệp Á khoa Đại học Luật TP.HCM rồi giành học bổng thạc sĩ, sau đó là tiến sĩ của Cơ quan hợp tác Đại học khối Pháp ngữ (AUF). Hiện nay Phiếu đang là nghiên cứu sinh năm thứ 3 chương trình tiến sĩ Luật Thương mại tại Trung tâm Tư liệu và Nghiên cứu Châu Âu và Quốc tế. “Mục đích của ngọn đuốc Olympic là tôn vinh thể thao, hòa bình và đoàn kết các dân tộc trên thế giới. Khi được chọn làm người rước đuốc, tôi quyết tâm bảo vệ những ý nghĩa tốt đẹp đã được nêu rõ tại Hiến chương Olympic”, Lê Minh Phiếu nói. Với suy nghĩ đó, Phiếu đã viết một lá thư bằng 3 thứ tiếng Việt, Pháp, Anh để gửi đến ông Jacques Rogge, Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế, nhằm tôn vinh và bảo vệ những giá trị đẹp đẽ của ngọn đuốc Olympic. Lê Minh Phiếu cho biết, để viết lá thư này anh đã nghiên cứu rất kỹ luật pháp quốc tế và Hiến chương Olympic. Sau khi lá thư được gửi đi, một tờ báo của Pháp cũng đã có bài viết khen ngợi hành động này của Lê Minh Phiếu. Giá trị đẹp đẽ thực sự luôn được đón nhận nồng nhiệt.

Lê Minh Phiếu bộc bạch: “Tôi thích trò chuyện với những bạn trẻ ham học hỏi, nhiều khát vọng và sẵn sàng dấn thân. Tuy vậy, có một điều đáng buồn là vẫn còn một bộ phận trí thức trẻ tỏ ra thờ ơ với tình hình đất nước. Cho biết sẽ trở về Việt Nam làm việc sau khi bảo vệ luận văn tiến sĩ, Phiếu nói rằng anh muốn tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước. Đại diện cho một thế hệ trẻ của Việt Nam trong trước sự kiện Olympic 2008, không chỉ vì khả năng học vấn, Lê Minh Phiếu còn nhận được sự chia sẻ bởi những lý tưởng mà anh đang theo đuổi. Nhà văn Nguyên Ngọc, trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí gần đây đã nói rằng ông lạc quan vì thái độ tích cực của nhiều thanh niên Việt Nam đối với tổ quốc. Giờ đây, với những kiến thức trang bị cho mình qua nhiều phương tiện, những người trẻ tuổi đã hiểu rất rõ lẽ đúng-sai với những gì đang diễn ra quanh mình. Họ không ngây thơ đến mức độ “bị kẻ xấu lợi dụng” như nỗi lo nơm nớp của nhiều “người lớn”. Thái độ, hành vi của thanh niên đối với nhiều sự kiện xã hội vừa qua đã chứng minh điều này. Ngọn đuốc Olympic sẽ cháy sáng mãi bằng tinh thần thượng võ, tôn vinh nhân tính cũng như ngọn đuốc tuổi trẻ Việt Nam sẽ cần đến ngọn lửa nhiệt tình của những nguời trí thức trong thời đại mới.

T.B (Du Lịch 24.4)

Bài viết này lúc đầu tôi muốn được đăng ở Thanh Niên tuần san, chẳng phải vì báo nhỏ báo lớn gì hết mà tôi tin sức lan toả lớn của cái tên Thanh Niên sẽ đưa bài viết này đến với nhiều bạn trẻ hơn. Tiếc thay, đến phút cuối cùng nó đã không thành sự thật nên nó được đăng ở Du Lịch. Về Phiếu, tôi cảm ơn bạn vì hành động dũng cảm, dấn thân nhưng rất tiếc tôi đã không làm được điều đã nói với bạn lúc ban đầu. Với những bạn chống Olympic một cách cực đoan (tôi nhấn mạnh chữ "cực đoan"), các bạn có quyền chọn cho mình một cách ứng xử nhưng với hoàn cảnh hiện nay sự manh động, trực diện chỉ mang lại thiệt thòi cho chính mình. Liệu rằng như vậy có giúp gì cho đất nước một cách lâu dài? Chọn lựa là của mỗi người.

Nguồn: Blogger Ginola

* Ginola là người đã cung cấp thông tin về bài viết "Đứng trước Tổ quốc" trên báo Du Lịch (tờ báo của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Việt Nam)

Đọc tiếp...

Bản tin của Bộ Ngoại giao Trung Quốc

Comments

* Đây là bài phân tích dựa trên việc quan sát các bản tin ngoại giao liên quan của blogger Dong A. Xin đăng lại để bạn đọc tiện tham khảo.

Trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc có đăng tin về chuyến viếng thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Dương Khiết Trì tại Hà Nội. Trong bản tin này có thuật lại lời phát biểu của ông Nông Đức Mạnh và Nguyễn Tấn Dũng trong buổi tiếp chuyện với Dương Khiết Trì. Nội dung lời phát biểu của ông Nông Đức Mạnh không có gì đặc biệt lắm, gần giống như bản tin của Bộ Ngoại giao Việt Nam. Lời phát biểu của ông Nguyễn Tấn Dũng có điểm hơi đặc biệt. Trong lời phát biểu có đoạn: "Việt Trung sơn thủy tương liên, văn hóa tương thông, lý tưởng tương đồng, mệnh vận tương quan". Không biết nguyên văn tiếng Việt như thế nào, nhưng đoạn phát biểu này rất đăng đối, biền ngẫu, có thể dịch là: Việt Trung sông núi liền nhau, văn hóa hợp nhau, lý tưởng giống nhau, vận mệnh liên thuộc với nhau. Tôi đặc biệt lưu ý bốn chữ cuối: "mệnh vận tương quan" có thể hiểu là sống chết cùng nhau. Đây là một phát biểu cực kỳ hệ trọng và là lần đầu tiên tôi được thấy ở lời phát biểu của lãnh đạo cao cấp của Việt Nam trong mối quan hệ với Trung Quốc.

Trong cả hai bản tin của Bộ Ngoại giao Việt Nam và Trung Quốc không thấy đề cập tới chuyện bản đồ rước đuốc, nhưng tôi tin chắc rằng vấn đề này có được bàn thảo tới. Nhưng như vậy vẫn chưa rõ ràng quan điểm của chính phủ Việt Nam về bản đồ rước đuốc, và có đạt được thỏa thuận giải quyết vấn đề bản đồ rước đuốc hay không. Tôi dự đoán 3 phương án có khả năng sẽ xảy ra:

1. Trung quốc sẽ xóa hình ảnh quần đảo Hoàng Sa trên bản đồ rước đuốc. Đây là phương án thượng sách cho Việt Nam, nhưng sẽ không rõ Trung Quốc nhượng bộ vì lý do gì.

2. Trung quốc không xóa hình ảnh quần đảo Hoàng Sa trên bản đồ rước đuốc. Việt Nam phản đối hoặc tại cuộc họp báo ngày 27-4 tới, hoặc cho phép ngầm ở mức độ có thể kiểm soát dân chúng bày tỏ quan điểm của mình tại buổi rước đuốc. Đây là phương án trung sách.

3. Trung quốc không xóa hình ảnh quần đảo Hoàng Sa trên bản đồ rước đuốc và chính phủ Việt Nam không phản đối công khai, cũng như không cho phép ngầm dân chúng bày tỏ quan điểm của mình tại buổi rước đuốc. Đây là phương án hạ sách. Với phương án này chính phủ đánh mất niềm tin trong dân chúng và đặc biệt sẽ đánh mất sự ủng hộ vốn có từ bấy lâu nay của tầng lớp có học. Tầng lớp có học tuy không phải là lực lượng cách mạng chủ đạo, nhưng là lực lượng then chốt để các chính sách của chính phủ, đặc biệt trong thông tin truyền thông, có khả năng thành công. Chính phủ đang đứng trước những khó khăn nhất định trong điều hành kinh tế, nếu đánh mất tiếp sự ủng hộ của tầng lớp có học, sẽ là một điều rất bất lợi và cũng rất bất trắc cho chính phủ.

Nguồn: Blogger Dong A

Đọc tiếp...

Trung Quốc xây căn cứ tàu ngầm hạt nhân mới ở Hải Nam?

Comments

* Tiêu đề do Ban biên tập đặt lại từ BBC Việt ngữ.

Tạp chí chuyên tin tức quốc phòng, Jane’s Defence, mới đây trích các nguồn tình báo nói rằng Trung Quốc đang xây dựng một căn cứ cho tàu ngầm hạt nhân ở Tam Á nhằm kiểm soát vùng biển Nam Trung Hoa.

Căn cứ tàu ngầm hạt nhân Tam Á-hình của DigitalGlobe đăng trên Jane's Information Group

Căn cứ tàu ngầm hạt nhân Tam Á của Trung Quốc trên đảo Hải Nam

Báo Úc trích nguồn từ tạp chí uy tín này viết rằng: “Ở vị trí chỉ cách bờ biển Việt Nam 200 km, tầm vóc công trình đang xây dựng nhìn thấy qua không ảnh DigitalGlobe chỉ ra rằng Ngọc Lâm (Yulin) sẽ trở thành một căn cứ trọng yếu cho các hàng không mẫu hạm và tàu ngầm”.

Nguồn tin mà tạp chí Jane’s Defence xác tín nói tháng 12 năm ngoái, một tàu ngầm hạt nhân thế hệ hai hạng 094 chở tên lửa đạn đạo đã được Trung Quốc đưa đến căn cứ này.

Trung Quốc không hề giải thích trước công luận về các công trình xây dựng, mở rộng ở căn cứ trên đảo Hải Nam này cũng như ở Hoàng Sa và Trường Sa.

Bình luận về diễn biến này, báo Úc The Australian hôm 24.04.2008 viết một cách mỉa mai rằng Tam Á lại chính là nơi được tổ chức thi hoa hậu hoàn vũ nhiều lần và cũng là nơi thủ tướng Kevin Rudd gặp chủ tịch Hồ Cẩm Đào chưa đầy hai tuần trước.

Tạp chí Jane’s Defence nêu ra những lo ngại về an ninh khu vực kể từ khi có tin Trung Quốc xây dựng căn cứ cho tàu ngầm hạt nhân từ năm năm về trước.

Nay thì sự việc được xác nhận và trong bài “Bí mật Tam Á - Tiết lộ về căn cứ hải quân hạt nhân mới của Trung Quốc”, nhà nghiên cứu Richard D Fisher đưa ra các điểm chính như sau:

“Căn cứ Tam Á có thể dùng để làm bến đỗ cho tàu ngầm hạt nhân loại mới 094 được phát triển song song với sự bành trượ́ng quân sự trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.”

“Dù điều này không chứng tỏ sẽ có một cuộc xung đột trong vùng, căn cứ Tam Á là dấu hiện rõ ràng hơn về việc chuyển biến cán cân chiến lược ở châu Á và cho thấy mong muốn của Trung Quốc nhằm nắm những tuyến hải lộ ở vùng biển Nam Trung Hoa”.

Đầu năm 2008, Trung Quốc công bố con số chi cho quốc phòng trong vòng một năm tới là 59 tỷ đôla nhưng giới phân tích Hoa Kỳ tin rằng chỉ trong năm 2007, Trung Quốc chi cho mục tiêu quân sự từ 97 đến 139 tỷ đôla.

Các căn cứ và mục tiêu

Tạp chí Jane’s Defence cũng nhìn lại quá trình tăng cường sức mạnh hải quân của Trung Quốc từ 1974, khi họ chiếm Hoàng Sa từ tay hải quân Nam Việt Nam, qua các vụ đụng độ trên biển với Việt Nam năm 1988, vụ chiếm đảo Mischief năm 1995 cho đến nay.

Ảnh vệ tinh chụp căn cứ của Trung Quốc ở Trường Sa

Đến những năm 2004/2005, các nguồn tin châu Á và cả từ Trung Quốc đã cho hay về kế hoạch xây căn cứ cho tàu ngầm hạt nhân ở đảo Hải Nam với mục tiêu chứa được tới tám tà̉u ngầm.

Tuy thế, nguồn tin từ giới quân sự Trung Quốc năm 2004 không nói chi tiết về việc xây cất. Đến tháng Tám 2005, ảnh vệ tinh cho thấy phần đầu của công trình được tiến hành, gồm một bến đỗ, hai cầu cảng, một số đường hầm và lối vào cho tàu ngầm.

Nhưng các ảnh vệ tinh 17.12.2007 và 28.02.2008 đã cho thấy có một tàu ngầm Type 094 trong bến.

Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) cũng hoàn tất một bến đỗ 800 mét, đủ sức vào các tên lửa đạn đạo loại phóng đi từ tàu ngầm, cũng như có khả năng sửa chữa các tàu lớn, chuyển phương tiện nặng cùng quân lính lên hàng không mẫu hạm và các tàu liên hợp thủy bộ.

Bên cạnh đó người ta cũng xác định được những phần xây cất cho mục tiêu hậu cần, bộ chỉ huy và doanh trại.

Hiện quân đội Trung Quốc có 57 tàu ngầm, trong đó năm chiếc có động cơ hạt nhân.

Theo báo The Australian, nhiều tàu ngầm của Trung Quốc có hỏa tiễn chống tàu chiến Yingji-8 có thể phóng được cả khi đang lặn dưới mặt nước.

Vụ chiếc tàu Song S20, đóng ở Vũ Hán, có động cơ diesel rất im tiếng của Đức đột nhiên xuất hiện giữa hạm đội Hoa Kỳ không xa đảo Okimawa của Nhật 18 tháng trước cho thấy khả năng của tàu ngầm Trung Quốc.

Một tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc

Củng cố cơ sở

Jane’s Defence cũng nói đến việc tăng cường xây cất ở Hoàng Sa và Trường Sa.

Cuối thập niên 1990, Trung Quốc được nói đã có một đường băng 2600 mét ở đảo Woody, Hoàng Sa có khả năng đón phi cơ ném bom. Các ảnh vệ tinh mới đây cho thấy Trung Quốc đã có thêm một cầu cảng 350 mét để đón tàu chiến và các tháp sử dụng vào cho thông tin vệ tinh và radar.

Các nguồn chưa được kiểm chứng cũng nói Trung Quốc duy trì căn cứ thu thập tin tình báo ở đảo Rocky, phía Bắc của Woody.

Ảnh vệ tinh tháng 12.2007 cho thấy ở đảo Fiery Cross, quần đảo Trường Sa Trung Quốc đã có một công trình 116x90 mét và một điểm 34x34 mét có thể cho trực thăng hạng Change Z-8 hạ cánh. Phần xây cất lớn hơn có thể dùng vào việc sử dụng tàu chiến và tên lửa đạn đạo.

Theo báo Úc, ngoài các nước ASEAN thì việc tăng cường hải quân của Trung Quốc là để tạo khả năng bao vây Đài Loan và kiểm soát Biển Đông.

Riêng với các nước như Việt Nam và Philippines, Jane’s Defence nhận định dù việc thỏa thuận ba bên với Trung Quốc nhằm cùng phát triển vùng Nam Trung Hoa (Biển Đông) có làm giảm đi khả năng xung đột nhưng “nhìn từ góc độ khu vực và ngoài khu vực, khó có thể coi thường việc Trung Quốc đang xây dựng một căn cứ hải quân lớn tại Tam Á.”

Hơn nữa, tạp chí này viết: “Trung Quốc có thể đang chuẩn bị biến đây thành nơi chứa một phần lớn kho vũ khí hạt nhân của họ, và thậm chí có thể dùng chúng từ nơi này.”

Nguồn: BBC Việt ngữ

* Tham khảo thêm tài liệu bằng tiếng Anh:

Bài của The Australian

Bài trên tạp chí Jane's Defence

Đọc tiếp...

Suy nghĩ của một thành viên ban biên tập blog Hoàng Sa

Comments

Trong những ngày này, cộng đồng mạng lại xôn xao về việc có khả năng tổ chức biểu tình phản đối Trung Quốc vào ngày rước đuốc.

Trung Quốc đã cố tình chính trị hóa việc rước đuốc như anh Phiêu-một trong những người sẽ tham gia rước đuốc thừa nhận:” Tôi nhận thấy rằng ngọn đuốc mà tôi sẽ rước không còn là ngọn đuốc của một Olympics trong sáng, mà đã bị chính trị hoá bởi Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008".

Ngọc đuốc Olympic Bắc Kinh đi qua Mỹ, Pháp, Thái Lan… đều bị nhân dân các nước đó tổ chức biểu tình. Họ biểu tình vì cái gì: "Vì tự do cho Tây Tạng", "Vì hòa bình ở Sudan"… Tất cả đều không phải vì quyền lợi của nước họ nhưng họ vẫn làm.

Còn chúng ta, nạn nhân trực tiếp của việc chính trị hóa của việc rước đuốc sẽ làm gì… Chẳng lẽ chúng ta đành ngồi im, đợi đến ngày 30/4 sẽ đọc trên mấy tờ báo ở Việt Nam: "Lễ rước đuốc thành công tốt đẹp”. Những hãng thông tấn nước ngoài sẽ nói gì về chúng ta: "Người Việt Nam đặt tinh thần thể thao trên lợi ích quốc gia” ư?

Nhiều bạn tham gia diễn đàn Hoàng Sa thấy chúng tôi như những con vẹt cứ thấy topic nào biểu tình là vào ghi “BQT không khuyến khích biểu tình tự phát…”. Vâng, có lẽ các bạn cho rằng chúng tôi là những người phản đối chuyện biểu tình ư? Nhưng các bạn có biết là sáng ngày 9/12 chúng tôi cùng duyệt các trang web cập nhật thông tin về biểu tình, chuyền cho nhau những tấm hình sinh động về cuộc biểu tình mà lòng cứ rạo rực.

Như thường lệ, chúng ta lại nhận được những tin nhắn kêu gọi biểu tình cũng có mà phản đối biểu tình cũng có. Vậy biểu tình thì đúng hay sai nhỉ? Với cá nhân tôi, trừ những người muốn lợi dụng cuộc biểu tình cho những mục đích chính trị khác như chống phá nhà nước, những người tham gia vì hiếu kỳ, tò mò… thì những người còn lại đều là những người dũng cảm. Nếu không vì lòng yêu nước họ tham gia làm gì để ngày mai đến lớp đến trường bị lên gặp BGH uống trà, bị bạn bè chọc là phản động này kia, rồi còn gia đình họ sẽ nghĩ gì về họ, coi họ là những người con yêu nước hay là những đứa con hư hỏng, hành động thiếu suy nghĩ? Đọc những dòng tâm sự của Việt Quang – một Smod của hoangsa.org mà tôi càng cảm thầy buồn, những người thân của Việt Quang đã nói với bạn ấy như thế này: “Vic của cháu bây gi là hc tp vic đó đã có nhà nước lo. Mày không làm gì sai sao công an nó đến tn nhà tìm?", "Anh làm thế là sai ri thôi t nay đng tham gia na", "Hc trò ca thy mà li làm vic đy à?”…

Tình cờ hôm trước có đọc một bài viết trên báo Tuổi Trẻ trong đó có đoạn trích "Nếu đt nước ngăn mt thanh niên đng trên đôi chân ca mình thì đt nước đó vĩnh vin mc n anh ta" của Lee Myung Bak - Người hiện giờ là đương kim tổng thống Hàn Quốc - viết gửi chính trị gia Park Chung Hee sau khi ông tham gia biểu tình chống Nhật Bản và bi bắt ở tù bốn tháng. Liệu nếu cho quay lại thời gian, Lee Myung Bak có hối hận khi tham gia biểu tình hay khi nói một câu như vậy không nhỉ? Tôi nghĩ là không! Tại sao phải hối hận khi đó là là một hành động và một câu nói xuất phát từ nhiệt huyết của một thanh niên yêu nước đối với vận mệnh tổ quốc?

Đọc đến đây có lẽ các bạn đã hiểu ý của tôi về chuyện có nên tham gia biểu tình hay không. Vì một số lý do tôi chỉ có thể viết đến đây. Mong các bạn thông cảm. Nếu có tham gia thì xin các bạn giữ một cái đầu lạnh và trái tim thật nóng bạn nhé.

Xin trích đăng vài hình ảnh về biểu tình ở Thái Lan

Photobucket

2 người áo đỏ phía sau là người của ban tổ chức, họ đã nhiều lấn yêu cầu cảnh sát Thái giải tán đoàn người biểu tình. Cảnh sát Thái đã nói là "việc các anh rước đuốc thì cứ rước, người biểu tình họ có quyền được la ó và phản đối - họ không có bạo động. Còn cảnh sát chúng tôi có nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự."

Photobucket

Liệu mấy sinh viên nước ngoài tham gia biểu tình ở Việt Nam có bị bắt không nhỉ :D

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của T.D, không phải quan điểm của toàn bộ Ban biên tập blog Hoàng Sa.

Đọc tiếp...

Thư du học sinh Lê Trung Thành gửi thủ tướng

Comments

Người gởi: Lê Trung Thành

- Công dân Việt Nam

- Hiện đang là sinh viên ngành kiến trúc tại Đài Bắc, Đài Loan

Kính thưa ngài thủ tướng.

Ngày 29/4 này, lễ rước đuốc Olmypic 2008 sẽ diễn ra tại TpHCM.

Nhân cơ hội này, tôi viết thư cho ngài để mong muốn tổ chức thành công cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Hoàng Sa –Trường Sa nhân dịp ngọn lửa thiêng thế vận hội đến Việt Nam.

Thiết nghĩ đó cũng là mong muốn của tất cả những người dân Việt Nam còn tha thiết đến lãnh thổ của quốc gia trước mưu đồ xâm lăng của Trung Quốc.

Tôi tin tưởng rằng ngài cũng cùng chung quan điểm là nếu chúng ta tổ chức thành công cuộc biểu tình trong không khí ôn hòa, bất bạo động thì cũng đồng nghĩa với việc tổ chức thành công lễ rước đuốc Olympic. Đó là lý do tôi viết lá thư này để đệ trình lên ngài.

Cũng với cùng mục đích đấy, hôm 19/04, khi ngọn đuốc Olympic đến thủ đô Bangkok – Thái Lan, tôi là người đã mang thông điệp “Hoàng Sa- Trường Sa là của Việt Nam” đến với truyền thông quốc tế và tố cáo hành vi xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt nam của Trung Quốc.

Thông điệp của tôi đã gây nhiều chú ý với các hãng truyền thông và bạn bè quốc tế có mặt tại hiện trường ngày hôm đó với tất cả thiện cảm dành cho đất nước chúng ta.

Đây là nguồn cổ vũ tinh thần to lớn cũng là một kinh nghiệm tốt cho tôi và tất cả bạn bè của tôi để có cung cách hành xử xứng đáng trong ngày 29/04 này tại TpHCM.

Nay tôi xin có đôi lời như sau:

1. Chính quyền và cảnh Sát Thái Lan đã để lại một ấn tượng thật tốt đẹp cho tất cả mọi người khi họ đã dành cho đoàn người biểu tình một vị trí rất đặc biệt trước trụ sở liên hợp quốc, và nhẹ nhàng đề nghị đoàn người biểu tình tránh các hành vi quá khích.

Người ủng hộ và người phản đối có những cách biểu lộ cảm xúc riêng của mình trong vòng trật tự và cảnh sát đã hoàn thành nhiệm vụ là giữ gìn an ninh trật tự.

2. Thiết nghĩ, tôi và ngài, chúng ta đều là công dân Việt Nam nên đều có trách nhiệm bảo vệ và trung thành với Tổ quốc. Điều này đã được quy định rõ trong Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1992 (các điều 8, 9, 31, 69, 76).

Trong vấn đề “Hoàng Sa và Trường Sa” chúng ta đều có nghĩa vụ phải lên tiếng phản đối, vì nếu chúng ta im lặng tức là đồng ý mất Hoàng Sa Trường Sa.

Nhưng nếu vì lý do ngoại giao, Nhà nước Việt Nam nên giúp đỡ các công dân Việt Nam muốn biểu tình ôn hòa chống Trung Quốc có thể thực hiện quyền và bổn phận của họ đối với Tổ quốc một cách hợp hiến và hợp pháp.

3. Vào lúc 11 giờ sáng ngày 29 tháng 4 năm 2008 chúng tôi, những người mang trái tim Việt Nam, sẽ tập hợp trước nhà hát thành phố, mang theo băng rôn biểu ngữ để phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa trên tinh thần ôn hòa, bất bạo động.

Về phía chính quyền, tôi đề nghị ngài thủ tướng yêu cầu các lực lượng an ninh, cảnh sát có nhiệm vụ phải bảo đảm trật tự và an toàn cho đoàn người biểu tình.

4. Tôi cũng đã thông tin cho giới báo chí và truyền thông quốc tế vào ngày hôm ấy sẽ đến quan sát và ghi lại những hình ảnh để cả thế giới sẽ nhìn về chúng ta với tất cả thiện cảm.

Đó là những công dân Việt Nam thực hiện quyền yêu Tổ quốc biểu tình ôn hòa để phản đối âm mưu dùng Thế Vận Hội để thôn tính lãnh thổ Việt Nam.

Đó cũng là thái độ của lực lượng cảnh sát, công an Việt Nam nghiêm chỉnh trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự công cộng cho cả ngọn đuốc Olympic 2008 lẫn những người biểu tình phản đối thế lực âm mưu chính trị hóa tinh thần thể thao Thế Vận Hội.

Là người Việt Nam, chúng ta chưa bao giờ khiếp sợ trước quân xâm lược phương Bắc. Tôi xin mời ngài hãy đọc lại những trang sử hào hùng của dân tộc để có thêm dũng khí khi đối mặt với những quyết định khó khăn:

Bình Ngô đại cáo

Từng nghe:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo;

Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,

Núi sông bờ cỏi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác;

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương;

Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,

Song hào kiệt thời nào cũng có.

Cho nên:

Lưu Cung tham công nên thất bại;

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong;

Cửa Hàm tử bắt sống Toa Đô

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã

Việc xưa xem xét, chứng cứ còn ghi.

Ta đây:

Núi Lam sơn dấy nghĩa

Chốn hoang dã nương mình

Ngẫm thù lớn há đội trời chung

Căm giặc nước thề không cùng sống

Trọn hay:

Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,

Lấy chí nhân để thay cường bạo.

Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật,

Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay.

Sĩ khí đã hăng

Quân thanh càng mạnh.

Trần Trí, Sơn Thọ nghe hơi mà mất vía,

Lý An, Phương Chính, nín thở cầu thoát thân.

Thừa thắng đuổi dài, Tây Kinh quân ta chiếm lại,

Tuyển binh tiến đánh, Đông Đô đất cũ thu về.

Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh trôi vạn dặm

Tuỵ Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm.

Phúc tâm quân giặc: Trần Hiệp đã phải bêu đầu

Mọt gian kẻ thù: Lý Lượng cũng đành bỏ mạng.

Vương Thông gỡ thế nguy, mà đám lửa cháy lại càng cháy

Mã Anh cứu trận đánh mà quân ta hăng lại càng hăng.

Bởi thế:

Thằng nhãi con Tuyên Đức động binh không ngừng

Đồ nhút nhát Thạnh, Thăng đem dầu chữa cháy

Đinh mùi tháng chín, Liễu Thăng đem binh từ Khâu Ôn kéo lại

Năm ấy tháng mười, Mộc Thạnh chia đường từ Vân Nam tiến sang.

Ta trước đã điều binh thủ hiểm, chặt mũi tiên phong

Sau lại sai tướng chẹn đường, tuyệt nguồn lương thực

Ngày mười tháng tám, trận Chi Lăng Liễu Thăng thất thế

Ngày hai mươi, trận Mã Yên Liễu Thăng cụt đầu

Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh đại bại tử vong

Ngày hăm tám, thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vẫn

Gươm mài đá, đá núi cũng mòn

Voi uống nước, nước sông phải cạn.

Đánh một trận, sạch không kình ngạc

Đánh hai trận tan tác chim muông.

Cơn gió to trút sạch lá khô,

Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ.

Đô đốc Thôi Tụ lê gối dâng tờ tạ tội,

Thượng thư Hoàng Phúc trói tay để tự xin hàng.

Lạng Giang, Lạng Sơn, thây chất đầy đường

Xương Giang, Bình Than, máu trôi đỏ nước

Ghê gớm thay! Sắc phong vân phải đổi,

Thảm đạm thay! Ánh nhật nguyệt phải mờ

Bị ta chặn ở Lê Hoa, quân Vân Nam nghi ngờ khiếp vía mà vỡ mật!

Nghe Thăng thua ở Cần Trạm, quân Mộc Thạnh xéo lên nhau chạy để thoát thân.

Suối Lãnh Câu, máu chảy thành sông, nước sông nghẹn ngào tiếng khóc

Thành Đan Xá, thây chất thành núi, cỏ nội đầm đìa máu đen.

Cứu binh hai đạo tan tành, quay gót chẳng kịp,

Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hàng

Tướng giặc bị cầm tù, như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng

Thần Vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh

Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc,

Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến nước mà vẫn tim đập chân run.

Thưa ngài thủ tướng, lịch sử ngàn năm dựng nước và giữ nước cha ông ta chưa bao giờ khiếp sợ trước quân xâm lược phương bắc.

Ngày nay, tôi cũng tin rằng tất cả mọi người Việt Nam, trong đó có ngài và tôi, đều mong muốn quyền và bổn phận công dân của người Việt Nam chưa bao giờ và sẽ không bao giờ nằm trong quyền quyết định của Trung Quốc.

Do đó, ngày 19/4 vừa qua tại Bangkok, mang trong mình khí thế đấu tranh cho đất nước, nhưng tôi thật sự thấy tủi nhục khi phải quỳ trên Tổ quốc khác để đấu tranh cho Tổ quốc của mình.

Xin lưu ý thêm là khi lá thư này đến tay của ngài thì cũng là lúc nó đã được phổ biến trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Chúng tôi, những người Việt Nam quan tâm đến vận nước đang chờ mong phúc đáp của ngài.

Cuối cùng tôi xin gởi đến ngài lời chúc sức khỏe và tinh thần minh mẫn để luôn sáng suốt trên con đường lãnh đạo bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.

Trân trọng.

Ký tên: Lê Trung Thành

Photobucket

Nguồn: Blacky Blog

Đọc tiếp...

Người theo dõi

 

Copyright 2008 All Rights Reserved Revolution Two Church theme by Brian Gardner Converted into Blogger Template by Bloganol dot com