Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2009

Trường Sa 14.3.1988 - Những người quên mình vì nước

Comments

Hôm nay, vừa tròn 21 năm sự kiện Gạc Ma – Co Lin – Len Đao, 14.3.1988. Trong khi bảo vệ chủ quyền của đất nước, 64 sĩ quan và chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã hy sinh hoặc mất tích, 11 người bị thương.

Nghiêng mình tưởng nhớ những người đã bảo vệ biển đảo của Tổ quốc, bằng máu và cả cuộc sống của họ!

Đây là Danh sách 74 người khi đó bị coi là mất tích, được đăng trên báo Nhân Dân ngày 28/3/1988. Trong số này, có những người được xác định là đã hy sinh, được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân như liệt sĩ, Trung tá Trần Đức Thông, Lữ đoàn phó Lữ đoàn 146; liệt sĩ, Đại uý thuyền trưởng tàu HQ 604 Vũ Phi Trừ; liệt sĩ, Thiếu uý Trần Văn Phương. Có một số người bị Trung Quốc bắt, sau này đã được thả. Còn 61 người vẫn mất tích và được xem là đã hy sinh.

Tháng 8/2008, ngư dân đã đưa lên được 4 bộ hài cốt liệt sĩ từ xác tàu HQ 604. Việc tìm kiếm các anh vẫn đang được tiếp tục…

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Lễ truy điệu các Liệt sỹ đã hi sinh vì Trường Sa năm 1988

Photobucket Photobucket

Những sự kiện trước, trong và sau ngày 14.3.1988 đã được phản ánh khá nhiều trên báo Nhân Dân. Diễn đàn sẽ dần đăng lại những tư liệu này.

Nguồn blog Thiềm Thừ

Xem thêm Tưởng niệm các Liệt sỹ đã hi sinh vì Trường Sa năm 1988 

Đọc tiếp...

Thứ Sáu, 6 tháng 3, 2009

Ngày 13/5/2009,hạn chót nộp "hồ sơ thềm lục địa mở rộng" cho CLCS

Comments

Luật quốc tế về biển 1982 (UNCLOS 1982) có qui định một số các điều khoản, cho phép những nước cận biển có thể mở rộng thềm lục địa đến tối đa là 350 hải lý nhưng phải thỏa mãn một số điều kiện, thí dụ những nước muốn khai thác vùng thềm lục địa mở rộng phải chia sẻ tài nguyên khai khác được với một tỉ lệ sẽ được xác định với một cơ quan quốc tế thuộc LHQ. Hồ sơ (về kỹ thuật và pháp lý) thềm lục địa mở rộng của các nước phải nộp cho Commission on the Limits of the Continental Shelf (CLCS) thuộc Liên Hợp Quốc trước ngày 13 tháng 5 năm 2009. Vì vậy vấn đề “thềm lục địa mở rộng” là một vấn đề hoàn toàn kỹ thuật và pháp lý, mỗi nước phải làm một hồ sơ riêng và kết quả sẽ do CLCS quyết định.

Hiện nay, các nước bao bọc xung quanh biển Đông, chỉ có Indonesia là hoàn tất hồ sơ và đã nộp cho CLCS trước thời hạn nhiều tháng.

Việc tranh chấp chủ quyền các đảo vì thế làm cho hồ sơ “thềm lục địa mở rộng” của các nước mang tính chiến lược, nhất là đối với VN và TQ. Nếu không có đồng thuận trước, sẽ không nước nào nộp trước, tất cả sẽ chờ cùng nộp vào thời khắc cuối cùng, ngày 13/5/2009. Nước nào nộp hồ sơ trước, hay để lộ nội dung hồ sơ, nước nộp sau có thể lập hồ sơ khác hóa giải hay nắm phần lợi thế hơn. 

Công ước luật biển của Liên Hợp Quốc (UNCLOS 1982) quy định các vấn đề về chủ quyền vùng biển (vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa) đối với các quốc gia đã có sẵn bờ biển, hải đảo. Vấn đề chủ quyền đảo phải viện dẫn thêm các điều ước quốc tế khác cũng như áp dụng những điều phù hợp trong UNCLOS. UNCLOS không hề quy định rằng QĐ Hoàng Sa gần Việt Nam hơn thì phải thuộc chủ quyền Việt Nam, cũng như không hề quy định QĐ Trường Sa ở gần Philipin hơn thì phải thuộc chủ quyền của Philippin.
Chứng cứ lịch sử về HS-TS là một lợi thế của Việt Nam so với chứng cớ nguỵ tạo của Trung Quốc, hay quan điểm tính kế cận của Mã, của Phi, nhưng đấu tranh dựa trên công pháp quốc tế là con đường còn rất dài...

Một bản khác của Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển 1982 (bản scan) được đăng tại Tủ sách Hoàng Sa - Trường Sa trực tuyến tại diễn đàn Hoàng Sa hoặc có thể tải tại đây

Đọc tiếp...

Người theo dõi

 

Copyright 2008 All Rights Reserved Revolution Two Church theme by Brian Gardner Converted into Blogger Template by Bloganol dot com