Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2007

Trung Quốc đang làm gì ở Hoàng Sa...

Comments
Hiện Trung Quốc đã cho xây dựng hải cảng, sân bay và đang biến mảnh đất của Việt Nam thành hòn đảo du lịch của họ.

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Chính quyền Trung Quốc đã tiến hành những công trình kiên cố trên đảo, trong đó có cảng biển...

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

...Và đây là sân bay

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Trung Quốc đã bắt đầu triển khai tour du lịch Hòang Sa. Đây thực chất là một kiểu khẳng định chủ quyền (ma) của họ.

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Tàu chiến Trung Quốc luôn túc trực trong khu vực quần đảo. Đây cũng là nỗi ám ảnh của ngư dân Việt Nam.

Nguồn: Blogger Bùi Thanh

Đọc tiếp...

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2007

Thuyết trình về Hoàng Sa và Trường Sa - Nguyễn Hữu Thống

Comments

Nhân kỳ Hội Nghị Diễn Ðàn Khu Vực của Hiệp Hộ.i Các Quốc Gia Ðông Nam Á (ASEAN) họp tại Brunei năm l995, Luật Sư Nguyễn Hữu Thống nhân danh Hội Luật Gia Việt Nam tại California đã gởi văn thư cho các nguyên thủ quốc gia trong tổ chức ASEAN, đề nghị đưa vụ tranh chấp Trường Sa ra Tòa Án Quốc Tế, đồng thời đổi tên Biển Nam Hoa (South China Sea) thành Biển Ðông Nam Á (Southeast Asia Sea).

Và sau đây là bài thuyết trình của tác giả về vụ Trường Sa và Hoàng Sa.

Trường Sa, Hoàng Sa là một vấn đề rối mù. Rối mù về địa lý, về pháp lý và nhất là do chiến thuật hỏa mù của Trung Quốc. Do đó, chúng ta cần đơn gỉản vấn đề. Trình bày đơn gỉản một vấn đề phức tạp là một việc chẳng dễ chút nàọ Nhưng đó là việc mà chúng ta phải làm.

Bài này chia làm 2 phần: Ðịa lý và Pháp lý.

I. ÐỊA LÝ.

Dưới triều vua Minh Mạng, nho sĩ Lý Văn Phức được cử đi sứ Trung Hoa bằng đường biển. Thuận buồm xuôi gió Tây Nam, thuyền chở phái đoàn sứ giả từ Huế hướng về Phúc Kiến qua ngả Hoàng SA. Chứng kiến những cảnh đắm thuyền vì mắc cạn hay vì bảo tố, Lý văn Phức có lời cảm khái:

Vạn Lý Trường Sa dường tuyệt hiểm

Thất Châu sóng cuộn hận anh đào

Sứ giả Lý Văn Phức đã lầm lẫn giữa Hoàng Sa và Trường Sa. Ðể có một ý niệm tổng quát, chúng ta có thể hình dung Hoàng Sa gồm 13 đảo tí hon tọa lạc tại các vĩ tuyến 17-15 Bắc, phía đông khu Trị, Thiên, Nam, Ngãi; Trường Sa tại các vĩ tuyến 12-7 Bắc, dọc từ Cam Ranh về Cà Mau; và ngang từ thềm lục địa Việt Nam qua thềm lục địa Phi Luật Tân. Trường Sa chiếm một miền biển rộng tới 180 ngàn dậm vuông (350 hải lý mỗi bề). Hàng trăm đảo, cồn, đá bãi nhỏ síu nằm rải rác trên biển cả, không dân cư, không nước ngọt, không cây cối, dưới trời nắng gắt với gió lốc và bão lớn.

Thực tế mà xét, trong số 500 đảo cồn, đá, bãi chỉ có khỏang 30 cao địa có địa danhvà 20 đơn vị đá chìm và bãi ngầm. Số đơn vị này là đối tượng tranh chấp của 7 quốc gia: Trung Quốc và Ðài Loan; Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai, Brunei và Nam Dương.

Từ 1974 Trung Quốc đã chiếm đóng tòan thể khu hải phận Hòang Sa gồm 13 đảo thuộc hai nhóm:

Có 7 đảo về phía Ðông Bắc, Nhóm An Vĩnh/Tuyên Ðức (Amphitrite, tên một tàu Pháp bị đắm), như Ðảo Phú Lâm (Woody Island) do Bộ Chỉ Huy Trung Quốc trú đóng. Ðảo hình bầu dục, diện tích 1.3 km2. Nếu là hình chữ nhật, bề dài sẽ là 1300m và bề ngang 1000m (bằng một công viên nhỏ). Phú Lâm là đảo lớn nhất tại Hoàng Sa và Trường Sa. So với Phú Quốc (diện tích 568 Km2), Phú Lâm bằng 1/400 Phú Quốc.

6 đảo về phiá Tây Nam thuộc nhóm Lưỡi Liềm (Crescent, tiếng Pháp là Croissant), gồm có các Ðảo Hoàng Sa (Pattel Island) nơi Bộ Chỉ Huy Việt Nam Cộng Hòa trú đóng trước kia. Hoàng Sa đo được 0.56km2 bằng 1/2 Phú Lâm và bằng 1/1000 Phú Quốc. Nếu có hình chữ nhật Hoàng Sa sẽ có chiều dài 800m và chiều ngang 700m (bằng một khuôn viên trường tiểu học). Ðảo Trí Tôn tọa lạc gần bờ biển Quãng Ngãi, cách Cù Lao Ré 123 dậm.

Vùng biển Trường Sa rộng gấp 10 lần Hoàng Sa, nhưng chỉ có 9 tiểu đảọ Việt Nam hiện chiếm 3 đảo: Ðảo Trường Sa (Spratley Island), nơi Bộ Chỉ Huy Việt Nam trú đóng, Ðảo Nam Yết (Namyit Island) và Ðảo Sinh Tôn (Sincowe Island).

Phi Luật Tân chiếm 5 đảo là: Ðảo Bình/Nguyên (Flat Island), Ðảo Vĩnh Viễn (Nanshan Island), Ðảo Bến Lộc (West York Island), Ðảo Loạ.i Tá (Loaita Island) và Ðảo Thị Tứ (Thitu Island).
Ðài Loan chiếm Ðảo Ba Bình/Thái Bình (Itu Aba Island), Ðảo Trường Sa diện tích 0.13km2 (400mx350m), nhỏ bằng 1/10 Phú Lâm, và bằng 1/4000 Phú Quốc. Cuối năm l999, Ðài Loan đã rút quân khỏi đảo Thài Bình, hòn đảo lớn nhất tại Trường Sa. Ngòai ra Việt Nam còn chíêm 3 cồn là An Bang (Amboyna Cay), Song Tử Tây (SouthWest Cay) và Sơn Ca (Sand Cay), cộng với 7 đá nổi, 9 đá chìm và bãi ngầm.

Phi Luật Tân chiếm thêm 3 cồn, 2 đá nổi và 8 đá chìm.

Tại Trường Sa, Trung Quốc chỉ chiếm 2 đá nổi là Ðá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) và Ðá Ga Ven (Gaven Reef), và 6 đá chìm.

Trong số 28 cao địa, Việt Nam chiếm 13 cao địa (cao hơn mặt nước), Phi chiếm 10 và Trung Quốc chíêm 2 (đá nổi).

Trong số 53 đơn vị có địa danh, Việt Nam chiếm 22, Phi chiếm 18, và Trung Quốc chiếm 8. Ðây là những hòn đảo tí hon. So với chiều dài bờ biển Việt Nam, mật độ dân cư và sinh hoạt ngư nghiệp tại đất liền, các đảo này quá nhỏ bé, chỉ được gọi là tiểu đảo (islet).

Câu hỏi đặt ra là: Tại sao từ 1974 khi Trung Quốc chiếm cả Hoàng Sa và nhất là từ 1988 khi Trung Quốc xâm lấn Trường Sa, họ lại không thừa thắng xông lên để chiếm thêm một số hải đảo của Việt Nam hay Phi Luật Tân, mà phải lấy một hòn đá (Ðá Chữ Thập) làm địa điểm chỉ huy.
Thực ra, những hòn đảo tí hon này không phải là đối tượ.ng tranh chấp của Trung Quốc. Bắc Kinh còn muốn lưu lại chút nhân tình, không dám cạn tàu ráo máng. Họ chỉ muốn thương thảo với các quốc gia duyên hải, đề nghị phương thức khai thác chung dầu khí. Không phải khai thác chung tạI các hải đảo ngòai khơi (biển quá sâu, không đủ kỹ thuật thăm dò, quá tốn kém mà chưa biết có bao nhiêu dầu), mà là khai thác chung tại thềm lục địạ Do đó, họ chủ trương đàm phán song phương thay vì đa phương. Ðiều mằ họ lo ngại nhất là các quốc gia Ðông Nam Á (như Việt Nam hay Phi Luật Tân) đưa nội vụ ra Tòa Án Trọng Tài hay Tòa Án Quốc Tế.

II. PHÁP LÝ

Ðịa cầu gồm 3 phần đất và 7 phần nước. Nếu có luậ.t quốc tế cho các lãnh thổ thì cũng phải có luật quốc tế cho vùng lãnh hảị Năm 1982, 119 quốc gia ký Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (Law of the Sea Convention, Los Convention), tới tháng 11- 1993 đã có 60 quốc gia phê chuẩn Công Ước trong đó có Việt Nam. Và một năm sau, tháng 11-1994, Công Ước có hiệu lực chấp hành. Tới nay đã có hơn 70 quốc gia phê chuẩn trong số 170 quốc gia kết ước và gia nhập.
Luật Biển 1982 định nghĩa về nội hải, đường căn bản, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa như sau:

1. Nội Hải, Biển Lịch Sử và Ðường Căn Bản (internal waters, historic waters and baselines).
Toà Án Quốc Tế dịnh nghĩa “biển lịch sử” là nội hải căn cứ vào những chứng liệu có giá trị về mặt lịch sử. Muốn trở thành biển lịch sử phải hội đủ 3 điều kiện sau đây:

a) Quốc gia duyên hải đang hành sử chủ quyền.

b) Sự hành sử chủ quyền có tính cách liên tục và trường kỳ.

c) các quốc gia (tiếp cận và đối diện) thừa nhận sự hành sử chủ quyền của quốc gia duyên hảị Ðiều 8 Luật Biển 1982 nhấn mạnh rằng biển lịch sử chỉ là nội hải, nghĩa là nằm tại đãt liền, bên trong bờ biển hay Ðường Căn Bản. Như vậy Biển lịch sử không thể là Biển Nam Hải cách bờ biển Hoa Lục tới 2000 cây số.

2. Tại Lãnh Hải 12 hải lý (territorial sea), các tàu ngoại quốc được quyền "ờthông quá vô tư", và phải tôn trọng trật tự và an ninh của quốc gia duyên hải.

3. Tại Vùng Ðặc Quyền Kinh Tế 200 hải lý đánh cá (Exclusive Economic Zone, 200-mile-fishery zone), các quốc gia duyên hải có nghĩa vụ bảo tòan và nếu cần, chia sẻ phần tôm cá không khai thác hết cho các quốc gia kế cận không có bờ biển (như Lào).

4. Cũng như Vùng Ðặc Quyền Kinh Tế (đánh cá), Thềm Lục Ðịa (Continental Shelf) dài 200 hải lý là vùng biển nối tiếp Lãnh Hải và Ðường Căn Bản. Ngòai ra Thềm Lục Ðịa Ðịa Lý (hay Nền Lục Ðịa: Continental Margin) có thể kéo dài tới 350 hải lý, nếu về mặt địa hình, đáy biển là sự nối tiếp tự nhiên của thềm lục địa từ đất liền ra ngòai biển (trường hợp bờ biển Việt Nam) (Ðiều 76 Luật Biển 1982). Khác với vùng đặc quyền kinh tế (đánh cá), thềm lục đị.a thuộc chủ quyền tuyệt đối của quốc gia duyên hải trong việc khai thác dầu khí. Quyền cùa quốc gia duyên hải cũng không tùy thuộc vào điều kiện chiếm cứ (occupation) hay công bố minh thị. Do đó việc Trung Quốc chiếm đóng một số đảo và đơn vị tại Hoàng Sa và Trương Sa không thể có tác dụng tước đọat chủ quyền của Việt Nam và Phi Luật Tân tại Thềm Lục Ðịa của 2 quốc gia này.

5. Hải Ðảo và Quần Ðảo: Cũng như đãt liền, hải đảo được quyền có lãnh hải 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý. Ðảo được định nghĩa là giải đãt thiên nhiên bao bọc bởi nước và cao hơn mực nước thủy triềụ Tuy nhiên theo án lệ, các đảo không có dân cư ngụ và không tự túc về kinh tế, không được hưởng quy chế vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý. Theo án lệ cố định, Tòa Án Quốc Tế La Haye đã không đếm xỉa đến những tiểu đảo trong việc phân ranh thềm lục địa giữa các quốc gia tiếp cận hay đối diện. Án lệ North Sea Continental Shelf cases l969; án lệ Thềm Lục Ðịa Anh Pháp (l977), án lệ Guinea k/ Guinea Bissau (l985). Lý do là vì các đảo này không có thường dân cư ngụ và chỉ là bãi đậu chim. (Có lẽ tòa nghĩ rằng chim không cần đến 200 hải lý để bói cá, mà cũng không biết khai thác dầu khí). Ðối với tất cả các đảo tí hon và đá nổi tại Hòang Sa và Trường Sa, chúng ta nghĩ rằng Tòa Án sẽ không công nhận đó là "đảo", vì 3 lý do:

- không có thường dân cư ngụ.

- không thể tự túc về kinh tế.

- quá nhỏ bé và quá rải rác.

Nếu có hình chữ nhật, Hoàng Sa dài chừng 800m và Trường Sa 400m. Ðó là những hòn đảo tí hon nằm rải rác trong một vùng biển Ðông Nam Á rộng hơn 180 ngàn dậm vuông. Tổng số diện tích các đảo cồn đá bãi Trường Sa là 4 dậm vuông.

Trong án lệ Lybia/Malta (l985) Tòa án không đồng hóa đảo Malta với lục địa dầu rằng Malta có 350 ngàn dân cư ngụ trên một diện tích 122 dậm vuông.

Theo định nghĩa, quần đảo bao gồm các hải đảo nằm san sát bên nhau và có diện tích ít nhất bằng 1/9 vùng biển nơi tọa lạc.

Như vậy:

1) Hoàng Sa Trường Sa không phải là "quần đảo" theo luật.

2) Các đảo tí hon (trên 20 hòn) tại Hòang Sa Trường Sa không phải là "đảo" và không được hưởng quy chế 200 hải lý để đánh cá và khai thác dầu khí.

Trước khi có các quân đội đến chiếm đóng (của Việt Nam, Trung Quốc, và Phi Luật Tân), các đảo này chỉ là những bãi chim đậu hoạt động kinh tế nếu có, chỉ là khai thác phân chim.

Ngày nay có thêm một số binh sĩ trú phòng Trung Quốc ngụy trang dưới hình thức ngư dân để làm lạc hướng dư luận quốc tế.

ÐẤU LÝ VÀ ÐẤU PHÁP:

Trong thập niên l960, cuộc Cách Mạng Văn Hoá đã phá nát Trung Hoa về văn hóa, kinh tế, nhân sự và tinh thần. Qua thập niên l970, Trung Hoa bắt đầu phục hồị Ðược gia nhập Liên Hiệp Quốc thay Ðài Loan năm l971, Trung Hoa nghiễm nhiên trở thành một ngũ cường, hội viên thường trực của Hội Ðồng Bảo An có quyền phủ quyết. Sau khi thiết lậ.p bang giao với Hoa Kỳ năm l979, Trung Hoa hội nhập vào Cộng Ðồng quốc tế. Từ đấy chính sách "mèo đen, mèo trắng" của Ðặng Tiểu Bình được thực thi để thay thế xã hội chủ nghĩa bằng chủ nghĩa tư bản.Năm l982, phái đòan Trung Hoa đến Montego Bay tham dự Ðại Hộ.i Liên Hiệp Quốc kỳ 3 về Luật Biển. Vì Anh Mỹ không ký Công Ước, 3 ngũ cường còn lại Nga-Pháp-Hoa đóng vai chủ chốt trong Ðại Hộị Tự ái quốc gia được thỏa mãn, Trung Hoa hoan hỉ ký Công Ước. Ký xong, Bắc Kinh mớI thấy lo! Ký Công Ước thì phải theo Công Ước. Những điều khỏan trong Công Ước đã rõ rệt. Các quốc gia duyên hải chỉ được hưởng quy chế 200 hải lý về đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa.

Từ quần đảo Hoàng Sa Trường Sa về hoa lục phải qua vùng biển sâu tới 2 hay 3, 4 ngàn mét. Vì đáy biển không phải là sự tiếp nối tự nhiên của lục địa từ đãt liền chạy ra biển, Trung Hoa không có hy vọng nới rộng thềm lục địa từ 200 tới 350 hải lý như trường hợp Việt Nam. Hơn nữa, toàn thể các đảo Trường Sa cách bờ biển Trung Hoa từ 500 đến 1100 hải lý, nên không nằm trong thềm lục địa của Trung Hoạ Các đảo Hoàng Sa cũng cách lục đýa Trung Hoa hơn 200 hải lý. Hoàng Sa và Trường Sa có triển vọng có dầu khí do các chất hữu cơ tích lũy từ các nguồn nước phù sa sông Hồng Hà và sông Cửu Long (con sông dài nhất Ðông Nam Á) từ cao nguyên Tây Tạng đổ ra biển từ cả triệ.u năm nay.

Trong khi đó, tại bờ biển Việt Nam, thềm lục địa địa lý hay nền lục địa chạy thoai thoải từ dãy Trường Sơn ra Hòang Sa về phía đông Trị, Thiên, Nam, Ngãị Ðộ sâu nhất quanh đảo Hoàng Sa là 500m. Về mặt địa hình, Hoàng Sa là một hành lang của Trường Sơn chạy từ cù lao Ré ra biển, hay là những bình nguyên của thềm lục địa Việt Nam trên mặt biển. Từ 1925, các nhà địa chất học quốc tế như Tiến Sĩ Khoa Học Ạ Krempf, Giám Ðốc Viện Hải Học Ðông Dương, sau 2 năm nghiên cứu và đo đạc đã lập phúc trình và kết luận: "VỀ MẶT ÐIA CHẤT, NHỮNG ÐẢO HOÀNG SA LÀ MÔT THÀNH PHẦN CỦA VIỆT NAM" (Géologiquement les Paracels font partie du Vietnam). Tại Trường Sa cũng vậỵ Về mặt địa hình đáy biển, Trường Sa là sự tiếp nối tự nhiên của thềm lục địa Việt Nam. Tại bãi Tứ Chính nơi khai thác dầu khí, biển sâu không tới 400m, trong khi trong vùng quanh đảo Trường Sa và cồn An Bang (do Việt Nam chiếm cứ) độ sâu chỉ tớI 200m. Bãi Tứ Chính cách bờ biển Việt Nam chừng 160 hải lý và cách lục địa Trung Hoa lối 900 hải lý. Trường Sa cách bờ biển Trung Hoa bằng rãnh biển sâu tới 3,4 ngàn mét, chỗ sâu nhất đo được 4683m.

Bị ràng buộc bởi Luật Biển với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý, Trung Hoa tung ra chiến dịch hỏa mù gây bất ổn, tranh chấp lung tung, tuần tiễu, phóng hỏa tiễn, lấn chiếm bừa bãi tại thềm lục địa gần bờ biển để gây tiếng vang. Mục đích để phá rối an ninh trật tự, làm cản trở giao thông trên mặt biển, tạo áp lực quốc tế, hù dọa và khuyến dụ các quốc gia Ðông Nam Á hãy gác vấn đề tranh chấp chủ quyền hải đảo để cùng nhau KHAI THÁC CHUNG DÂÙ KHÍ TẠI THỀM LỤC ĐỊA.

Chiến dịch Hỏa Mù của Bắc Kinh nhằm 3 đối tượng:

A. BIỂN LỊCH SỬ hay LƯỠI RỒNG TRUNG QUỐC.

Năm 1982, sau khi ký Công Ước về Luật Biển, Bắc Kinh tập hợp "400 học giả Trung Quốc, ngày đêm nghiên cứu, thảo luận trong suốt 10 năm và đã đi đến kết luận rằng Biển Nam Hải là Biển Lých Sử của Trung Hoa từ hơn hai ngàn năm nay". Rồi họ hội nghị với "l00 nhà trí thức Ðài Loan để nhất trí xác nhận sự kiện lịch sử này"

Trong khi đó hàng chục giáo sư Mỹ gốc Hoa tại các đại học Hoa Kỳ từ trên 10 năm nay đã dòng dã trên các tạp chí địa lý, lịch sử, hải học Hoa Kỳ để yểm trợ lập trường "Nam Hải là Biển Lịch Sử của Trung Quốc". Lưỡi Rồng Trung Quốc nằm sát bờ biển Quãng Ngãi 40 hải lý, cách đảo Natuna (Nam Dương) 30 hải lý và cách Palawan (Phi Luật Tân) 25 hải lý. Nó chiếm trọn 3 tuí dầu khí Tứ Chính (Vanguard) của Việt Nam, Cỏ Rong (Reed Bank) của Phi Luật Tân và Natuna của Nam Dương.

Các học giả Trung Quốc đã nêu lên nhiều tài liệu lịch sử để chứng minh rằng Nam Hải là biển lịch sử của Trung Hoa. Họ viện dẫn rằng dưới triều Hán Vũ Ðế 100 ngàn hải quân Trung Hoa đi tuần thăm các đảo thuộc Nam Hảị Sự khám phá này được tiếp tục dưới đời nhà Tống, nhà Nguyên, nhà Minh và nhà Thanh.

Năm 1946 Trung Hoa quốc gia đặt tên Lưỡi Rồng Trung Quốc là Ðặc Khu Hành Chánh Hải Nam. Và năm l947 đổi tên Hoàng Sa là Tây Sa và Trường Sa là Nam Sa.

Năm l974 Trung Quốc đẩy lui các lực lượng hải quân của Việt Nam Cộng Hòa và chiếm nốt các đảo Hoàng Sa tại Nhóm Lưỡi Liềm về phía Tây Nam.

Và năm l988 lần đầu tiên Trung Quốc đem quân xâm lấn Trường Sa, và chiếm đóng 2 đá nổi và 6 đá chìm.

Những tài liệu lịch sử này không đáng tin cậy.

1) Chính sách bế quan tỏa cảng.

Suốt chiều dài lịch sử, Trung Hoa không bao giờ chủ trương chinh phục đại dương. Chủ thuyết bế quan tỏa cảng được áp dụng từ đời nhà Tần (thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên). Vạn Lý Trường Thành không những là một kiến trúc mà còn là một nhân sinh quan. Miền bờ biển được coi là nơi hoang vu man rợ. Ðảo Hải Nam trước kia là chốn lưu đày các tù nhân bị biệt xứ. Trong giả thuyết "Cổ Tẩu sát nhân" của Mạnh Tử (thế kỷ thứ 4 trước công nguyên), vua Thuấn vào ngục thất cưú cha là Cổ Tẩu (phạm tội cố sát) rồi cõng cha chạy trốn về ở vùng bờ biểnõõ để mai danh ẩn tích cho đến trọn đờị Sau khi chôn sống 460 nho sĩ tại Hàm Dương, Tần Thủy Hoàng lưu đày tất cả các nho sĩ khác tại miền bờ biển. Trung Hoa là một đại lục bao la, cả miền Tây và miền Bắc đãt rộng mênh mông còn chưa khai phá. Vậy mà từ đời Tần Thủy Hoàng, Trung Hoa đã tự cô lập từ trong đãt liền đến ngoài đại dương. Cho đến thế kỷ 20, chính sách bế quan tỏa cảng vẫn được thi hành.

Với tâm lý tự cô lập, không thể có 100 ngàn quân Trung Hoa đời Tây Hán đi khai phá các đảo san hô bỏ hoang tí hon tại Nam Hải (Rãt có thể đó là 10 vạn thủy quân của Tào Mạnh Ðức mượn lệnh Hán Ðế để xâm chiếm Ðông Ngô và đã bị Chu Công Cẩn đánh tan trong trận Xích Bích).
Các chuyến hải hành đời nhà Tống, nhà Nguyên, nhà Minh, và nhà Thanh kể trên rất có thể chỉ là những cuộc nam chinh nhằm thôn tính Chiêm Thành và Việt Nam. Lịch sử đã ghi rõ việc Lê Ðại Hành phá tan thủy binh của Lưu Trung nhà Tống, quân Trần Hưng Ðạo bắn chết Toa Ðô và bắt sống Ô Mã Nhi nhà Nguyên; Lê Lợi đánh bại hải quân tiếp viện cho Vương Thông nhà Minh, và Quang Trung chặn đường tiến quân của đề đốc Hứa Thế Hanh nhà Thanh. Việc các thủy binh dời Minh Thánh Tổ đi thăm viếng các quốc gia Á Phi nếu có, cũng không có tác dụng hành sử chủ quyền trên hàng ngàn hải đảo tại Thái Bình Dương và Ấn Ðộ Dương. Từ thế kỷ l5, các nhà thám hiểm Bồ Ðào Nha như Vasco de Gama và Magellan đã đi xuyên 3 đại dương từ Ðại Tây Dương, vượt Ấn Ðộ Dương qua Thái Bình Dương (khám phá Phi Luật Tân và Guam), nhưng Bồ Ðào Nha cũng không đòi chủ quyền tại hàng ngàn hải đảo trong 3 đại dương này.

2. Danh xưng Nam Hải

Vả lại theo các học giả Trung Hoa, Nam Hải là tên biển của Hoa Nam, cách Quảng Ðông 50 dậm về phía nam. Các nhà hàng hải Tây Phương muốn cho tiện nên gọi đó là Biển Nam Hoa (South China Sea) (ngọai nhân xưng Nam Trung Quốc Hải). Theo cuốn Tự Ðiển Tối Tân Thực Dụng Hán Anh do các học giả Trung Hoa biên sọan tại Hồng Kông năm 1971 thì ỏõNam Hải là vùng biển kéo dài từ Eo Biển Ðài Loan đến Quảng Ðông. (The Southern Sea Stretching from the Taiwan Straits to Kwantung.)

Theo từ điển Từ Hải xuất bản năm 1948, thì Nam Hải thuộc chủ quyền lãnh hải chung cho 5 nước là Trung Hoa, Mã Lai, Việt Nam, Phi Luật Tân và Ðài Loan.

DO ÐÓ NAM HẢI KHÔNG BAO GIỜ CÓ NGHĨA LÀ BIỂN CỦA NƯỚC TRUNG HOA VỀ PHÍA NAM. (Cũng như Ấn Ðộ Dương không phải là đại dương của Ấn Ðộ).

Sau khi ký Los Convention năm 1982, Trung Quốc đã vẽ lại bản đồ, đòi chủ quyền lãnh hải toàn thể vùng biển Ðông Nam Á. Họ xem biển Ðông Nam Á (hay Nam Hải) là một thứ ỏõnội hải ỏõ của họ theo kiểu Ðế Quốc La Mã ngày xưa coi Ðịa Trung Hải là Mare Nostrum (biển của chúng tôi).

3. Luật pháp và án lệ.

Chiếu án lệ của Tòa Án Quốc Tế La Haye, biển lịch sử phải hội đủ 3 đièu kiện:

a) Phải có sự hành sử chủ quyền.

b) Một cách liên tục và trường kỳ.

c) Và được sự thừa nhận của các quốc gia trên thế giới, nhất là các nước tiếp cận và đối diện. Dầu sao theo Tòa Án Quốc Tế, biển lịch sử chỉ là nội hải.

Ðiều 8 Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (l982) đã kết thúc mọi cuộc tranh luận khi quy định: Nội hải của một quốc gia nằm bên trong đất liền hay về phía trong đường căn bản của lãnh hải (The International Court of Justice has defined "historic waters" as "internal waters" "Waters on the landward side of the baseline of the territorial sea from part of the internal water of the State" Art.8 Los Convention (l982).

Kết luận: Nam Hải không thể là Biển Lịch Sử của Trung Hoa vì nó là ngoại hải và cách bờ biển Trung Hoa tới hai ngàn cây số.

Và công trình 10 năm nghiên cứu của 400 học giả Trung Quốc rút cuộc chỉ là công dã tràng xe cát biển Ðông, nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì!

B. VỀ HẢI ÐẢO

Như đã trình bằy ở trên, Trung Hoa đem "biển lịch sử" hay "lưỡi rồng" ra để hù doạ và tạo hỏa mù. Từ l982 họ đã ý thức tính cách phi lý của thuyết nội hảị Khi đó họ mới chỉ kiểm soát được Hoàng Sạ Năm l988 họ dùng võ lực tấn công hải quân Việt Nam và chiếm đóng hai cao địa là Ðá Chữ Thập và Ðá Gaven. Năm l992 họ tiến chiếm thêm sáu đá chìm. Sau khi giành giật chủ quyền tại bãi Tứ Chính thuộc thềm lục địa Việt Nam, Trung Hoa đã chiếm thêm một số đá chìm như Mischief (Vành Khăn) thuộc thềm lục địa Phi Luật Tân cách Palawan từ 60 đến 130 hảI lý. Sự lấn chíếm chỉ để hù dọa gây hỏa mù chứ không có tác dụng pháp lý.

Lý do là Tòa Án sẽ không cấp cho các đảo tại Hoàng Sa Trường Sa vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa 200 hải lý.

Vì biết rõ điểu đó nên từ l988, sau khi đánh bại hải quân Việt Nam tại Trường Sa Trung Hoa đã không thừa thắng xông lên để chiếm thêm một số đảo, cồn, đá, bãi của Việt Nam và của Phi Luật Tân.

Sở dĩ Bắc Kinh không dám cạn tàu ráo máng, vì còn hy vọng thương thảo về giải pháp "khai thác chung" như kiểu Ðại Hàn-Nhật Bản.

Ta hãy thử cứu xét các lý lẽ do Bắc Kinh nêu ra để đòi chủ quyền về các đảo.

Theo một số học giả người Mỹ gốc Hoa, Trung Hoa có chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa vì hai lý do: Thủ đắc chủ quyền do khám phá và thủ đắc do chiếm cứ.

1) Thủ đắc do khám phá (discovery)

Từ trên 2000 năm nay, dưới đời Tây Hán, 100 ngàn hải quân Trung Hoa tuần hành tại Nam Hải đã khám phá các hải đảo Trường Sa và Hòang Sa và do đó đã thủ đắc chủ quyền.

Lý luận như vậy là hồ đồ.

a) Trước hết không có tài liệu khách quan nào kiểm chứng được có sự tuần thám của 100 ngàn hải quân Trung Hoa tại các hải đảo trên biển Nam Hảị Ðây chỉ là chuyện hoang đường hay thần thoại.

b) Vả lại kẻ khám phá không phải đương nhiên là kẻ sở hữụ Hoa Kỳ đã khám phá mặt trăng, treo cờ, lấy đá, chạy xe thử nghiệm và chiếm cứ tượng trưng nhiều lần, nhưng không phải vì các hành động này mà Hoa Kỳ có thể tuyên bố "mặt trăng thuộc chủ quyền không gian của Hoa Kỳ".

c) Các nhà thám hiểm hằng hải quốc tế từ thế kỷ 15 như Vasco de Gama đã khám phá Mũi Hảo Vọng tại Phi Châu và các hoang đảo tại Ấn Ðộ Dương; Magellan đã đi xuyên ba đại dương từ Ðại Tây Dương vượt Ấn Ðộ Dương qua Thái Bình Dương khám phá quần đảo Phi Luật Tân và hảI đảo Guam. Văy mà Bồ Ðào Nha cũng không đòi chủ quyền các hải đảo và quần đảo tại Ấn Ðộ Dương và Thái Bình Dương.

d) Cũng trong tinh thần đó, khám phá ra Bắc Cực, Nam Cực, rồi cắm cờ, dựng bia kỷ niệm tại đó không có hiệu lực ban bố chủ quyền cho ngườI chinh phục.

2) Thủ đắc do chiếm cứ (occupation)

Theo công pháp quốc tế, muốn thủ đắc chủ quyển các đất vô chủ (terra nullius), sự chiếm cứ phải có những đặc tính sau đây:

a) Chiếm cứ thực sự

Tại Trường Sa trong số 28 cao địa, Trung Hoa chỉ chiếm 2 đá nổi, trong khi Việt Nam chiếm 13 cao địa và Phi Luật Tân chiếm 10 cao địạ Và trong số 53 đơn vị có địa danh, Trung Hoa chỉ chiếm 8, so với 22 của Việt Nam và 18 của Phi Luật Tân.

b) Chiếm cứ công khai

Sự chiếm cứ phải công khai, không thể ngấm ngầm như trường hợp Trung Hoa lấn chíêm và xây công sự tại đá chìm Mischief, (Vành Khăn) trên thềm lục địa Phi Luật Tân.

c) Chiếm cứ hòa bình

Không có sự chối cãi rằng năm 1974 Trung Hoa đã dùng võ lực chiếm đóng các hải đảo thuộc nhóm Lưỡi Liềm Hoàng Sa của Việt Nam.

Sự chiếm cứ không có tính cách hòa bình mà do xâm lăng võ trang. Sự chiếm cứ bằng bạo hành không được luật pháp bảo vệ. Củng như thời Ðệ Nhị Thế Chiến, Nhật Bản đã chiếm cứ Hoàng Sa và Trường Sa bằng võ lực nên không có tư cách chủ quyền hợp pháp.

d) Chiếm cứ liên tục và trường kỳ

Không có sự phủ nhận rằng ít nhất từ 1816 dưới đời Gia Long, Việt Nam đã chiếm cứ công khai, liên tục, hòa bình các hải đảo Hòang Sa và Trường Sạ Bia chủ quyền do người Pháp dựng năm 1938 có ghi rõ:

République Francaise

Empire de Annam

Archipel des Paracels

1816 -Ile de Pattle- l938 (đảo Hoàng Sa)

Các căn cứ quân sự của người Pháp được thiết lập từ đầu thập niên l930, Ðài Khí Tượng Hoàng Sa mang số 48860 thuộc Tổ Chức Khí Tượng Thế Giới bắt đàu từ 1938. Trước đó từ 1928 Công Ty Phosphate Bắc Kỳ đã khởi sự khai thác phân chim. Ngoài ra còn có hải đăng, Miễu Bà, nhà thờ thiên chúa, cầu tàu và các nhà cửa công sự xây cất vớI sự đồn trú của Ðội Phòng Vệ Ðông Dương và của quân lực Việt Nam Cộng Hoà. Sự chiếm cứ này có tính trường kỳ và liên tục cho đến l974 khi hải quân Trung Quốc xâm lăng.

Lịch sử Trung Hoa không mang lại bằng chứng nào cho biềt họ đã liên tục chiếm cứ Hòang Sa, Trường Sa từ thời Hán Vũ Ðế hay ít nhất từ thời Mãn Thanh.

Sau Ðệ Nhị Thế Chiến, khi quân đội Nhật Bản rút lui, năm 1946, Trung Hoa mới chiếm cứ một phần Hòang Sa (nhóm An Vĩnh về phía đông bắc). TạI Trường Sa Trung Hoa thú nhận rằng lần đầu tiên năm l988 họ. chiếm cứ một số đá bằng quân sự. Sự chiếm cứ này vô hiệu vì không có tính cách hòa bình. Vả lại tới l974 và l988 các đảo Hoàng Sa -Trường Sa đã do Việt Nam chiếm đóng, nên không thễ coi đó là đất vô chủ (terra nullius).

e) Hơn nữa sự chiếm cứ phải được sự thừa nhận của các quốc gia liên hệ.

1) Năm l951 tại Hội Nghị Hòa Bình Cựu Kim Sơn 51 quốc gia đòng minh ký Hiệp Ước Hòa Bình Nhật Bản trong đó Nhật Bản Từ bỏ chủ quyền về các hải đảo Hoàng Sa Trường Sa, nhưng không nói để trả cho nước nào. Ðại biểu Liên Sô yêu cầu Hội Nghị biểu quyết trả cho Trung Hoa. Nhưng hội nghị đã bác bõ thỉnh cầu này với 46 phiếu chống. Sau đó phái đoàn Việt Nam lên diễn đàn minh thị công bố chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa - Trường Sa, và không gặp sự phản kháng nào.

2) Sự thừa nhận chủ quyền hải đảo chỉ có nghĩa nếu xuất phát từ các quốc gia liên hệ (nghĩa là các quốc gia duyên hải đối diện hay tiếp cận). Như vậy không thể nói rằng vì môt thuyền trưởng ngườI Ðức hay một uỷ ban người Anh nào đó đã thừa nhận, nên các hải đảo tranh chấp là của Trung Hoạ Vì các đảo này tọa lạc tại Biển Ðông Nam Á, nên chỉ các quốc gia Ðông Nam Á mới có thẩm quyền thừa nhận. Mà cho đến nay tất cả các quốc gia Ðông Nam Á không một nước nào thừa nhận chủ quyền của Trung Hoa tại Hòang Sa Trường Sa.

3) Tuy nhiên Bắc Kinh còn viện dẫn văn thư ngày 14-9-1958 của Thủ Tướng Phạm Văn Ðồng gởi Thủ Tướng Chu Ân Lai để chủ trương rằng Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Hoa tại Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngày 4-9-l958 Chính Phủ Trung Hoa ra tuyên cao mở rộng vùng lãnh hải từ 3 hải lý thành 12 hải lý và áp dụng cho tất cả các lảnh thổ và hải đảo của Trung Hoa kể cả Tây Sa (Hòang Sa) và Nam Sa (Trường Sa). Trong văn thư ngày 14-9-l958 gởi cho Chu Ân Lai, Phạm Văn Ðồng cam kết tôn trọng tuyên cáo nói trên.

Ðọc kỹ văn thư của Phạm Văn Ðồng ta chỉ thấy nói tôn trọng hải phận (lãnh hải) 12 hải lý của Trung Quốc chứ không đề cập đến chủ quyền các hải đảo Trường Sa và Hòang Sa. Văn thư viết: "Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tán thành bản tuyên bố của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, quyết định về hải phận (lãnh hải) của Trung Quốc (...) và sẽ ra chỉ thị triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc".

Căn cứ vào tầm bắn đại pháo, Trung Hoa mở rộng lãnh hải (territorial sea) từ 3 hải lý thành 12 hải lý. Ðiều 3 Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (l982) cũng quy định tương tự như vậy. Vả lại trong thời gian này (l958), các hải đảo Trường Sa - Hoàng Sa vì nằm tại các vĩ tuyến từ 17 đến 7 Bắc (Quảng Trị-Cà Mâu) nên thuộc lãnh hải và lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Vấn đề lãnh thổ và lãnh hải thuộc thẩm quyền của quốc dân do quốc hội đại diện, chứ không thuộc hành pháp là cơ quan thừa hành hay chấp hành luật pháp của quốc hội. Và các Quốc Hội Việt Nam (Nam và Bắc) trong những năm 1956, 1964, l977, l982, l988 và l992 đã nhiều lần công bố chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa. Một văn thư có tính cách nghi thức ngoại giao thông thường như văn thư ngày 14-9-l958 của Chính Phủ Hà Nội không có hiệu lực thừa nhận chủ quyền lãnh thổ hay lãnh hải của các đảo thuộc quyền kiểm soát của Chính Phủ Saigon hồi đó.

C. THỀM LUC ÐIA

Vấn đề thực sự tại Trường Sa Hoàng Sa là vấn đề thềm lục địạ Dầu khí tại thềm lục địa quan trọng hơn các đảo cồn đá bãi tí hon ngòai biển khơi.

1. Về Trường Sạ Tại Trường Sa ba bãi dầu khí đang khai thác là Bãi Tứ Chính (Vanguard) tại thềm lục địa Việt Nam, bãi Cỏ Rong (Reed Bank) tại thềm lục địa Phi Luật Tân và bãi Natuna phía bắc đảo Natuna thuộc thềm lục địa Nam Dương. Năm l947 Trung Hoa chủ xướng thuyết Lưỡi Rồng đòi lấn chiếm hầu hết các bờ biển Việt, Phi, Nam Dương.. Công Ước LHQ về Luật Biển công nhận cho các quốc gia duyên hải 200 hải lý thềm lục địa độc quyền khai thác dầu khí. Thềm lục địa có thể kéo đài tới 350 hải lý, nếu về mặt địa hình, đáy biển là sự tiếp nối tự nhiên của lục địa từ đãt liền ra ngoàibiển. Tứ Chính, Cỏ Rong, Natuna cách bờ biển Trung Hoa từ 500 đến 1000 hải lý hiển nhiên không thuộc chủ quyền của Trung Hoa.

Do đó từ 1983, sau khi ký Los Convention 1982, Bắc Kinh nêu lên thuyết LưỡI Rồng trong chiến dịch hỏa mù, rồi nguỵ tạo tài liệu lịch sử đòi chủ quyền tòa vùng Nam Hải.

Năm l992 Bắc Kinh tự tiện ký khế ước với Công Ty Creston để khai thác dầu khí tại phía đông Tứ Chính. Mục tiêu của họ là gây hỗn lọan, bất ổn tại vùng duyên hải, rồi đưa ra đề nghị hòa đàm song phương, tạm gác vấn đề chủ quyền để cùng khai thác chung như Ðại Hàn, Nhật Bản.

Tuy nhiên Ðại Hàn Nhật Bản là hai quốc gia duyên hải đối diện nhau và có thềm lục địa chung tại nhiều khu vực.

Như trong vùng eo biển Ðại Hàn các hải đảo của hai quốc gia chỉ cách nhau từ 50 đến 100 hải lý. Khai thác chung trong trường hợp này là hợp tình hợp lý.

Tại khu Trường Sa trái lại, không có thềm lục địa chung giữa Trung Hoa Việt Nam và Phi Luật Tân. Do đó vấn đề khai thác chung không đặt rạ Hơn nữa tại nhiều khu vực có tới 3, 4 hay 5, 6 quốc gia cùng đòi chủ quyền hải đảọ Do đó cần có một hội nghị điều giải đa phương hay một tòa án trọng tài hay tòa án quốc tế để gỉai quyết dứt khóat vụ tranh chấp.

2. Về Hòang Sạ- Chiếu Công Ước về Luật Biển, Hòang Sa thuộc thềm lục địaViệt Nam vì tọa lạc trong phạm vi 200 hải lý từ đường căn bản hay bờ biển. Khoảng cách từ cù lao Ré (Quãng Ngãi) ra đảo tri tôn chỉ có 123 hải lý. Về mặt địa lý theo các chuyên viên địa chất, các đảo Hòang Sa là sự tiếp nối tự nhiên của dẫy Trường Sơn từ đất liền chạy ra biển. Có thể nói Hoàng Sa là những bình nguyên của lục địa Việt Nam trên mặt biển. Chiếu Luật Biển 1982 quyền của các quốc gia duyên hải tại thềm lục địa không tùy thuộc vào sự chiếm cứ. Do đó sự chiếm đóng võ trang của quân đội Trung Hoa không có tác dụng truất phế chủ quyền của Việt Nam tại Hòang Sạa.

3. Các tiêu chuẩn.

Tại Hòang Sa có vấn đề phân ranh thềm lục địa giữa Việt Nam và Trung Hoạ Ủy Ban Phân Ranh Thềm Lục Ðịa thuộc Liên Hiệp Quốc và Toà Án Quốc Tế sẽ giải quyết theo các điều khỏan của Công Ước về Luật Biển l982, cũng như các tiêu chuẩn trong luật tục lệ quốc tế ghi chú trong các phán quyết của Toà Án.

Tựu chung có 10 tiêu chuẩn hướng dẫn tòa án trong việc phân định ranh giới hải phận. Ðó là:

1) Vị trí của các đảo đối với bờ biển tiếp cận. Tại vùng Hòang Sa, từ đảo Tri Tôn thuộc Nhóm Lưỡi Liềm tới lục địa Việt Nam khỏang cách đo được 135 hải lý, trong khi đảo Hoàng Sa cách lục địa Trung Hoa lối 235 hải lý.

2) Diện tích các hải đảo so sánh với chiều dài bờ biển tiếp cận. Như đã trình bày, đảo Hòang Sa quá nhỏ bé (0.56km2) chỉ bằng một phần ngàn đảo Phú Quốc (568km2) trong khi bờ biển Việt Nam dài gấp 10 lần bờ đảo Hải Nam phía tiếp giáp Hòang Sa.

3) Về mặt địa hình đáy biển, các đảo, cồn, đá, bãi Hòang Sa là sự tiếp nối tự nhiên từ thềm lục địa Việt Nam (dãy Trường Sơn ) chạy ra biển. Nếu nước biển rút xuống khỏang 700m, giải Hòang Sa sẽ biến thành một hành lang chạy thoai thoải từ bờ biển Việt Nam ra khơI. Theo Công Ước LHQ về Luật Biển, NỀN LUC ÐIA bao gồm thềm lục địa cộng với đường dốc xuống biển và những bình nguyên, cao địa, chóp biển, bãi cao và sườn đá dưới biển. Nền lục địa có thể dài hơn 200 hải lý, tối đa 350 hải lý. Theo sự nhận xét của các chuyên gia tạI Trung Tâm Hải Học Ðông Tây (Hawaii), Việt Nam có nhiều triển vọng được ủy Ban Ðịnh Ranh Thềm Lục Ðịa Liên Hiệp Quốc quyết định cho nới rộng thềm lục địa tại Hòang Sa và Trường Sa qua mức 200 hải lý cho tới 350 hải lý.

4) Về mặt địa chất, các thủy tra thạch kết tụ các chất hữu cơ do nước phù sa sông Hồng Hà và sông Cửu Long chạy từ cao nguyên Tây Tạng xuống đáy biển Hòang Sa Trường Sa từ cả triệu năm naỵ Không có con sông lớn nào từ lục địa Trung Hoa hay đảo Hải Nam chảy ra Nam Hải cho phép Trung Hoa quyền khai thác các túi dầu khí tại miền này.

5) Về sinh thực học và khí hậu tại Hòang Sa và Trường Sa, các đảo san hô cũng như cây cỏ và sinh vật tiêu biểu cho vùng nhiệt đới (Việt Nam ), chứ không thấy ở vùng ôn đới (Trung Hoa).

6) Biển Ðông với Hòang Sa Trường Sa có ảnh hưởng kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng mật thiết với Việt Nam nhiều hơn Trung Hoa, vì Trung Hoa còn có biển Hòang Hải và Ðông Trung Quốc Hải chạy thông qua Thái Bình Dương.

7) Về mật độ dân số, các hải đảo Hòang Sa và Trường Sa không có thường dân cư ngụ, không có nước ngọt và không thể tự túc về kinh tế. Trong khi đó số dân cư ngụ tại miền bờ biển Việt Nam đông gấp vài chục lần số dân sinh sống tại đảo Hải Nam.

8) Về Khu Ðặc Quyền Kinh Tế (để đánh cá), bờ biển Trung Hoa dài gấp 3 lần bờ biển Việt Nam.
Do đó, Biển Ðông (với Hoàng Sa và Trường Sa) là khu vực đánh cá căn bản của Việt Nam.

9) Tại thềm lục địa Việt Nam những vùng có dầu khí nằm trong vịnh Bắc Phần và khu vực bãi Tứ Chính ở ngòai khơi Nam Phần.. Ðây là những nơi kết tầng các thủy tra thạch chứa đựng các chất hữu cơ từ sông Hồng Hà và sông Mê Kông chảy ra biển từ hàng triệu năm naỵ Do đó dầu khí nếu có là do các chất hữu cơ từ lục địa Việt Nam chứ không phải từ Hoa Lục.

10) Các tài liệu sách báo, họa đồ, các chứng tích lịch sử v.v. phảI có tính xác thực. Dầu sao các tài liệu này không có giá trị bằng các yếu tố khách quan khoa học như địa lý, địa hình, địa chất, sinh thực học, khí hậu, dân số v.v. Nhất là nó không thể đi ngược lại các điều khỏan của Công Ước về Luật Biển và các nguyên tắc thành văn của Luật Tục Lệ Quốc Tế do các tòa án quốc tế áp dụng từ nhiều thập kỷ nay.

Vấn đề căn bản đặt ra cho Hoàng Sa Trường Sa là các đảo, cồn, đá, bãi quá nhỏ bé, quá rải rác, không có dân cư sinh sống và không tự túc về kinh tế, nên không được coi là đảo theo nghĩa luật đị.nh. Nếu không phải là đảo theo nghĩa pháp lý thì không được hưởng quy chế 200 hải lý để đánh cá và khai thác dầu khí.

VIỆT NAM PHẢI LÀM GÌ ?

1) Trước hết Việt Nam phải nhờ các luật gia và chuyên gia quốc tế vẽ ranh thềm lục địa địa lý hay Nền Lục Ðịa để yêu cầu Ủy Ban Phân Ranh Thềm Lục Ðịa Liên Hiệp Quốc chấp thuận cho nới rộng thềm lục đáy qua mức 200 hải lý tới mức 350 hải lý.

2) Muốn vậy, trước hết Việt Nam phải tuân hành Luật Biển bằng cách vẽ lại và thu hẹp Ðường Căn Bản cho hợp pháp.

3) Phát triển tối đa kỹ nghệ đánh cá ngòai khơi trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý để sử dụng đúng mức, điều hành và bảo tồn nguồn lợi ngư nghiệp thiên nhiên tại Biển Ðông, kể cả việc khai thác chung ngành ngư nghiệp quốc tế.

4) Vận động với các quốc gia trong khối ASEAN đổi danh xưng Biển Nam Hoa thành Biển Ðông Nam Á.

5) Ðưa vụ tranh chấp Thềm Lục Ðịa và các Hải Ðảo Hoàng Sa Trường Sa ra Tòa Án Quốc Tế, nếu cuộc điều giải bất thành.

Đọc tiếp...

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2007

Hoàng Sa - tâm sự người trong cuộc

Comments

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Một đảo nhỏ trong quần đảo Hòang Sa được chụp từ trên không

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

(Tâm sự của một cựu sĩ quan hải quân Saigon, chỉ huy chiến hạm Trần Khánh Dư HQ.4 - người trực tiếp tham dự trận hải chiến Hòang Sa và chứng kiến mảnh đất này rơi vào tay hải quân Trung Quốc ngày 19-1-1974)

Quần đảo Hoàng Sa phần Đông-Bắc có đảo Phú Lâm đã mất vào tay Trung Quốc 40 năm trước đây, phần Đông-Nam còn lại nhóm Trăng Khuyết có đảo Hoàng Sa cũng bị cưỡng chiếm trọn sau ngày 19-1-1974.

Hai mươi năm sau, một trăm hay nhiều ngàn năm sau nữa, người Việt và hậu sinh vẫn không hiểu hay hình dung được thế nào mà Hoàng Sa đã mất. Năm tháng qua mau, soi mòn ký ức nếu như cứ lần lữa không ghi chép lại thì tất cả sự thật lịch sử sẽ chìm sâu trong đáy sâu thăm thẳm thời gian.

Sau này có còn ai người cảm thông cho nỗi cô đơn này!

Chưa có một tài-liệu, sách truyện nào viết đủ chi tiết về biến cố Hoàng Sa. Việt sử sẽ không đầy đủ nếu như còn để một khoảng trống cho trận Hải-chiến đầu tiên ngoài biển lớn này.

Thực sự mà nói, kể từ khi lập quốc, chúng ta nhiều lần giang chiến và đôi lần duyên chiến cách bờ vài ba hải lý, nhưng thực xứng danh hải chiến thì Hoàng Sa là lần thứ nhất của Việt tộc và cũng là lần thứ nhất xảy ra ở Biển Đông với quân số đôi bên tham dự hàng ngàn người.

Chúng ta không có tham vọng làm một cuốn sử, nhưng tư cách người thủy thủ khi về già thúc đẩy chúng ta viết lại những gì là thực, ít nhất là thời gian, không gian, biến chuyển cho chính xác. Bài học lịch sử nào cũng đáng giá trong tương lai mà !

Hy vọng mai này ta chỉ cho con hay cháu ít dòng trong đó để chúng đọc và biết rằng cha hay ông của chúng lúc đó bắn súng, chạy radar, lái tàu, truyền-tin hay điều-khiển máy... ở Hòang Sa.

Nhiều biến chuyển lớn tương tự có liên hệ đến dân tộc đã không được ghi chép lại. Hẳn các bạn đồng ý cùng chúng tôi là biến cố Hoàng Sa không phải quá nhỏ bé để bị mọi người Việt Nam hôm nay và ngày mai quên lãng.

Nguồn: Blogger Bùi Thanh

Đọc tiếp...

Thứ Ba, 16 tháng 10, 2007

Tranh chấp ở quần đảo Trường Sa - Xavier Roze

Comments

Tranh chấp nầy dính líu đến nhiều nước trong vùng, cho dầu bề mặt chỉ có hai nước: Việt Nam và Trung Quốc. Đây là một vấn đề tranh chấp gay cấn nhất hiện nay tại vùng Đông Nam Châu Á. Cho đến những năm cuối của thập niên 80, người ta ít nghe nói đến tên quần đảo nầy, nó nằm cách khoảng giữa miền Nam VN với phía Bắc Bornéo (thuộc Mă Lai), giữa đảo quốc Brunei với đảo Palawan (thuộc Phi). Những hòn đảo nhỏ cấu tạo nên quần đảo nầy thì không có người sinh sống, các tàu câu cá hay tàu buôn dùng những đảo nầy để thả neo nghỉ ngơi. Chính Trung Hoa khởi đầu cho việc chạy đua trong vùng biển nầy sau khi dùng bạo lực quân sự để xâm lăng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào năm 1974. Phải chờ đến sau 1975 VN mới chiếm đóng 7 đảo trên tổng số 37, trong đó Đài Loan chiếm hai đảo lớn nhất là Itu Aba và Storm Island, diện tích hai đảo nầy lần lược là 0,432 Km và 0,147 Km.

Riêng Trung Quốc, mặc dầu lên tiếng đòi hỏi chủ quyền toàn quần đảo, nhưng đến năm 1987 thì không có mặt tại đây. Cùng lúc đó Phi Luật Tân và Mã Lai nhập cuộc. Từ năm 1978, sau khi khám phá có mỏ dầu hỏa, Phi chiếm đóng 7 đảo phía Đông Bắc mà họ đã bắn tiếng đòi chủ quyền, sau đó chiếm thêm một đảo nữa, đó là Commodore Reef, ở xa hơn về phía Nam mà đảo nầy Mã Lai cũng dành chủ quyền.

Mã Lai hành động năm 1983, chiếm 3 đảo mà trong đó có đảo Swallow Reef, chỉ cách đảo Amboya Cay của Việt Nam 60 cây số, nhưng đảo nầy cũng bị Phi và Mã Lai dành chủ quyền.

Phía VN, từ 1978 đến 1988 chiếm thêm 15 đảo nữa, tổng cộng là 21 đảo, trong đó đảo Spratley và South West Cay được biến thành pháo đài quân sự.

Về phía Trung Quốc thì đổ bộ vào các năm 1987 và 1988 lên 7 vị trí về phía Tây và Tây Nam, trong vùng của Việt Nam. Một vụ chạm súng đă xãy ra giữa hải quân hai nước, làm 3 tàu VN bị chìm và 70 người chết. Đây là cuộc hải chiến đầu tiên kể từ tháng 4 năm 1979, lúc hải quân Trung Quốc đuổi tàu chiến của Việt Nam ở Hoàng Sa. Năm 1992, Trung Quốc đánh chiếm một vị trí của VN trên Trường sa là đảo d'Eldad Reef, tổng số đảo chiếm đóng là 9.

Trước đó không lâu, vào tháng 2 năm 1992, quốc hội Trung Quốc thông qua một dự luật về hải phận quốc gia, long trọng đòi hỏi chủ quyền tại toàn bộ quần đảo Trường Sa. Chỉ có VN cũng nhìn nhận chủ quyền của ḿnh trên toàn bộ quần đảo nầy. Phi Luật Tân, Mã Lai và Brunei sau nầy, đòi hỏi chủ quyền phần ở gần với lãnh thổ xứ họ. Riêng Đài Loan là nước đóng tại đây đầu tiên từ khi sau Thế Chiến Thứ Hai, chính Hoa Kỳ đã kêu gọi Tưởng Giới Thạch kiểm soát đảo nầy vì trước đó đã được Nhật Bản sử dụng để đánh Phi Luật Tân và Mã Lai. Đài Loan xây dựng tại Itu Aba một căn cứ quân sự đồn trú tới 6.000 quân và họ cũng xây tại đây một phi trường nhỏ dùng cho các phi cơ vận tải cỡ nhỏ. Những cuộc xây dựng tương tự ở đảo Pagasa của Phi, biến đảo nầy thành một pháo đài phòng thủ với phi đạo dài 1.200 m. Tương tự, Việt Nam trên đảo Spratley và Mã Lai trên đảo Swallow Reef.

Để làm bằng cho việc đòi hỏi chủ quyền, các nước Việt Nam Mã Lai và Phi dựa trên khoảng cách địa lý, trong khi Trung Quốc thì dựa lên lịch sử, cho rằng từ thời xa xưa ngư dân và thương buôn Trung Hoa đã qua lại nơi nầy, thậm chí họ còn nói đến dấu vết của người Đài Loan đầu tiên sống ở đây. Phía VN cũng sử dụng lý lẽ như vậy và dưa ra thêm bằng chứng về sự có mặt của người Pháp thời bảo hộ tại đảo. Bên nào cũng ý thức được tầm quan trọng chiến lược của quần đảo bao trùm 800.000 Km2 và tọa lạc ngay trên hải trình ngắn nhất giữa Ấn Độ Dương và Bắc Thái Bình Dương, là con đường tiếp tế nguồn năng lượng cho Nhật Bản. Mặc khác, những nguồn tài nguyên dồi dào như phosphates trên các đảo, nodules polymétalliques ở đáy biển và nhất là những mỏ dầu và khí đốt ở phía dưới làm cho các nước tranh chấp muốn dành những vùng nầy vào vùng kinh tế độc quyền của nước mình. Những yếu tố nầy đă giải thích những hiện tượng căng thẳng bấy lâu nay tại vùng nầy.

Phía Nam Dương thì tìm cách hòa giải, tổ chức những cuộc hội thảo về Trường Sa với những nước liên hệ, như vào năm 1990 tại Den Pasar, Bandoeng 1991, Jogjakarta 1992 và Surabaya năm 1993. Trung Quốc tuyên bố, cũng như nhiều nước khác, đồng ý cho một sự giải quyết hòa bình, nhưng dự trù sẽ dùng quyền sử dụng vũ lực để bảo vệ lãnh hải và những đảo của họ. Dầu vậy họ cũng đề nghị các nước liên hệ để qua một bên vấn đề chủ quyền quốc gia để khai thác chung những tài nguyên ở biển Đông. Cùng lúc, Trung Quốc nhượng quyền khai thác vào tháng 5 năm 1992 cho công ty Crestone của hoa Kỳ để khai thác một vùng trên thềm lục địa của Việt Nam, chỉ cách bờ Việt Nam có 250 Km, cách Trung Quốc tới 800 Km, và Trung Quốc còn cam kết với công ty nầy sẽ cho hải quân bảo vệ. Tháng 9 năm 1992, Trung Quốc gởi hai tàu thăm dò địa tầng vào vịnh Bắc Việt, là một vùng biển nội địa, hoàn toàn của Việt Nam chiếu theo công ước 1887.

Lo ngại thái độ hống hách, bá quyền của Trung Quốc, ASEAN, nhân dịp kết thúc đại hội thượng đỉnh lần thứ 20 tại Ma Ní tháng 7 năm 1992 đã ra một tuyên cáo chung về Biển Đông, kêu gọi các nước liên hệ thiết lập một hệ thống luật lệ để tôn trọng lẫn nhau đồng thời nhấn mạnh việc giải quyết vấn đề chủ quyền quốc gia bằng thương lượng. Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á vì sự chia rẽ nội tại cũng như yếu kém, chỉ đề nghị một giải pháp ngoại giao và hòa giải đối với Trung Quốc. Nhưng vấn đề Trường Sa sẽ làm cho các nước ASEAN kết hợp lại chặt chẽ hơn. Nam Dương là nước luôn lo ngại sự bành trướng của Trung Quốc và dường như mong đợi ở Việt Nam như là một bức trường thành để ngăn chận chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc. Khuynh hướng nầy đã bắt đầu mạnh mẽ, sau khi có khoảng trống chiến lược ở Biển Đông thành hình từ khi chiến tranh lạnh kết thúc.

Năm 1994, Trung Quốc tiến thêm bước nữa trong ý đồ lấn đất dành biển của Việt Nam. Bọn họ dành chủ quyền tại mỏ dầu Thanh Long trên thềm lục địa của Việt Nam, tuyên bố tiếp theo là hợp đồng của Việt Nam ký với công ty Mobil để khai thác vùng nầy là vô giá trị. Trung Quốc đánh dấu vì thế một lằn ranh không cho Việt Nam vượt qua.

Trương Nhân Tuấn lược dịch và chú giải bài Géopolitique de L'Indochine của Xavier Roze, NXB Economica, Nov 2000, trang 99 102.

Đọc tiếp...

Thứ Hai, 15 tháng 10, 2007

Trung Quốc mở tour du lịch tới khu vực đảo Hoàng Sa

Comments

Trung Quốc khai trương các hoạt động du lịch đến quần đảo Hoàng Sa, theo bản tin đài VOA hôm 12-10-2007 như sau.

Nhật báo Yomiuri ấn hành tại Nhật Bản trong số ra ngày thứ sáu đã đăng tải một bài báo liên quan tới hoạt động du lịch của Trung Quốc nhưng lại dính líu nhiều tới vấn đề chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.

Bài báo cho rằng tình trạng va chạm giữa Trung Quốc và Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa có phần chắc là sẽ tăng khi Trung Quốc bắt đầu dụ dỗ các du khách giàu có tới thăm các hải đảo mà cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đều cho là của mình.

Phòng du lịch của chính quyền tỉnh Hải Nam - mới đây đã chấp thuận kế hoạch phát triển ngành du lịch tại các nhóm đảo trong vung biển Đông, trong đó gồm cả quần đảo Hoàng Sa - đã bắt đầu khai trương hoạt động du lịch cho các nhóm du khách.

Phía Việt Nam cũng đã từng mở các chuyến du hành ngoạn cảnh tại các đảo đang trong vòng tranh chấp đó.

Sự kiện Trung Quốc gia tăng củng cố chủ quyền của họ trên nhóm đảo nầy bằng phương tiện du lịch chắc chắn sẽ làm cho Việt Nam phẫn nộ mặc dầu trên thực tế thì Trung Quốc đã tổ chức các chuyến đi ngoạn cảnh bằng tàu dân sự lẫn các chiến hạm từ vài năm qua.

Một chuyến du hành kéo dài 3 ngày 4 đêm như thế tốn từ 4000 tới 5000 nhân dân tệ.

Chính phủ Trung Quốc có vẻ tin tưởng rằng một khi gia tăng các hoạt động du lịch như vậy thì họ sẽ tiến dần tới chỗ phát triển trọn vẹn các nhóm đảo trên biển Đông.

Nhật Báo Công Nhân của Trung Quốc trích lời một viên chức chính phủ nói rằng du lịch sẽ mang nhiều lợi lộc kinh tế tới cho nhóm đảo Hoàng Sa, đồng thời đánh dấu xác nhận chủ quyền của Trung Quốc trên toàn bộ các đảo trong vùng biển được họ gọi là biển Nam Trung Hoa nầy.

Đọc thêm tin từ báo chí các nước:

Tourism: Xisha Islands put on tourist map (China Daily)

Trung Quốc khai trương các hoạt động du lịch đến quần đảo Hoàng Sa (VOA)

Đọc tiếp...

Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2007

Tài liệu về trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974

Comments

Trước tiên xin giới thiệu sơ lược về vị trí địa lý và lịch sử Hoàng Sa:

Hoàng Sa là đất của Việt Nam, là đảo của Việt Nam, là biển của Việt Nam. Trong Hồng Ðức Bản Ðồ viết từ thời Lê Thánh Tông, đã minh định các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là phần lãnh thổ Việt Nam. Cụ Huỳnh Thúc Kháng, nhà cách mạng người Quảng Nam, trong báo Tiếng Dân, xuất bản ngày 23-7-1938 đã ghi lại các tài liệu, các dấu tích về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, trong đó có đoạn viết" "Vấn đề "quốc tịch đảo Tây Sa" này, nếu trên sân khấu quốc tế, nhận chủ quyền sở hữu của những ai chiếm trước và có tài liệu làm chứng hẳn hoi, như luật điền thổ, khai tài, khai lập nghiệp ở xa, bằng theo lộ tịch và phân thư chúc từ của tiền nhân để lại, tưởng không có nước nào có chứng cứ đầy đủ như nước ta."

Ngày 13/7/1961, Tổng thống Ngô Ðình Diệm ban hành sắc lệnh số 174 NV, trong đó ấn định: "Quần đảo Hoàng sa thuộc tỉnh Quảng Nam. Một đơn vị hành chánh xã bao gồm trọn quần đảo này được thành lập và lấy danh hiệu là xã Ðịnh hải trực thuộc quận Hòa vang. Xã Ðịnh hải đặt dưới quyền một phái viên hành chánh".

Ngày 21/10/1969, Thủ tướng Chính phủ ký nghị định số 709-BNV/HCÐP để "Sáp nhập xã Ðịnh Hải thuộc quận Hòa Vang tỉnh Quảng Nam vào xã Hòa Long cùng quận".

Diễn biến

Hải chiến Hoàng Sa là một trận chiến giữa Hải quân Việt Nam Cộng hòa và Hải quân Trung Quốc từ 17 đến 19 tháng 1 năm 1974 trên quần đảo Hoàng Sa. Sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương, Việt Nam Cộng hòa đã thu hồi chủ quyền toàn bộ quần đảo này từ chính phủ bảo hộ Pháp nhưng một phần quần đảo đã bị Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa cho quân ra chiếm giữ khi người Pháp rút đi, Việt Nam Cộng Hòa chỉ chiếm giữ và thực hiện chủ quyền được một phần quần đảo cho đến khi cuộc hải chiến xảy ra. Sau trận chiến, Trung Quốc đã chiếm đóng toàn bộ quần đảo cho đến nay.

Quần đảo Hoàng Sa gồm hai nhóm đảo, nhóm đảo mà Việt Nam Cộng hòa bảo vệ và thực hiện được chủ quyền là nhóm Nguyệt Thiềm hay Trăng Khuyết (Crescent group) và nhóm Bắc đảo hay An Vĩnh/Tuyên Đức (Amphitrite group). Dưới thời Việt Nam Cộng hòa đã có đài khí tượng do Pháp xây, trực thuộc ty khí tượng Đà Nẵng và được bảo vệ bởi một tiểu đoàn Thủy quân Lục chiến.

Năm 1956, Hải quân Trung Quốc chiếm đóng đảo Phú Lâm (Woody Island) thuộc nhóm Bắc đảo.

Năm 1958, Trung Quốc cho công bố bản Tuyên ngôn Lãnh hải 4 điểm, trong đó có tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc bao gồm các đảo Đài Loan, Tây Sa (tức Hoàng Sa của Việt Nam) và Nam Sa (tức Trường Sa của Việt Nam), đảo Macclesfield (Trung Sa), quần đảo Bành Hồ (Pescadores). [1]

Vào giai đoạn này, Trung Quốc vẫn là đồng minh hậu thuẫn cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiến hành cuộc Chiến tranh Việt Nam chống lại Việt Nam Cộng hòa và Hoa Kỳ.

Năm 1971, Hải quân Trung Quốc và Hải quân Việt Nam Cộng hòa tiếp tục chạm súng trên hải phận Hoàng Sa. [5] Những năm cuối của cuộc Chiến tranh Việt Nam, vì nhu cầu chiến trường, tiểu đoàn Thủy quân Lục chiến của Việt Nam Công hòa tại Hoàng Sa này được đưa vào đất liền, chỉ còn một trung đội Địa phương quân trấn giữ nhóm Nguyệt Thiềm.

Tương quan lực lượng

Khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4)Phía Việt Nam có Tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ-5), Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16), Khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4), Hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10), một đại đội Hải kích thuộc Hải quân Việt Nam Cộng hòa, một số Biệt hải (Biệt kích Hải quân) và một trung đội địa phương quân đang trú phòng tại đảo Hoàng Sa.

Phía Trung Quốc có Liệp tiềm đĩnh số 274, Liệp tiềm đĩnh số 271, Tảo lôi hạm số 389, Tảo lôi hạm số 391, Liệp tiềm đĩnh số 282, Liệp tiềm đĩnh số 281 và hai chiến hạm số 402 và số 407 chở quân (không rõ loại), Tiểu Đoàn 4 và Tiểu Đoàn 5 thuộc Trung Đoàn 10 Hải quân Lục chiến, và hai đội Trinh sát.


Khu trục hạm Trần Khánh Dư

Soái hạm Trần Bình Trọng

Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt

Tàu chiến Trung Quốc Liệp tiềm đình

Diễn tiến

Chiến sĩ Biệt hải Việt Nam Cộng hòa Ngày 16 tháng 1, 1974, Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt sau khi đưa một phái đoàn của Quân lực Việt Nam Cộng hòa thăm dò một số đảo Hoàng Sa phát hiện hai chiến hạm số 402 và số 407 của Hải quân Trung Quốc gần Cam Tuyền, và phát hiện quân Trung Quốc chiếm đóng hoặc cắm cờ Trung Quốc tại các đảo Quang Hòa, Duy Mộng, Vĩnh Lạc.

Sau khi cấp báo về Bộ tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải tại Đà Nẵng, HQ-16 dùng quang hiệu yêu cầu các chiến hạm Trung Quốc rời lãnh hải Việt Nam. Các chiến hạm Trung Quốc không rời vùng, và cũng dùng quang hiệu yêu cầu phía Việt Nam Cộng hòa rời lãnh hải Trung Quốc.

Ngày 17 tháng 1, 1974, Khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4) đến Hoàng Sa đổ bộ một toán Biệt hải và một đội Hải kích xuống Cam Tuyền để nhổ cờ Trung Quốc. Sau đó các chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa rút trở lên tàu. Cùng trong ngày Liệp tiềm đĩnh số 274 và Liệp tiềm đĩnh số 271 của Trung Quốc xuất hiện.

Soái hạm Trần Bình Trọng (HQ-5)Ngày 18 tháng 1, 1974, Đề Đốc Lâm Ngươn Tánh, Tư lệnh phó Hải quân Việt Nam Cộng hòa bay ra Bộ tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải tại Đà Nẵng để trực tiếp chỉ huy trận đánh. Ông ban hành lệnh hành quân Hoàng Sa 1 nhằm chiếm lại các đảo Cam Tuyền, Quang Hòa, Duy Mộng, Vĩnh Lạc. Lực lượng hành quân Hoàng Sa 1 được tăng cường thêm Tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ-5) làm soái hạm cho cuộc hành quân, và Hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10). Do hải hành lâu ngày chưa kịp tu bổ, HQ-10 tham chiến với một máy bất khiển dụng, chỉ còn một máy hoạt động.

Ngày 19 tháng 1, 1974, Biệt hải và Hải kích Việt Nam Cộng hòa từ HQ-5 đổ quân lên mặt Nam đảo Quang Hòa và Hải quân Trung Quốc đổ quân xuống mặt Bắc đảo. Hai bên giao tranh và phía Việt Nam Cộng hòa có 3 chết và 2 bị thương. Do quân Trung Quốc quá đông, quân Việt Nam Cộng hòa rút trở lên HQ-5.

Ngay sau đó chiến hạm hai bên triển khai đội hình gần đảo Quang Hòa và chiến hạm Việt Nam Cộng hòa khai hỏa trước. Hai bên chạm súng từ 30 đến 45 phút, cùng thời điểm đó Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa nhận được thông báo của Văn phòng Tùy viên Quân sự Hoa Kỳ (DAO) tại Sài Gòn, cho biết radar Đệ thất Hạm đội ghi nhận một số Phóng lôi hạm (guided missile frigate) và chiến đấu cơ MIG từ Hải Nam đang tiến về phía Hoàng Sa. Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa sau đó yêu cầu Đệ thất Hạm đội trợ giúp, nhưng không thành công. Các chiến hạm Việt Nam Cộng hòa được lệnh rút bỏ quần đảo Hoàng Sa.

Kết quả

Tảo lôi hạm số 389 Hải quân Trung QuốcTheo tài liệu của Việt Nam Cộng hòa thì 274 trúng đạn, tay lái bất khiển dụng phải ủi vào bãi san hô để thủy thủ đoàn đào thoát, 271 hoặc 389 bị chìm tại trận, và 389 và 391 bị hư hại nặng. HQ-10 trúng đạn vào pháo tháp bị chìm tại trận, HQ-16 bị hư hại nặng nghiêng 15 độ, HQ-5 và HQ-4 bị hư nhẹ. Gần 50 thủy thủ và hạm trưởng Ngụy Văn Thà của HQ-10 tử vong. Ngoài ra HQ-5 có 3 quân nhân tử vong và 16 bị thương. Hai ngày sau trận hải chiến, ngày 20 tháng 1, tàu chở dầu Hòa Lan "Kopionella" vớt được 23 người thuộc thủy thủ đoàn của HQ-10 đang trôi dạt trên biển. Đến mười ngày sau, ngày 29 tháng 1, ngư dân Việt Nam vớt được một toán quân nhân Việt Nam Cộng hòa gần Mũi Yến (Qui Nhơn), gồm 1 sĩ quan, 2 hạ sĩ quan và 12 quân nhân thuộc lực lượng đổ bộ lên Quang Hòa, đã dùng bè vượt thoát đảo sau trận hải chiến. [7]

Theo tài liệu của Trung Quốc thì 274, 271, 389, 391 đều trúng đạn, 281, 282 và 402, 407 bị hư hại trung bình, HQ-10 bị chìm tại trận. Trung Quốc bắt giữ 48 tù binh, trong đó có một người Mỹ[8]. Trung Quốc có trao trả tù binh sau đó tại Hồng Kông qua Hội Chữ thập đỏ.

Liệp tiềm đĩnh số 271 Hải quân Trung Quốc, chụp từ chiến hạm VNCH trước khi nổ súng Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa từ thời điểm này. Sau trận chiến, Việt Nam Cộng hòa đã ra nhiều tuyên bố cũng như trưng ra các chứng cớ lịch sử về chủ quyền của mình và đã được Chính phủ Cộng hòa Pháp ủng hộ vì trước đây theo Hòa ước Pháp Thanh thì người Pháp đã thực hiện chủ quyền ở quần đảo này. Tuy nhiên, Trung Quốc đã cho đập phá các bia chủ quyền tại quần đảo Hoàng sa, đào các mộ của người Việt đã chôn ở đây, xóa các di tích lịch sử của người Việt.

Bia chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã bị phá

Thay bằng tấm bia của nước Trung Hoa

Còn đây là poster tuyên truyền chiến thắng trong trận Hải chiến Hoàng Sa dịch sang tiếng Anh là "Salute the fighters of the Xisha Islands in the South China Sea." Dịch lại ra tiếng Việt thì là "Chào mừng chiến sĩ Tây Sa trên biển Nam Hải":

Vụ việc cũng đã gây ra khó khăn nhất định về chính trị cho lực lượng Cộng sản hai miền Việt Nam vì họ là những người theo chủ nghĩa dân tộc. Có thể đây cũng là nguyên nhân khiến sau năm 1975 họ dần xa Trung Quốc.

Việt Nam hiện nay vẫn khẳng định chủ quyền hợp pháp đối với toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và vùng lãnh hải liên quan trên biển Đông.

(tổng hợp từ nhiều nguồn, chủ yếu từ Wikipedia)

Đọc tiếp...

Thứ Tư, 10 tháng 10, 2007

Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng

Comments

Hoàn Cảnh:

Ngày 4 tháng 9 năm 1958, Chu Ân Lai, Thủ tướng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa công khai tuyên bố với quốc tế về quyết định của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Hoa Lục, có đính kèm bản đồ về đường ranh giới lãnh hải rất rõ ràng (trong đó bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa).

Thủ tướng Phạm Văn Đồng, đại diện chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã công nhận bản tuyên cáo trên của Trung Quốc về chủ quyền của họ trên các quần đảo biển Đông. Ông đã viết công hàm ngày 14 tháng 9 và cho đăng trên báo Nhân Dân ngày 22 tháng 9 năm 1958...

Nội Dung:

"Thưa đồng chí Tổng lý

Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Chính phủ nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc. Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa trên mặt bể. Chúng tôi xin gửi đồng chí Tổng lý lời chào trân trọng".

Hình:Congham.jpg

Phân Tích trên Tạp chí Thời Đại:

Những lời tuyên bố trên không có hiệu lực vì trước năm 1975, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không quản lý những đảo này. Lúc đó, những đảo này nằm dưới sự quản lý của Việt Nam Cộng hoà; mà các chính phủ Việt Nam Cộng hoà luôn luôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo. Còn Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam cũng không tuyên bố điều gì có thể làm hại đến chủ quyền này cả. Tác giả Monique Chemillier-Gendreau đã viết như sau:

“Dans ce contexte, les declarations ou prise de position éventuelles des autorités du Nord Vietnam sont sans consequences sur le titre de souveraineté. Il ne s’agit pas du gouvernement territorialement competent à l’égard des archipels. On ne peut renoncer à ce sur quoi on n’a pas d’autorité…”

(Có thể dịch là: “Trong những điều kiện này, những lời tuyên bố hoặc lập trường nào đó của chính quyền miền Bắc Việt Nam không có hiệu lực gì đối với chủ quyền. Đây không phải là chính quyền có thẩm quyền trên quần đảo này. Người ta không thể chuyển nhượng những gì người ta không kiểm soát được…”).

Một lý lẽ thứ hai nữa là đứng trên phương diện thuần pháp lý, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lúc đó không phải là một quốc gia trong cuộc tranh chấp. Trước năm 1975, các quốc gia và lãnh thổ tranh chấp gồm: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam Cộng hoà và Philippin. Như vậy, những lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xem như lời tuyên bố của một quốc gia thứ ba không có ảnh hưởng đến vụ tranh chấp.

Nếu đặt giả thuyết Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một thì dựa trên luật quốc tế, những lời tuyên bố đó cũng không có hiệu lực. Tuy nhiên, có tác giả đã nêu thuyết “estoppel” để khẳng định những lời tuyên bố đó có hiệu lực bó buộc đối với Việt Nam, và Việt Nam bây giờ không có quyền nói ngược lại.

Theo luật quốc tế, không có một văn bản pháp lý nào có thể gắn cho những lời tuyên bố đơn phương một tính chất bó buộc, ngoại trừ thuyết “estoppel”. Điều 38 Quy chế Toà án Quốc tế không liệt kê những lời tuyên bố đơn phương trong danh sách những nguồn gốc của luật pháp quốc tế. Estoppel là một nguyên tắc theo đó một quốc gia không có quyền nói hoặc hoạt động ngược lại với những gì mình đã nói hoặc hoạt động trước kia. Câu tục ngữ thường dùng để định nghĩa nó là “one cannot at the same time blow hot and cold.”[72] Nhưng thuyết estoppel không có nghĩa là cứ tuyên bố một điều gì đó thì quốc gia tuyên bố phải bị ràng buộc bởi lời tuyên bố đó.

Thuyết estoppel bắt nguồn từ hệ thống luật quốc nội của Anh, được thâu nhập vào luật quốc tế. Mục đích chính của nó ngăn chặn trường hợp một quốc gia có thể hưởng lợi vì những thái độ bất nhất của mình, và do đó, gây thiệt hại cho quốc gia khác.Vì vậy, estoppel phải hội đủ các điều kiện chính:

1. Lời tuyên bố hoặc hành động phải do một người hoặc cơ quan đại diện cho quốc gia phát biểu, và phải được phát biểu một cách minh bạch (clair et non equivoque).

2. Quốc gia nại “estoppel” phải chứng minh rằng mình đã dựa trên những lời tuyên bố hoặc hoạt động của quốc gia kia, mà có những hoạt động nào đó, hoặc không hoạt động. Yếu tố này trong luật quốc nội Anh-Mỹ gọi là “reliance”.

3. Quốc gia nại “estoppel” cũng phải chứng minh rằng, vì dựa vào lời tuyên bố của quốc gia kia, mình đã bị thiệt hại, hoặc quốc gia kia đã hưởng lợi khi phát biểu lời tuyên bố đó.

4. Nhiều bản án còn đòi hỏi lời tuyên bố hoặc hoạt động phải được phát biểu một cách liên tục và trường kỳ. Thí dụ: bản án “Phân định biển trong vùng Vịnh Maine”, bản án “Những hoạt động quân sự và bán quân sự tại Nicaragua”, bản án “Ngôi đền Preah Vihear”,…

Ngoài ra, nếu lời tuyên bố đơn phương có tính chất một lời hứa, nghĩa là quốc gia tuyên bố mình sẽ làm hoặc không làm một việc gì, thì quốc gia phải thực sự có ý định muốn bị ràng buộc bởi lời hứa đó, thực sự muốn thi hành lời hứa đó.

Thuyết estoppel với những điều kiện trên đã được án lệ quốc tế áp dụng rất nhiều. Trong bản án “Thềm lục địa vùng Biển Bắc” giữa Cộng hòa Liên bang Đức và Đan Mạch/Hà Lan, Toà án quốc tế đã phán quyết rằng estoppel không áp dụng cho Cộng hòa Liên bang Đức, mặc dù quốc gia này đã có những lời tuyên bố trong quá khứ nhằm công nhận nội dung của Công ước Genève 1958 về thềm lục địa, vì Đan Mạch và Hà Lan đã không bị thiệt hại khi dựa vào những lời tuyên bố đó.

Trong bản án “Những hoạt động quân sự và bán quân sự tại Nicaragua” giữa Nicaragua và Mỹ, Toà đã phán quyết như sau: “… ‘Estoppel’ có thể được suy diễn từ một thái độ, những lời tuyên bố của một quốc gia, nhằm chấp nhận một tình trạng nào đó; thái độ hoặc lời tuyên bố không những phải được phát biểu một cách rõ rệt và liên tục, mà còn phải khiến cho một hoặc nhiều quốc gia khác dựa vào đó mà thay đổi hoạt động, và do đó phải chịu thiệt hại”.

Áp dụng những nguyên tắc trên của estoppel vào những lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chúng ta thấy thiếu điều kiện 2/ và 3/ đã nêu ở trên. Năm 1956, năm 1958 và năm 1965, Trung Quốc đã không có thái độ nào, hoặc thay đổi thái độ vì dựa vào lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Và Trung Quốc cũng không thể chứng minh được rằng mình bị thiệt hại gì do dựa vào những lời tuyên bố đó. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng không được hưởng lợi gì khi có những lời tuyên bố đó. Lúc đó hai dân tộc Việt Nam và Trung Hoa rất thân thiện, “vừa là đồng chí, vừa là anh em”. Những lời tuyên bố của Thủ tướng Phạm Văn Đồng hoàn toàn do tình hữu nghị Hoa-Việt. Hơn nữa, lời văn của bản tuyên bố không hề nói rõ ràng minh bạch là công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên Hoàng Sa. Bức công hàm chỉ nói: “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy (quyết định ấn định lãnh hải 12 dặm của Trung Quốc), và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc…”.

Lời tuyên bố của Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng có thể hiểu là một lời hứa đơn phương, một lời tuyên bố ý định sẽ làm một việc gì (declaration d’intention). Thật vậy, đây là một lời hứa sẽ tôn trọng quyết định của Trung Quốc trong việc ấn định lãnh hải của Trung Quốc, và một lời hứa sẽ ra lệnh cho cơ quan công quyền của mình tôn trọng lãnh hải đó của Trung Quốc.

Một lời hứa thì lại càng khó ràng buộc quốc gia đã hứa. Toà án Quốc tế đã ra thêm một điều kiện nữa để ràng buộc một lời hứa: đó là ý chí thực sự của một quốc gia đã hứa. Nghĩa là quốc gia đó có thực sự muốn bị ràng buộc bởi lời hứa của mình hay không. Để xác định yếu tố “ý chí” (intention de se lier), Toà xét tất cả những dữ kiện xung quanh lời tuyên bố đó, xem nó đã được phát biểu trong bối cảnh, trong những điều kiện nào (circonstances). Hơn nữa, nếu thấy quốc gia đó có thể tự ràng buộc mình bằng cách ký thoả ước với quốc gia kia, thì lời tuyên bố đó là thừa, và Toà sẽ kết luận là quốc gia phát biểu không thực tình có ý muốn bị ràng buộc khi phát biểu lời tuyên bố đó. Vì vậy, lời tuyên bố đó không có tính chất ràng buộc.

Trong bản án “Những cuộc thí nghiệm nguyên tử” giữa Úc/Tân Tây Lan và Pháp, Pháp đã tuyên bố là sẽ ngừng thí nghiệm nguyên tử. Toà án đã phán quyết rằng Pháp bị ràng buộc bởi lời hứa vì Pháp thực sự có ý muốn bị ràng buộc bởi lời hứa đó.

Trong trường hợp Việt Nam, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, khi tuyên bố sẽ tôn trọng lãnh hải của Trung Quốc, không hề có ý định nói đến vấn đề chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa. Ông đã phát biểu những lời tuyên bố trên trong tình trạng khẩn trương, chiến tranh với Mỹ bắt đầu leo thang, Hạm đội 7 của Mỹ hoạt động trên eo biển Đài Loan và đe doạ Trung Quốc. Ông đã phải lập tức lên tiếng để ủng hộ Trung Quốc nhằm gây một lực lượng chống đối lại với mối đe doạ của Mỹ.

Lời tuyên bố năm 1965 của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng như vậy. Động lực của lời tuyên bố đó là tình trạng khẩn trương, nguy ngập ở Việt Nam. Đây là những lời tuyên bố có tính chính trị, chứ không phải pháp lý.

Nếu xét yếu tố liên tục và trường kỳ thì ba lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng không hội đủ tiêu chuẩn này. Estoppel chỉ đặt ra nếu chấp nhận giả thuyết Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một; và cả Pháp trong thời kỳ thuộc địa, và Việt Nam Cộng hoà trước năm 1975 cũng là một đối với Việt Nam hiện thời. Nếu xem như Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia riêng biệt với Việt Nam hiện thời, thì estoppel không áp dụng, vì như đã nói ở trên, lời tuyên bố sẽ được xem như lời tuyên bố của một quốc gia không có quyền kiểm soát trên lãnh thổ tranh chấp. Như vậy, nếu xem Việt Nam nói chung như một chủ thể duy nhất từ xưa đến nay, thì ba lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ là một sự phát biểu có ý nghĩa chính trị trong đoản kỳ thời chiến, so với lập trường và thái độ của Việt Nam nói chung từ thế kỷ XVII đến nay.

Tóm lại, những lời tuyên bố mà chúng ta đang phân tích thiếu nhiều yếu tố để có thể áp dụng thuyết estoppel. Yếu tố “reliance” (tức là quốc gia kia có dựa vào lời tuyên bố của quốc gia này mà bị thiệt hại), và yếu tố “ý chí” (tức là quốc gia phát biểu lời hứa có ý muốn bị ràng buộc bởi lời hứa đó) rất quan trọng. Không có “reliance” để giới hạn sự áp dụng của estoppel thì các quốc gia sẽ bị cản trở trong việc hoạch định chính sách ngoại giao. Các quốc gia sẽ phải tự ép buộc cố thủ trong những chính sách ngoại giao lỗi thời. Khi điều kiện chung quanh thay đổi, chính sách ngoại giao của quốc gia kia thay đổi, thì chính sách ngoại giao của quốc gia này cũng phải thay đổi. Các quốc ga đổi bạn thành thù và đổi thù thành bạn là chuyện thường.

Còn những lời hứa đơn phương trong đó quốc gia không thật tình có ý muốn bị ràng buộc, thì nó chẳng khác gì những lời hứa vô tội vạ, những lời hứa suông của các chính khách, các ứng cử viên trong cuộc tranh cử. Trong môi trường quốc tế, nguyên tắc “chủ quyền quốc gia” (état souverain) rất quan trọng. Ngoại trừ tục lệ quốc tế và những điều luật của Jus Congens, không có luật nào ràng buộc quốc gia ngoài ý muốn của mình, khi mà quốc gia này không gây thiệt hại cho quốc gia nào khác. Vì vậy ý chí của quốc gia đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định tính chất ràng buộc của một lời hứa đơn phương

Vài lời từ Trung Tâm Dữ Liệu Hoàng Sa:

Chúng tôi đã rất đắn đo khi đưa công hàm này vào Hoàng Sa Wiki, tuy nhiên do vấn đề này là một phần của lịch sử về Hoàng Sa nên không thể né tránh được. Chúng tôi mong muốn các bạn thanh niên trong và ngoài nước không nên dùng vấn đề này để bới móc lẫn nhau,cái cần của chúng ta là hiểu rõ vấn đề này để đối phó với Trung Quốc. Cũng hy vọng rằng qua vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa, tất cả chúng ta có thể ngồi xuống với nhau, và tạo hơn nữa sự đoàn kết để tất cả vì tương lai của đất nước Việt Nam.

Xin cám ơn các bạn

Bài từ dự án mở Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa - Hoàng Sa Wiki

Đọc tiếp...

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2007

Ra mắt Hoàng Sa Wiki

Comments

Để có thể tập hợp các bài viết về Hoàng Sa một cách đầy đủ chuyên nghiệp hơn ,chúng tôi đã chính thức ra mắt Hoàng Sa Wiki.

Do Hoàng Sa Wiki mới đi vào hoạt động nên còn nhiều điều bất cập,chúng tôi sẽ cố gắng khắc phục trong thời gian tới.

Hiện chúng tôi đang cần người có hiểu biết về Wikipedia để cùng hợp tác với chúng tôi trong việc cập nhật các bài viết.

Đọc tiếp...

Thứ Hai, 1 tháng 10, 2007

Đất của Việt Nam - Đảo của Việt Nam...

Comments

Mẹ Ðứng mũi Sơn Chà

Gủi hồn ra Ðông Hải

Ðảo nổi giận nên biển cuồn sống dậy

Ôi, đất nước ông cha: tay đứt lòng đau

(thơ Phạm Lê Phan)

Hoàng Sa là đất của Việt Nam, là đảo của Việt Nam, là biển của Việt Nam. Trong Hồng Ðức Bản Ðồ viết từ thời Lê Thánh Tông, đã minh định các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là phần lãnh thổ Việt Nam. Cụ Huỳnh Thúc Kháng, nhà cách mạng người Quảng Nam, trong báo Tiếng Dân, xuất bản ngày 23-7-1938 đã ghi lại các tài liệu, các dấu tích về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, trong đó có đoạn viết" "Vấn đề "quốc tịch đảo Tây Sa" này, nếu trên sân khấu quốc tế, nhận chủ quyền sở hữu của những ai chiếm trước và có tài liệu làm chứng hẳn hoi, như luật điền thổ, khai tài, khai lập nghiệp ở xa, bằng theo lộ tịch và phân thư chúc từ của tiền nhân để lại, tưởng không có nước nào có chứng cứ đầy đủ như nước ta."

Ngày 13/7/1961, Tổng thống Ngô Ðình Diệm ban hành sắc lệnh số 174 NV, trong đó ấn định : "Quần đảo Hoàng sa thuộc tỉnh Quảng Nam. Một đơn vị hành chánh xã bao gồm trọn quần đảo này được thành lập và lấy danh hiệu là xã Ðịnh hải trực thuộc quận Hòa vang. Xã Ðịnh hải đặt dưới quyền một phái viên hành chánh".

Ngày 21/10/1969, Thủ tướng Chính phủ VNCH ký nghị định số 709-BNV/HCÐP để "Sáp nhập xã Ðịnh Hải thuộc quận Hòa Vang tỉnh Quảng Nam vào xã Hòa Long cùng quận".

Tuy nhiên, ngày 19 tháng Giêng năm 1974, hạm đội hùng hậu của hải quân Trung Quốc tiến chiếm Hoàng Sa, xâm phạm chủ quyền và sự toàn vẹn của lãnh thổ Việt Nam. Sau những trận hải chiến dữ dội chung quanh quần đảo Hoàng Sa để chống lại một kẻ thù đông hơn và mạnh hơn gấp nhiều lần, hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã buột phải triệt thoái khỏi vùng đảo, nơi tổ tiên chúng ta đã bao đời gìn giữ. Trong vùng biển mẹ thân yêu, từ đó, đã nhuộm thêm máu của những người con ruột thịt, Ngụy Văn Thà, Nguyễn Thành Trí ..và nhiều thanh niên Việt Nam yêu nước khác.

Ngày 14 tháng 2 năm 1975, Bộ Ngoại giao chính quyền Việt Nam Cộng hòa công bố Sách trắng về các quyền lịch sử và pháp lý của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Nghị quyết ngày 6 tháng 11 năm 1996 tại kỳ họp thứ X Quốc hội khoá IX nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tách huyện Hoàng Sa khỏi tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng cũ, sáp nhập vào thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương.

Hoàng Sa đang nằm trong tay Trung Quốc nhưng Hoàng Sa vẫn muôn đời sẽ ở lại trong lòng của mỗi người Việt Nam. Mỗi người Việt Nam phả ghi khắc trong tim mình: Hoàng Sa là đảo Việt Nam, là biển Việt Nam, là đất Việt Nam.

Ðất nước Việt Nam có khi thịnh khi suy, lịch sử Việt Nam có khi hưng khi phế, thế hệ trước không giữ được Hoàng Sa nhưng không phải vì thế mà Hoàng Sa trở thành đất của Trung Quốc bá quyền hay của bất cứ một quốc gia nào khác. Dân tộc Việt Nam, các thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau phải nhớ rằng: Bất cứ khi nào các điều kiện kinh tế, chính trị và quân sự cho phép, một trong những việc đầu tiên là phải lấy lại Hoàng Sa.

Theo website XuQuang - (Có chỉnh sửa cho phù hợp)

Đọc tiếp...

Người theo dõi

 

Copyright 2008 All Rights Reserved Revolution Two Church theme by Brian Gardner Converted into Blogger Template by Bloganol dot com