Thứ Ba, 16 tháng 10, 2007

Tranh chấp ở quần đảo Trường Sa - Xavier Roze

Comments

Tranh chấp nầy dính líu đến nhiều nước trong vùng, cho dầu bề mặt chỉ có hai nước: Việt Nam và Trung Quốc. Đây là một vấn đề tranh chấp gay cấn nhất hiện nay tại vùng Đông Nam Châu Á. Cho đến những năm cuối của thập niên 80, người ta ít nghe nói đến tên quần đảo nầy, nó nằm cách khoảng giữa miền Nam VN với phía Bắc Bornéo (thuộc Mă Lai), giữa đảo quốc Brunei với đảo Palawan (thuộc Phi). Những hòn đảo nhỏ cấu tạo nên quần đảo nầy thì không có người sinh sống, các tàu câu cá hay tàu buôn dùng những đảo nầy để thả neo nghỉ ngơi. Chính Trung Hoa khởi đầu cho việc chạy đua trong vùng biển nầy sau khi dùng bạo lực quân sự để xâm lăng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào năm 1974. Phải chờ đến sau 1975 VN mới chiếm đóng 7 đảo trên tổng số 37, trong đó Đài Loan chiếm hai đảo lớn nhất là Itu Aba và Storm Island, diện tích hai đảo nầy lần lược là 0,432 Km và 0,147 Km.

Riêng Trung Quốc, mặc dầu lên tiếng đòi hỏi chủ quyền toàn quần đảo, nhưng đến năm 1987 thì không có mặt tại đây. Cùng lúc đó Phi Luật Tân và Mã Lai nhập cuộc. Từ năm 1978, sau khi khám phá có mỏ dầu hỏa, Phi chiếm đóng 7 đảo phía Đông Bắc mà họ đã bắn tiếng đòi chủ quyền, sau đó chiếm thêm một đảo nữa, đó là Commodore Reef, ở xa hơn về phía Nam mà đảo nầy Mã Lai cũng dành chủ quyền.

Mã Lai hành động năm 1983, chiếm 3 đảo mà trong đó có đảo Swallow Reef, chỉ cách đảo Amboya Cay của Việt Nam 60 cây số, nhưng đảo nầy cũng bị Phi và Mã Lai dành chủ quyền.

Phía VN, từ 1978 đến 1988 chiếm thêm 15 đảo nữa, tổng cộng là 21 đảo, trong đó đảo Spratley và South West Cay được biến thành pháo đài quân sự.

Về phía Trung Quốc thì đổ bộ vào các năm 1987 và 1988 lên 7 vị trí về phía Tây và Tây Nam, trong vùng của Việt Nam. Một vụ chạm súng đă xãy ra giữa hải quân hai nước, làm 3 tàu VN bị chìm và 70 người chết. Đây là cuộc hải chiến đầu tiên kể từ tháng 4 năm 1979, lúc hải quân Trung Quốc đuổi tàu chiến của Việt Nam ở Hoàng Sa. Năm 1992, Trung Quốc đánh chiếm một vị trí của VN trên Trường sa là đảo d'Eldad Reef, tổng số đảo chiếm đóng là 9.

Trước đó không lâu, vào tháng 2 năm 1992, quốc hội Trung Quốc thông qua một dự luật về hải phận quốc gia, long trọng đòi hỏi chủ quyền tại toàn bộ quần đảo Trường Sa. Chỉ có VN cũng nhìn nhận chủ quyền của ḿnh trên toàn bộ quần đảo nầy. Phi Luật Tân, Mã Lai và Brunei sau nầy, đòi hỏi chủ quyền phần ở gần với lãnh thổ xứ họ. Riêng Đài Loan là nước đóng tại đây đầu tiên từ khi sau Thế Chiến Thứ Hai, chính Hoa Kỳ đã kêu gọi Tưởng Giới Thạch kiểm soát đảo nầy vì trước đó đã được Nhật Bản sử dụng để đánh Phi Luật Tân và Mã Lai. Đài Loan xây dựng tại Itu Aba một căn cứ quân sự đồn trú tới 6.000 quân và họ cũng xây tại đây một phi trường nhỏ dùng cho các phi cơ vận tải cỡ nhỏ. Những cuộc xây dựng tương tự ở đảo Pagasa của Phi, biến đảo nầy thành một pháo đài phòng thủ với phi đạo dài 1.200 m. Tương tự, Việt Nam trên đảo Spratley và Mã Lai trên đảo Swallow Reef.

Để làm bằng cho việc đòi hỏi chủ quyền, các nước Việt Nam Mã Lai và Phi dựa trên khoảng cách địa lý, trong khi Trung Quốc thì dựa lên lịch sử, cho rằng từ thời xa xưa ngư dân và thương buôn Trung Hoa đã qua lại nơi nầy, thậm chí họ còn nói đến dấu vết của người Đài Loan đầu tiên sống ở đây. Phía VN cũng sử dụng lý lẽ như vậy và dưa ra thêm bằng chứng về sự có mặt của người Pháp thời bảo hộ tại đảo. Bên nào cũng ý thức được tầm quan trọng chiến lược của quần đảo bao trùm 800.000 Km2 và tọa lạc ngay trên hải trình ngắn nhất giữa Ấn Độ Dương và Bắc Thái Bình Dương, là con đường tiếp tế nguồn năng lượng cho Nhật Bản. Mặc khác, những nguồn tài nguyên dồi dào như phosphates trên các đảo, nodules polymétalliques ở đáy biển và nhất là những mỏ dầu và khí đốt ở phía dưới làm cho các nước tranh chấp muốn dành những vùng nầy vào vùng kinh tế độc quyền của nước mình. Những yếu tố nầy đă giải thích những hiện tượng căng thẳng bấy lâu nay tại vùng nầy.

Phía Nam Dương thì tìm cách hòa giải, tổ chức những cuộc hội thảo về Trường Sa với những nước liên hệ, như vào năm 1990 tại Den Pasar, Bandoeng 1991, Jogjakarta 1992 và Surabaya năm 1993. Trung Quốc tuyên bố, cũng như nhiều nước khác, đồng ý cho một sự giải quyết hòa bình, nhưng dự trù sẽ dùng quyền sử dụng vũ lực để bảo vệ lãnh hải và những đảo của họ. Dầu vậy họ cũng đề nghị các nước liên hệ để qua một bên vấn đề chủ quyền quốc gia để khai thác chung những tài nguyên ở biển Đông. Cùng lúc, Trung Quốc nhượng quyền khai thác vào tháng 5 năm 1992 cho công ty Crestone của hoa Kỳ để khai thác một vùng trên thềm lục địa của Việt Nam, chỉ cách bờ Việt Nam có 250 Km, cách Trung Quốc tới 800 Km, và Trung Quốc còn cam kết với công ty nầy sẽ cho hải quân bảo vệ. Tháng 9 năm 1992, Trung Quốc gởi hai tàu thăm dò địa tầng vào vịnh Bắc Việt, là một vùng biển nội địa, hoàn toàn của Việt Nam chiếu theo công ước 1887.

Lo ngại thái độ hống hách, bá quyền của Trung Quốc, ASEAN, nhân dịp kết thúc đại hội thượng đỉnh lần thứ 20 tại Ma Ní tháng 7 năm 1992 đã ra một tuyên cáo chung về Biển Đông, kêu gọi các nước liên hệ thiết lập một hệ thống luật lệ để tôn trọng lẫn nhau đồng thời nhấn mạnh việc giải quyết vấn đề chủ quyền quốc gia bằng thương lượng. Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á vì sự chia rẽ nội tại cũng như yếu kém, chỉ đề nghị một giải pháp ngoại giao và hòa giải đối với Trung Quốc. Nhưng vấn đề Trường Sa sẽ làm cho các nước ASEAN kết hợp lại chặt chẽ hơn. Nam Dương là nước luôn lo ngại sự bành trướng của Trung Quốc và dường như mong đợi ở Việt Nam như là một bức trường thành để ngăn chận chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc. Khuynh hướng nầy đã bắt đầu mạnh mẽ, sau khi có khoảng trống chiến lược ở Biển Đông thành hình từ khi chiến tranh lạnh kết thúc.

Năm 1994, Trung Quốc tiến thêm bước nữa trong ý đồ lấn đất dành biển của Việt Nam. Bọn họ dành chủ quyền tại mỏ dầu Thanh Long trên thềm lục địa của Việt Nam, tuyên bố tiếp theo là hợp đồng của Việt Nam ký với công ty Mobil để khai thác vùng nầy là vô giá trị. Trung Quốc đánh dấu vì thế một lằn ranh không cho Việt Nam vượt qua.

Trương Nhân Tuấn lược dịch và chú giải bài Géopolitique de L'Indochine của Xavier Roze, NXB Economica, Nov 2000, trang 99 102.

Đọc tiếp...

Người theo dõi

 

Copyright 2008 All Rights Reserved Revolution Two Church theme by Brian Gardner Converted into Blogger Template by Bloganol dot com