Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2008

Việt Nam - Trung Quốc, những quân bài chiến lược trên biển Đông

Comments
Trong bối cảnh tranh chấp vùng đảo Hoàng Sa – Trường Sa, Việt Nam và Trung Quốc đều có những lí lẽ và lập luận của riêng mình. Và tất cả lí lẽ của Trung Quốc chỉ là ngụy biện cho sự xâm chiếm trái phép trên chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam. 

Sau khi xâm chiếm Hoàng Sa từ năm 1974 và cho đến nay Trung Quốc đã kịp thời xây dựng một sân bay chiến lược ở quần đảo Woody mà chúng ta được biết với tên Phú Lâm. Và tương lai của Woody sẽ được Trung Quốc biến thành như thế này

Đảo Woody trong tương lai theo mô hình của TQ
(Đảo Woody trong tương lai theo mô hình của TQ)

Mục đích của Trung Quốc muốn biến Hoàng Sa từ khu vực quân sự thành dân sự và dựa vào đó làm cơ sở cho tiến trình khai thác vùng biển Đông lâu dài. Và sau này nếu có sự kiện chiến tranh ở đây thì Trung Quốc vẫn “chính ngôn” chống trả, sử dụng vũ lực tối đa để bảo vệ vùng đất phi quân sự “của mình”. Một cơ sở từ quân sự sang phi quân sự cho thấy Việt Nam muốn đánh cũng rất khó, vì sẽ mang tiếng là “xâm lược” và bị lên án do hành động đánh vào nơi dân sự.

Ngoài việc xây dựng căn cứ tàu ngầm chiến lược ở Hải Nam nhằm mục đích kiểm soát toàn bộ vùng biển Đông thì sân bay ở đảo Woody là một miếng ghép hoàn hảo về quân sự. Dưới đường thủy – trên đường không, tàu ngầm và máy bay thì là tuyệt vời nếu như xảy ra chiến tranh trên biển . Từ đảo Woody đến quần đảo Trường Sa chỉ mất 700km là cự ly vừa tầm máy bay tác chiến và quay về tiếp nhiên liệu. Sâu xa hơn sân bay trên đảo Woody không chỉ xây như thế mà thực sự nó là đối trọng với sân bay quân sự Thành Sơn ở Ninh Thuận. Sân bay Thành Sơn đã từng là một trong những sân bay chiến lược của không lực Mỹ ở đây. Nơi đây có thể đáp được những máy bay cỡ lớn như C-130s. 

(Một góc nhìn từ sân bay quân sự Thành Sơn)
(Một góc nhìn từ sân bay quân sự Thành Sơn)

Cơ sở vật chất của sân bay Thành Sơn sau 1975 thì hầu như không bị thiệt hại nhiều và cho đến nay thì Quân Đội Nhân Dân Việt Nam sử dụng nó như là căn cứ không quân chiến lược. Có sự yểm trợ nào nhanh nhất ngoài việc sử dụng máy bay chiến lược? 

Khoảng cách từ sân bay Woody đến quần đảo Trường Sa là 700 km và từ sân bay Thành Sơn đến Trường Sa là 600 km. Nói đến đây thì bạn cũng hiểu được sự quan trọng của sân bay Woody là như thế nào. Nếu xảy xung đột ở thì từ Woody các tiêm kích của Trung Quốc sẵn sàng từ đây bay ra nghênh chiến với không quân Việt Nam chỉ với khoảng thời gian gần bằng nhau. Và có thể qua bay về đảo để tiếp thêm nhiên liệu mà tiếp tục chiến đấu.
(Sân bay Thành Sơn và Woody cự ly đến Trường Sa)

(Sân bay Thành Sơn và Woody cự ly đến Trường Sa)

Trong số 150 Mig-21, 53 Su-22, 12 Su-27, 4 Su-30MK2VS, hầu như những máy bay chiến lược của không quân Việt Nam phần lớn tập trung ở sân bay Thành Sơn . Những chiếc Su 22 cải tiến này có khả năng mang được tên lửa chống hạm hiện đại nhất, sẽ là “con bài chiến lược” của ta trong tác chiến bảo vệ Trường Sa.
Photobucket
(SU-30MK2 niềm tự hào của không quân Việt Nam. Chụp từ Biên Hòa Airbase)

Thêm vào đó lực lượng phòng không cũng được trang bị thêm các dàn hỏa tiễn địa đối không S-300 PMU1 và hiện đại thêm hải quân.

Chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc đã khiến Mỹ và các cường quốc phương Tây phải e dè thì nói chi Việt Nam mỗi năm từ 1 đến 2 tỷ dollars (số liệu theo sách trắng quốc phòng) thì khó có khả năng đương đầu được với Trung Quốc trong một cuộc hải chiến. Sở dĩ Việt Nam mua vũ khí Nga mà không mua vũ khí của Mỹ bởi vì bạn hàng vũ khí lớn nhất của Trung Quốc là Nga (Mỹ cấm vận vũ khí với Trung Quốc). Qua đó chúng ta biết được ít nhiều về những “tính năng bí mật” của những vũ khí đó để tìm ra điểm yếu. Việt Nam và Nga luôn có mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp từ thời Liên Bang Xô Viết và cho đến nay thì Việt - Nga vẫn còn duy trì tình đồng chí hữu hảo. Nếu không may xảy ra chiến tranh thì Nga sẽ cung cấp cho Việt Nam những tính năng của vũ khí Trung Quốc. Chính vì vậy mối quan hệ Nga – Việt là mang tầm chiến lược lâu dài. 

Các chuyến thăm qua lại của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ đang giúp tăng cường quan hệ song phương giữa hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực Quốc phòng (...)

Việt Nam – Trung Quốc hơn thua nhau không chỉ là vũ khí hay sức mạnh quân sự, mà còn là chiến lược ngoại giao.
Đọc tiếp...

Thứ Hai, 27 tháng 10, 2008

Chủ tịch TQ kêu gọi xử lí ổn thoả vấn đề Biển Đông

Comments

(Chủ tịch TQ tiếp TT Nguyễn Tấn Dũng tại đại lễ đường nhân dân Trung Hoa, trước hội nghị cao cấp Á - Âu lần thứ 7 được tổ chức tại Bắc Kinh )

Trong chuyến thăm Trung Quốc của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vấn đề Biển Đông được nhắc đến nhiều lần trong đó được bàn đến trong cuộc hội đàm song phương giữa TT Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng TQ Ôn Gia Bảo, và trong cuộc hội kiến với chủ tịch TQ, tổng bí thư Đảng cộng sản TQ, vấn đề Biển Đông tiếp tục được nhắc đến. 

Theo tin từ  china.com.cn cho biết:

Trong cuộc hội kiến với thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng nhân chuyến thăm chính thức và tham dự hội nghị cấp cao Á - Âu tại Trung Quốc lần này, chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã đưa ra đề nghị: Hai bên cần phải nỗ lực tìm kiếm cách thức và con đường để tăng cường hợp tác tại Nam Hải ( Biển Đông ), để cho khu vực Biển Đông thành một vùng biển hoà bình, hợp tác và hữu nghị.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ: " Phía Việt Nam kiên trì thông qua đàm phán hoà bình để tìm kiếm giải pháp cho vấn đề Biển Đông, giải quyết lâu dài, hy vọng hai bên cùng tin tưởng, cùng tôn trọng, trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau và giảm nhỏ kỳ thị phân biệt.. trên tinh thần đồng chí anh em để giải quyết những vấn đề nảy sinh, phía Việt Nam nguyện cùng phía Trung Quốc hợp tác phát triển tại Biển Đông như thăm dò dầu khí, bảo vệ môi trường Biển, nghiên cứu hải dương, tìm kiếm trên biển, chống cướp biển...

Về mối quan hệ tổng thể Trung Việt chủ tịch Hồ Cẩm Đào chỉ ra: " Quan hệ hai nước đang phát triển toàn diện ở một giai đoạn mới, phía Trung Quốc coi trọng việc phát triển mối quan hệ với Việt Nam, nguyện cùng với phía Việt Nam nỗ lực theo một con đường, dựa vào phương trâm 16 trữ vàng: Ổn định lâu dài, hướng tới tương lai, láng giêng hữu nghị, hợp tác toàn diện, thúc đầy mối quan hệ Trung - Việt hợp tác đối tác chiến lược toàn diện vừa hữu nghị lại vừa phát triển nhanh chóng."

Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cho rằng, trong thời kỳ hiện nay và sau này, chính phủ của hai phía cần phải tăng cường đẩy mạnh mối quan hệ hai nước ở một sô mặt dưới đây:

1.) Không lay động kiên trì phát triển quan hệ Việt Trung theo đại phương hướng. Đứng trước nhiều thách thực hiện nay, hai nước Trung - Việt cần tăng cường đoàn kết, hợp tác mật thiết, chia sẻ những cơ hội phát triển, hợp tác để đối phó với những nguy cơ.

2.) Phía Trung Quốc nguyện cùng với phía Việt Nam duy trì các cuộc tiếp xúc vào trao đổi cấp cao, kiên trì tăng cường chiến lược và tin tưởng lẫn nhau, kịp thời trao đổi ý kiến những vấn đề lớn trong quan hệ hai nước, xử lí ổn thoả những vấn đề còn tồn tại trong quan hệ hai nước, toàn lực duy trì và bảo vệ mối đại cục mối quan hệ hữu hảo Trung - Việt. Hy vọng hai bên tăng cường bàn bạc trao đổi ý kiến, sẽ sớm hoàn thành công tác khảo sát biên giới đất liền, để biến biên giới lục địa hai nước trở thành một sợi dây hoà bình, hữu nghị và hợp tác nối liền hai nước.

3.) Kiên trì tăng cường hợp tác toàn diện, hy vọng hai bên phát huy tốt, đầy đủ tác dụng của uỷ ban chỉ đạo hợp tác Trung - Việt và các cơ chế hợp tác khác, tính toán các kế hoạch chung, thúc đẩy giao lưu hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực, các địa phương, các cấp của hai nước.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng bày tỏ: Hy vọng hai bên cùng một con đường, tiếp tục thúc đẩy toàn diện mối quan hệ đối tác chiến lược, để mãi tương truyền tình hữu nghị nhân dân hai nước. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá tích cực những nỗ lực của hai bên trong việc khảo sát và cắm mốc biên giới trên đất liền. Mong hai bên sẽ tiếp tục xuất phát từ mối quan hệ đại cục hai nước sớm nhất đạt được hiểu biết chung.

Nguồn từ China.com.cn dịch bởi Hoàng Sa - Trường Sa

Xem thêm Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc từ Cổng thông tin điện tử Chính phủ

(Cũng theo TTXVN) Phiên họp vòng 30 giai đoạn II cấp Chủ tịch Ủy ban liên hợp phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc, diễn ra từ ngày 13 đến 27/10, tại Bắc Kinh.

Tại phiên họp, các Trưởng đoàn đại biểu Chính phủ đàm phán về biên giới, lãnh thổ hai nước đã tổ chức hội đàm, trực tiếp chỉ đạo công tác của Ủy ban liên hợp.

Hai bên đã giải quyết được đại đa số các khu tồn đọng trong phân giới cắm mốc và thống nhất một số biện pháp, kế hoạch triển khai công tác trên thực địa trong hai tháng cuối năm nay; đảm bảo hoàn thành công tác phân giới cắm mốc theo đúng thỏa thuận của Lãnh đạo cấp cao hai nước.

Hai bên thỏa thuận phiên họp vòng 31 cấp Chủ tịch Ủy ban liên hợp sẽ tổ chức tại Việt Nam trong tháng 12 tới.

Đọc tiếp...

Thứ Hai, 20 tháng 10, 2008

Từ Vịnh Bắc Bộ tới Hoàng Sa

Comments

Hiện nay Việt Nam và Trung Quốc đang đàm phán phân chia vùng biển giữa Vịnh Bắc Bộ và quần đảo Hoàng Sa.

Cuộc đàm phán này có những điều “đầu tiên” sau:

  • Việt Nam và Trung Quốc đàm phán phân chia một vùng Biển Đông.
  • Vùng đàm phán nằm gần lãnh thổ bị tranh chấp (quần đảo Hoàng Sa).
  • Vùng đàm phán có phần nằm trong ranh giới lưỡi bò.

Kết quả của cuộc đàm phán này sẽ có nhiều ảnh hưởng tới và sẽ nói nhiều về tương lai của Việt Nam ở Biển Đông.

Cho tới nay, đòi hỏi của hai bên vẫn chưa được công bố. Chúng ta không biết quan điểm chủ trương của hai bên và không biết phạm vi cụ thể của vùng đàm phán. Tuy nhiên, chúng ta có thể đoán được là cuộc đàm phán này có thể có những điều kiện bất lợi cho VN:

  • Trung Quốc đang chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa.
  • Trung Quốc sẽ có áp lực dùng quần đảo Hoàng Sa để đẩy ranh giới về phía Việt Nam.
  • Việt Nam không có khả năng dùng quần đảo Hoàng Sa để đẩy ranh giới về phía Trung Quốc.
  • Nếu Việt Nam chấp nhận việc Trung Quốc dùng quần đảo Hoàng Sa để đẩy ranh giới về phía Việt Nam, dù chỉ đẩy rất ít, thì điều đó cũng có thể được xem là thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa. Nếu sự thừa nhận đó tồn tại trong một hiệp định ranh giới thì có thể nói đó là “ván đã đóng hòm” cho chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

Đây là bản đồ độ phân giải cao của vùng biển từ cửa Vịnh Bắc Bộ tới quần đảo Hoàng Sa. Bản đồ này có vẽ đường trung tuyến giữa Việt Nam và Trung Quốc, không tính quần đảo Hoàng Sa. Đường trung tuyến được vẽ với độ chính xác cao: sai số của các điểm trung tuyến chính dưới 1km.

Nếu Toà Án Công Lý Quốc Tế phân chia vùng biển này thì Toà sẽ bắt đầu bằng cách vẽ một ranh giới thử nghiệm bằng đường trung tuyến giữa Việt Nam và Trung Quốc, xong rồi Toà sẽ xem có cần di chuyển ranh giới này cho công bằng hơn không.

Trong trường hợp này, vì

  • bờ biển Việt Nam và bờ biển đảo Hải Nam đối diện nhau, có chiều dài gần như nhau, hình thù không khác biệt đáng kể, khá tương xứng với nhau,
  • các đảo Hoàng Sa đều nhỏ, xa bờ, chủ quyền bị tranh chấp từ 1909,

có lẽ Toà sẽ cho là đường trung tuyến là ranh giới công bằng.

Vì vậy, đường trung tuyến này có thể là một chuẩn mực hợp lý để đánh giá những gì Việt Nam đạt được trong cuộc đàm phán quan trọng này.

Sau khi hiệp định phân chia Vịnh Bắc Bộ được ký, năm 2000, ngay cả sau khi hiệp định đó được phê duyệt, thậm chí cho tới ngày nay, nhiều người đặt vấn đề về sự công bằng của hiệp định đó. Bất kể hiệp định Vịnh Bắc Bộ có công bằng hay không, đặt vấn đề như vậy là một biểu hiện của một sự quan tâm về sự vẹn toàn lãnh thổ và về công lý cho đất nước mà bất cứ dân tộc nào cũng cần có.

Đối với vùng biển giữa Vịnh Bắc Bộ và quần đảo Hoàng Sa, sự quan tâm của chúng ta về sự vẹn toàn lãnh thổ và về công lý cho đất nước sẽ có nhiều ý nghĩa thiết thực hơn nếu sự quan tâm đó được thể hiện trước khi (thay vì sau khi) Việt Nam và Trung Quốc ký một hiệp định nào đó để phân chia vùng biển này.

Đây là bản đồ các lô dầu khí Trung Quốc tuyên bố chung quanh đảo Hải Nam. Bản đồ này cho thấy một số lô này lấn sang phía Việt Nam của đường trung tuyến.


Bản đồ này cũng vẽ đường cơ sở thẳng Trung Quốc tuyên bố chung quanh quần đảo Hoàng Sa. Chủ trương của đường cơ sở thẳng này là biến 17,400 km vuông bên trong thành nội thuỷ của Trung Quốc, 12 hải lý bên ngoài thành lãnh hải, và 12 hải lý bên ngoài lãnh hải thành vùng tiếp giáp lãnh hải của họ.

Nguồn Minh Biện

Đọc tiếp...

Thứ Ba, 7 tháng 10, 2008

Việt Nam - Hoa Kỳ mở đối thoại về chính trị, an ninh và quốc phòng

Comments

BBT: Tin tổng hợp từ các trang mạng chính phủ và các hãng thông tấn lớn có sử dụng Việt ngữ. Theo dõi kĩ có thể thấy những bước đi đầy thận trọng trên mặt trận ngoại giao cấp nhà nước.


Tin từ Cổng Thông tin Chính phủ:


Thực hiện thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước nhân chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ tháng 6/2008 của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, ngày 6/10/2008 tại Hà Nội, Việt Nam và Hoa Kỳ đã tiến hành đối thoại chiến lược lần thứ nhất về các vấn đề chính trị, an ninh, quốc phòng và hợp tác nhân đạo.



Việt Nam-Hoa Kỳ cam kết tiếp tục xây dựng mối quan hệ song phương dựa trên tình hữu nghị, sự tôn trọng lẫn nhau và cùng chung một quan điểm hợp tác ở cả khía cạnh song phương và khu vực - Ảnh: Cổng TTĐT Chính phủ


Đoàn Việt Nam, gồm các quan chức thuộc Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an do Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh làm trưởng đoàn. Đoàn Hoa Kỳ gồm một số quan chức Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng do ông Mark Kimmitt, Trợ lý Ngoại trưởng về các vấn đề chính trị-quân sự làm trưởng đoàn.


Tại cuộc đối thoại, hai bên đã trao đổi, thảo luận các lĩnh vực hợp tác cũng như những biện pháp thúc đẩy quan hệ song phương giữa hai nước. Hai bên cũng đã thảo luận những vấn đề quốc tế cùng quan tâm và cơ chế hợp tác giữa hai nước trên các diễn đàn quốc tế.


Hai bên nhất trí tiếp tục xây dựng mối quan hệ song phương vốn đang phát triển mạnh mẽ dựa trên tình hữu nghị, sự tôn trọng lẫn nhau và cùng chung một quan điểm hợp tác ở cả khía cạnh song phương và khu vực, hướng tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương ổn định, dân chủ và hòa bình.


Sự kiện này cũng là bước tiếp nối trong hàng loạt những cuộc đối thoại về chính trị và ngoại giao giữa hai nước trong thời gian qua, đồng thời nhằm tăng cường hơn nữa mối quan hệ hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, nhất là trong bối cảnh quan hệ hai nước đang có những bước tiến vượt bậc sau khi Hiệp định thương mại song phương Việt Nam-Hoa Kỳ có hiệu lực vào năm 2001.


Tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ: (đăng lại Thanh Niên News)


The dialogue, which opened in Hanoi on Monday, aims to strengthen the mutual understanding between the two countries for mutual benefit and to promote peace, stability, cooperation and development in the region, Vietnamese Deputy Minister of Foreign Affairs Pham Binh Minh said at a press briefing in Hanoi Monday.


vietmy_281_08.jpg


Dpt Foreign Minister Pham Binh Minh and ASS Mark Kimmitt at a news briefing in Hanoi.


The two countries are enhancing their bilateral cooperation on the basis of developing friendly ties, and their common interest in the bilateral and regional cooperation, Assistant Secretary of US State for Political-Military Affairs Mark Kimmitt said at the joint press briefing.


Talking about Vietnam’s preparations for participating in the UN peace keeping force, he said the United States is ready to help Vietnam improve its capacity to contribute to international peace keeping.


The two sides also discussed other bilateral and regional issues of mutual concern, according to the Ministry of Foreign Affairs.


The dialogue was held under the auspices of a high-level agreement reached during the US visit by Vietnamese Prime Minister Nguyen Tan Dung in June.


Tin từ VOA Anh ngữ:


The United States and Vietnam have discussed possible U.S. sales of weapons and spare parts to Vietnam, as well as American military help with disaster relief and a range of other issues. The two nations' first strategic dialogue on political, defense and security issues shows the continuing improvement in U.S.-Vietnamese relations, as Matt Steinglass report from Hanoi.


US Assistant Secretary of State for Political Military Affairs Mark Kimmitt (L) speaks during news conference in Hanoi as Vietnamese Deputy Foreign Minister Pham Binh Minh listens, 06 Oct 2008


US Assistant Secretary of State for Political Military Affairs Mark Kimmitt (L) speaks during news conference in Hanoi as Vietnamese Deputy Foreign Minister Pham Binh Minh listens, 06 Oct 2008


U.S. Assistant Secretary of State Mark Kimmitt says the talks in Hanoi touched on a wide range of security affairs.


"Primarily peacekeeping, military assistance, security assistance, potential arms transactions, [that are] lethal, [and] non-lethal, and a host of other issues of mutual concern," he said.


Vietnamese Deputy Foreign Minister Pham Binh Minh calls the talks, which ended Monday, productive.


Minh says the dialogue helped contribute to the strengthening of ties between Vietnam and the U.S.


The Vietnamese military has asked the U.S. to supply spare parts for its American-made helicopters, leftovers from the Vietnam War. The two governments also discussed integrating Vietnamese soldiers into United Nations peacekeeping operations, and American military help with disaster relief in Vietnam.


U.S. Deputy Assistant Secretary of Defense James Clad, who was also at the talks, says Washington simply wants to develop the same kind of military cooperation with Vietnam that it already has with other countries in the region.


"It would be incorrect to cast it is as something very bilateral. We have, for example, routine exchanges with the Malaysians, with the Indonesians, with the Filipinos, with the Thais. And I think as a large ASEAN country, Vietnam is more and more coming into that world," he said.


Experts generally see the growing U.S.-Vietnamese security relationship as an effort by both to balance rising Chinese power. China and Vietnam have a dispute over the ownership of two island groups in the South China Sea which may hold rich undersea oil deposits.


But Clad says the U.S. wants Vietnam and China to have good relations, to promote regional stability.


Martin Gainsborough, a Vietnam expert at Bristol University in Britain, says the talks carry promise for Vietnam, but also domestic political risks.


"Individual leaders that are, in a sense, fronting this dialogue - they have to be careful personally that they're not seen as leaning too heavily toward the U.S. Again, not least because of the relationship with China," he said.


The two sides hope to make the talks an annual event. The next meeting is scheduled for autumn 2009 in Washington.


Bản tiếng Việt từ VOA Việt ngữ:


Mt cuộc họp báo chung tại Hà Nội hôm thứ Hai cho hay Việt Nam và Hoa Kỳ đã mở cuộc đối thoại chiến lược đầu tiên về các vấn đề chính trị, an ninh và quốc phòng.


Tin của Tân Hoa Xã và VietnamNet cho biết: Trợ Lý Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Mark Kimmitt tuyên bố trong cuộc họp báo rằng trong cuộc đối thoại, hai bên đã thảo luận những vấn đề có lợi ích chung và thỏa thuận củng cố sự hợp tác trong nhiều lãnh vực, trong có gìn giữ hòa bình quốc tế, trợ giúp nhân đạo và cứu trợ thiên tai.


Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao Việt Nam Phạm Bình Minh tuyên bố trong cuộc họp báo này rằng cuộc đối thoại là một diễn biến quan trọng trong mối quan hệ song phương, sau chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng trước đây trong năm nay.


Thứ Trưởng Phạm Bình Minh tỏ ý tin tưởng rằng cuộc đối thoại sẽ củng cố sự hiểu biết lẫn nhau và mối quan hệ giữa hai nước.



Tin từ BBC Việt ngữ: (chủ yếu dịch lại bài trên VOA Anh ngữ)


Một thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ nói Việt Nam và Hoa Kỳ có đối thoại chiến lược đầu tiên về an ninh trong cố gắng 'thắt chặt quan hệ hữu nghị'.


Mark Kimmitt, Thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ


Ông Mark Kimmitt nói Mỹ muốn 'thắt chặt quan hệ hữu nghị' với Việt Nam


Tướng Mark Kimmitt, Thứ trưởng phụ trách chính trị và quân sự phát biểu tại họp báo chung ở Hà Nội với Thứ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh rằng Hoa Kỳ muốn có mối quan hệ sâu sắc hơn với Việt Nam.


''Hoa Kỳ và Việt Nam tiếp tục xây dựng quan hệ song phương ngày càng mạnh mẽ dựa trên tình hữu nghị phát triển, sự tôn trọng lẫn nhau và một viễn kiến chung về hợp tác song phương cũng như trong khu vực,'' ông Kimmitt nói.


''Đây là cuộc gặp gỡ đầu tiên trong khuôn khổ đối thoại thường xuyên về các vấn đề an ninh chung và khu vực nhằm thắt chặt quan hệ.''


Phát ngôn viên


Vị thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ cũng nói cuộc gặp đầu tiên đã tập trung vào các vấn đề trong đó có hoạt động gìn giữ hòa bình quốc tế, cấm phổ biến vũ khí giết người hàng loạt, trợ giúp nhân đạo và cứu trợ thảm họa.


Ông Kimmitt cũng chia buồn với gia đình của 54 nạn nhân của hai cơn bão mới đây tại Việt Nam và nói Hoa Kỳ sẵn sàng trợ giúp Việt Nam khi có thiên tai.


Tướng Mark Kimmitt tuyên thệ nhậm chức Thứ trưởng Ngoại giao về Chính trị và Quân sự ngày 08/8/2008.


Ông ra khỏi quân ngũ với hàm Thiếu tướng hồi năm 2006. Ông từng là Phát ngôn viên chính của Lực lượng Liên quân ở Iraq trong Chiến dịch Tự do cho Iraq.


Trong số các bằng cấp ông có có bằng Thạc sỹ hạng ưu của Đại học Harvard và ông cũng từng là Phó Giáo sư Tài chính Kinh tế của Học viện Quân sự Hoa Kỳ.

Đọc tiếp...

Thăng Long ngàn xưa và tên gọi Thủ đô mới hôm nay

Comments

BBT: Bài không trực tiếp liên quan nhưng ý có liên quan đến chủ đề chủ quyền quốc gia. Chúng tôi xin đăng lại để cùng chia sẻ với các bạn.

Trên thế giới không có đất nước nào mà hình dáng, truyền thuyết về cội nguồn và địa danh lại có nhiều liên hệ tới Rồng như nước Việt Nam ta… Phải chăng đây cũng là khát vọng ngàn đời, là sứ mệnh thiêng liêng cha ông đã đặt lên vai con cháu- hãy kiên cường vượt qua phong ba bão táp để hóa Rồng…

Có lẽ do một sự sắp đặt của Trời - Đất mà Tổ quốc Việt Nam của chúng ta mang hình dáng của một con Rồng đang vươn ra biển Đông. Phần đầu của Rồng là miền bắc với chiều rộng lớn hơn, đủ để thể hiện những chi tiết uy nghi như sừng, bờm và râu. Miền trung thon, hẹp là thân Rồng đang bay lượn uyển chuyển và miền nam thể hiện những khúc cuộn của Rồng nên có hình thái phình ra to hơn và kết thúc tại mũi Cà Mau có dáng dấp như mỏm đuôi Rồng đang vẫy vùng. Hoàng Sa, Trường Sa là nơi móng Rồng vươn ra làm điểm tựa giữa đại dương cuộn sóng.

Bằng trí tuệ anh minh và qua những trải nghiệm lịch sử, các triều vua trị vì đất nước đã sớm nhận ra vị trí trung tâm đầu não của quốc gia phải chính là nơi ngự trị của mắt Rồng. Vào buổi bình minh của đất nước, năm 544 sau công nguyên, Lý Bí xưng Đế dựng nước Vạn Xuân và đã đóng đô ở khu vực Thăng Long – Hà Nội ngày nay. Ông đã cho xây dựng chùa Khai Quốc (Chùa Mở nước, sau đổi tên thành chùa Trấn Quốc ở khu vực Hồ Tây- Hà Nội). Vào mùa xuân năm Canh Tuất (1010) khi vua Lý Công Uẩn viết chiếu dời đô ông đã khẳng định giá trị phong thủy (ngày nay gọi là môn Địa lý - Môi trường) có một không hai của vùng đất này và sau đó là người đầu tiên đặt tên Thăng Long cho kinh đô nước Việt.

Bản đồ Việt Nam hình Rồng - Ảnh: Phạm Đức Quý

Trên bản đồ Việt Nam vùng đất Thăng Long – Hà Nội nằm đúng vị trí mắt Rồng với miệng của nó mở ra nơi cửa sông Thái Bình, mũi Rồng là vùng Quảng Ninh- Hải Phòng và hàm dưới chính là vùng Thanh Hoá ngày nay. Với một góc nhìn như vậy thì cái tên Thăng Long – Rồng bay lên được đặt cho Thủ đô một nước có hình dáng đặc biệt của một con Rồng đang vươn ra biển Đông thật là phù hợp với ước nguyện xây dựng tương lai hưng thịnh và đi lên của các bậc tổ tiên và hài hòa trong mối quan hệ thiên – địa – nhân.

Lại nói thêm về chữ nhân hay yếu tố nhân hòa, trong cuộc sống thường ngày đó là lòng tự hào dân tộc, tinh thần yêu nước, đoàn kết một lòng chống ngoại xâm và xây dựng đất nước an bình, giàu mạnh.Trong dân gian từ thuở xa xưa đã có niềm tin rằng tên hay đem lại điều tốt nên vua Lý Công Uẩn lấy tên Thăng Long để thể hiện khát vọng và ý chí vươn lên mạnh mẽ của dân tộc, chứa đựng ý niệm thiêng liêng về nguồn gốc con Rồng cháu Tiên.

Chính vì vậy sau nhiều lần đổi tên như Đông Đô (1397-1407, 1428-1430), Đông Quan (1407- 1427), Đông Kinh (1430- 1789), Bắc Thành (1789- 1831) thì cái tên Thăng Long vẫn lắng đọng lại một cách thân thương và đầy tự hào trong sâu thẳm tình cảm của mỗi người dân Việt Nam. Còn Hà Nội đối với chúng ta cũng rất thân thuộc và trìu mến, nó có nghĩa là thành phố trong sông (chỉ con sông Hồng ngày nay), là chốn kinh kỳ trên bến dưới thuyền mà vua Minh Mạng năm 1831 khi thực hiện cải cách hành chính chia lại các tỉnh thuộc vùng Đàng Ngoài cũ đã đặt cho.

Theo đó, từ Quảng Bình trở ra được chia làm 18 tỉnh, trong đó có tỉnh Hà Nội, còn Thủ đô của Việt Nam lúc đó đã chuyển vào Phú Xuân – Huế. Rõ ràng là vào thời điểm năm 1831 việc đặt tên cho Hà Nội chỉ đơn thuần là đặt tên cho một tỉnh lẻ ở Đàng Ngoài, dựa trên vị trí của nó so với một dòng sông mà không mang cái khí thế long trọng và ý nghĩa thiêng liêng như khi vua Lý Công Uẩn dời đô [1]. Nhân đây tôi xin cung cấp cho các độc giả thêm một chi tiết lịch sử lý thú là bên Trung Quốc từ thời Đông Hán đã có địa danh Hà Nội. Nếu đọc lại Tam Quốc hẳn chúng ta sẽ thấy đoạn chiến lược gia Tuân Úc khuyên Tào Tháo như sau : “Xưa Cao Tổ giữ Quan Trung, Quang Vũ chiếm Hà Nội mà tạo ra cái thế rễ sâu, gốc vững mà chế ngự thiên hạ…”(Tinh hoa mưu trí trong Tam Quốc, tác giả Hoắc Vũ Giai, người dịch Nguyễn Bá Thính, các trang 61, 353, NXB Lao động, 1996).

Hiện nay được biết tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc (dưới thời Tam Quốc vùng này thuộc nước Thục) có thị tứ Hà Nội. Nằm về phía đông của Ôsaka Nhật Bản, trên đường đi Kyôtô cũng có một khu vực mang tên Kawachi có nghĩa là Hà Nội (trong sông) với cách biểu đạt bằng chữ tượng hình theo Hán tự giống như Hà Nội của Việt Nam ta. Địa danh này ra đời từ thế kỷ 7 sau công nguyên, tức là lâu đời hơn Hà Nội của chúng ta tới 1200 năm. Sự trùng hợp này được giải thích là do Nhật Bản trước kia cũng chịu ảnh hưởng cách định danh của người Trung Hoa, định vị tọa độ theo hình thế núi sông (2). Suy rộng ra thì có thể còn có nhiều địa danh Hà Nội nữa ở những vùng sông nước trong khu vực Đông Á ngày nay.

Để khơi dậy lòng tự hào dân tộc mà một đất nước láng giềng ASEAN của chúng ta đã lấy tên Singapura (tiếng địa phương là con sư tử) để đặt cho quốc gia non trẻ của mình. Trên thực tế đất nước nhỏ bé này không có sư tử sinh sống như ở châu Phi nhưng những kỳ tích trong phát triển kinh tế- xã hội của nó đã đưa đảo quốc này lên hàng sư tử hay rồng trong số các quốc gia mới trỗi dậy ở Á Châu.

Phố cổ Hà Nội cuối thế kỷ 19 - Nguồn ảnh: i38.photobucket.com

Có thể nói trên thế giới không có đất nước nào mà hình dáng, truyền thuyết về cội nguồn và địa danh lại có nhiều liên hệ tới Rồng như nước Việt Nam. Nào là thành Thăng Long, Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, sông Cửu Long, Hoàng Long, núi Hàm Rồng, đảo Bạch Long Vĩ, sự tích con Rồng cháu Tiên v.v…Phải chăng đây cũng là khát vọng ngàn đời, là sứ mệnh thiêng liêng mà cha ông đã đặt lên vai con cháu – hãy kiên cường vượt qua phong ba bão táp để hóa Rồng ?

Hôm nay đây sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước Việt Nam đã đạt được những đổi thay thần kỳ. Thế và lực của chúng ta không ngừng được nâng cao, nhiều người đã bắt đầu nói đến Việt Nam như một con Rồng mới của Châu Á đang vươn ra đại dương hội nhập quốc tế. Tuy nhiên trong cuộc cạnh tranh quốc tế diễn ra rất khốc liệt hiện nay, muốn con Rồng Việt Nam có thể bơi xa, bay cao nhất thiết phải có được một cú hích, một sự đột phá quyết liệt trong nhận thức và hành động của toàn xã hội.

Nếu khiêm tốn mà nhìn nhận bản thân thì chúng ta tuy gần đây có đạt được sự tăng trưởng nhưng vẫn chưa thoát ra khỏi sự tụt hậu so với các nước trong khu vực đang chạy đua tăng tốc, và bản thân sự tăng trưởng của chúng ta vẫn chưa bền vững. Những di sản nặng nề trong nếp nghĩ của quá khứ quan liêu bao cấp, sự thiếu hiểu biết về quản lý kinh tế - xã hội trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế cùng với gánh nặng mới của tệ tham nhũng đang níu kéo con Rồng muốn bay lên và thực chất là – dù vô tình hay hữu ý đang hà hơi tiếp sức cho những thế lực đen tối luôn âm mưu kéo tụt con Rồng Việt Nam xuống.

Gần đây trên một số phương tiện thông tin đại chúng ở nước ngoài đã xuất hiện những giọng điệu hiếu chiến lỗi thời, hằn học gọi Việt Nam ta là một con “rắn nước có hình thù kỳ quái” và đe dọa sẽ dạy cho chúng ta một bài học nữa bằng cách đánh gãy đầu rắn ở đốt sống thứ 7 tức là vào vị trí Thanh Hoá. Đã đến lúc phải gióng lên một hồi trống để đánh thức lòng tự tôn dân tộc vốn sẵn có trong huyết quản mỗi người Việt Nam, đánh thức con Rồng Việt đã nhiều năm nay gối đầu trong dòng sông Hồng mang nặng phù sa để nó vươn mình bay cao trên biển cả như thời Lý, Trần mấy trăm năm lịch sử oanh liệt và rạng rỡ.

Hãy lấy lại cái khí thế hào sảng trong “Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư…” của Lý Thường Kiệt, “Hịch tướng sĩ” của Trần Hưng Đạo, “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi và “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh để động viên triệu triệu con tim người Việt yêu nước trong công cuộc chấn hưng và bảo vệ Tổ quốc, quyết không để kẻ nào thấy Rồng Việt Nam vùi đầu trong sông bấy lâu nay mà dám cao giọng miệt thị chúng ta là rắn nước.

Khu đô thị Mỹ Đình - Ảnh: images.vietnamnet.vn

Nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội chúng ta hãy khơi dậy lòng yêu nước và chí khí quật cường vùng vẫy một phương trời của con Rồng Việt Nam bằng việc chính thức lấy lại tên Thăng Long cho Thủ đô đất Việt. Hãy nhắc nhở cho con cháu trong các sách giáo khoa rằng giang sơn gấm vóc này từ thuở̉ lập nước đã có cái thế uy nghi của một con Rồng vươn ra biển Đông chứ không chỉ giản đơn là hình chữ S trong bảng chữ cái Latinh như sau này phương Tây vẫn quen gọi một cách vô thức.

Trong quá khứ, người Việt ta chưa có truyền thống chinh phục biển như nhiều dân tộc khác cho nên chiến lược biển của Đảng đã đề ra gần đây phải được đưa vào cuộc sống từ việc xây dựng “tâm thức” về biển cho mỗi công dân từ thuở niên thiếu rằng kinh tế biển là không gian sinh tồn bền vững của đất nước mang hình dáng con Rồng vươn ra đại dương. Đây sẽ là một cú hích cần thiết trong nội tâm mỗi chúng ta góp phần tạo nên một khí thế vươn lên trong toàn thể trẻ già, trai gái. Đối với thế giới, khi nhắc đến Việt Nam mọi người sẽ liên tưởng ngay tới một đất nước có thủ đô mang tên Rồng bay đầy hào khí đi lên và rất ấn tượng, mang một nét văn hóa đặc thù. Đặc điểm này sẽ có một ý nghĩa tích cực trong việc xây dựng thương hiệu quốc gia cho Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Qua nhiều đổi thay của lịch sử và trong quá trình hoàn thiện tổ chức, cải cách quản lý chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm về việc thay đổi địa danh các đơn vị hành chính. Thiết nghĩ, nếu có lấy tên Thăng Long làm tên giao dịch chính thức cho Thủ đô thì cũng sẽ không gây ra một sự xáo trộn bất lợi và chi phí hành chính quá cao nào. Nếu so sánh với chi phí khi chia tách hai tỉnh thì việc chỉ đổi tên một thành phố bên cạnh những chi phí bắt buộc liên quan tới việc ra thông báo với trong nước và quốc tế, làm lại con dấu, biểu mẫu giấy tờ của các cơ quan hành chính thì sẽ không đòi hỏi tới những chi phí cho việc xây dựng thêm một trung tâm hành chính với đủ các ban ngành cho một tỉnh mới được thành lập.

Ngoài ra chúng ta vẫn có thể áp dụng nhiều biện pháp quá độ uyển chuyển để việc thay đổi tên gọi không gây trở ngại và tốn kém trong các quan hệ dân sự, giao dịch hành chính và ngoại giao. Cái tên Hà Nội (3) vẫn sẽ được dùng trong cuộc sống đời thường, thơ ca, nghệ thuật cũng như chúng ta dùng tên Sài Gòn, còn tên Thăng Long sẽ là tên gọi chính thức mang địa vị, tính chất pháp lý và hành chính như đối với cái tên gọi thành phố Hồ Chí Minh. Vả chăng nay Thủ đô đã được mở rộng nhiều ra phía Hà Tây, Hòa Bình . . . cho nên ý nghĩa thực tế của cái tên Hà Nội “Thành phố trong sông” đã trở nên không còn phù hợp chí ít là về mặt không gian địa lý (4). Trong khi đó nếu lấy tên Thăng Long cho Thủ đô trên đà phát triển, tương lai bao gồm nhiều địa phương sáp nhập lại, sẽ tạo nên khí thế của sự hợp nhất, đi lên, đồng lòng và đoàn kết anh em một nhà.

Chưa bao giờ đất nước ta lại đứng trước những vận hội to lớn như hiện nay, đó là thiên thời. Đất nước Việt Nam giờ đây thống nhất, con Rồng Việt nằm trải dài suốt một dải bên bờ biển Đông, vóc dáng của nó đã lớn hơn nhiều so với cái buổi ban đầu tổ tiên ta dựng nước, đó là địa lợi. Và một khi hơn 80 triệu trái tim và khối óc được thôi thúc vươn lên bởi hào khí Thăng Long thì yếu tố nhân hòa sẽ được cộng hưởng, tạo nên một sức bật mãnh liệt. Không còn nghi ngờ gì nữa trong thời đại Hồ Chí Minh, Rồng Việt sẽ lại vươn cao và bay xa.

Phạm Gia Minh

(1) Lịch sử của Thăng Long cho tới hôm nay là 998 năm với năm lần đổi tên, chỉ có 388 năm Thủ đô của đất Việt mang tên Thăng Long thôi. Đó là vào thời Lý (217 năm), Trần (171 năm) được đánh giá là một giai đoạn lịch sử phát triển thịnh vượng và bền vững nhất về kinh tế, hùng mạnh về quân sự (ba lần đánh thắng quân Nguyên-Mông) đồng thời mang đậm sắc thái riêng của Việt Nam trong phát triển Phật giáo, văn hóa nghệ thuật và y học. 12 năm mang tên Đông Đô đánh dấu sự sụp đổ của triều đại Hồ Quý Ly, 20 năm mang tên Đông Quan chỉ gợi lại nỗi ô nhục khi bị giặc Minh đô hộ tàn bạo, hủy diệt tận gốc truyền thống văn hóa của dân tộc.

Giai đoạn khá dài 354 năm mang tên Đông Kinh là một thời kỳ xen lẫn giữa vinh quang (Lê Lợi đánh đuổi quân Minh, Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh) và ô nhục (Lê Chiêu Thống dâng đất nước cho nhà Thanh). Đó cũng là thời kỳ đất nước rối ren, mất đoàn kết và bị phân chia (các cuộc tranh giành Lê-Mạc, vua Lê- chúa Trịnh, Trịnh –Nguyễn phân tranh dẫn đến tình trạng Đàng Trong, Đàng Ngoài ). Trong giai đoạn này các triều đại thường tồn tại không quá 100 năm và không đạt được sự cường thịnh như thời Lý, Trần. 42 năm mang cái tên Bắc Thành là một giai đoạn mà các vua nhà Nguyễn muốn làm lu mờ dần đi cái tên Thăng Long trong tâm thức của tầng lớp sĩ phu và nhân dân Bắc Hà vốn ủng hộ nhà Tây Sơn.

Với tên Hà Nội được đặt vào năm 1831 thì cho tới nay mới có 177 năm chúng ta đã bị thực dân Pháp đô hộ hơn 80 năm, Mỹ xâm lược gần 30 năm và 10 năm chiến tranh biên giới, tổng cộng là gần 2/3 thời gian đầy khó khăn, ,đất nước chưa có được bao nhiêu thời gian để phát triển. Riêng với cái tên Hà Nội một số học giả dựa vào triết lý âm – dương ngũ hành của phương Đông còn phân tích rằng tên Thủ đô (trung tâm đầu não) là Hà Nội thuộc thủy mà tên đất nước (yếu tố bao trùm) là Việt Nam thuộc hỏa, thủy- hỏa tương khắc trong cùng một hệ thống giữa những thành phần trọng yếu nhất thì sự phát triển ắt phải gian nan, khó ổn định dài lâu và rất hao tổn sức lực mới đạt được mục đích.

(2) Xem bài: “Hãy thả cho Rồng bay lên của nhà sử học Dương Trung Quốc đăng trên Lao Động cuối tuần số 15, ngày 11/4/2008

(3) Xung quanh sự kiện vua Minh Mạng đặt tên Hà Nội có nhiều ý kiến cho rằng trước đó, từ thời vua Gia Long –Nguyễn Ánh (năm 1805) đã ra lệnh triệt phá Hoàng Thành Thăng Long, hạ độ cao tường thành cho thấp hơn kinh đô Phú Xuân và bắt dân đọc chệch chữ Long trong Thăng Long thành Lung (trong từ lao lung ). Để sĩ phu và nhân dân Bắc Hà quên hẳn hào khí Thăng Long nên năm 1831 Minh Mạng đã đặt tên Hà Nội. Nếu ghép cái tên khai sinh là Thăng Long với tên Hà Nội (sẽ là Rồng bay trong sông) thì dễ dàng thấy hình ảnh một con Rồng đang bị giam hãm trong một dòng sông chật hẹp chứ không phải đang được bay giữa trời, biển bao la. Điều này có khác chi hổ chạy trong cũi, cá bơi trong chậu hoặc chim bay trong lồng?

Đó là một hành động có tính toán rất thâm thúy để đáp lại việc trước kia sĩ phu và nhân dân Bắc Hà đã nhiệt thành ủng hộ nhà Tây Sơn (hẳn chúng ta còn nhớ quan đại thần của Gia Long là Đặng Trần Thường đã cho đánh chết Ngô Thì Nhậm ngay trong sân Văn Miếu Quốc Tử Giám vì tư thù và tội đã đắc lực phò nhà Tây Sơn. Ngay đến hài cốt của vua Quang Trung cũng bị đày đọa thê thảm như thế nào thì mới thấy được sự hằn học của nhà Nguyễn đối với di sản của Tây Sơn). Sau này triều đình nhà Nguyễn đã dễ dàng thỏa thuận với thực dân để Hà Nội trở thành nhượng địa của Pháp.

(4) Riêng Hà Tây với núi Ba Vì đền Thượng có một vị trí phong thủy (địa lý- môi trường) vô cùng quan trọng đối với long mạch ( và vận mệnh) của đất nước Việt Nam. Xưa kia Cao Biền sang đô hộ nước ta đã trấn yểm ở đây mà không thành. Nay, nếu vùng núi Ba Vì với những huyệt đạo linh thiêng lại bị ghép vào cái thế “ở trong sông” của địa danh Hà Nội thì e rằng câu truyện Sơn Tinh chiến thắng Thủy Tinh trước kia sẽ có hồi kết ngược lại và kéo theo những hậu quả khôn lường do âm thịnh mà dương suy. Nhưng nếu Ba Vì thuộc Thăng Long thì lại là một sự phối hợp tuyệt hảo, tạo nên cái thế thăng tiến vững bền mà không phải thủ đô của quốc gia nào trên thế giới cũng có được.

Nguồn: Việt Nam Net (chuyên mục "Thư Thăng Long - Hà Nội")

Đọc tiếp...

Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2008

GS. Joseph Cheng: "Trung Quốc và Việt Nam đều cần môi trường quốc tế hòa bình"

Comments
Tháng 12 năm 2000, trong chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch Việt Nam Trần Đức Lương, hai nước đã đạt thỏa thuận giải quyết tranh chấp biên giới kéo dài ở Vịnh Bắc Bộ.

Trước đó, vào tháng Ba 1999, họ cũng có thỏa thuận để phân định đường biên giới trên bộ.

Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi đó không được bàn đến, mặc dù trong thông cáo chung được công bố, hai phía “đồng ý duy trì cơ chế thương lượng hiện nay về vấn đề biển”.

Đối phó chắp vá

Vì quần đảo Hoàng Sa đã nằm trong tay Trung Quốc và đó lại là tranh chấp song phương Trung – Việt, Trường Sa trở thành tranh chấp lãnh thổ quan trọng nhất giữa Trung Quốc và các nước đòi chủ quyền – Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam. Đài Loan cũng đòi chủ quyền với Trường Sa, nhưng nói chung họ bị bỏ qua trong quá trình đàm phán.

Một đảo thuộc Trường Sa

Trường Sa là tranh chấp chính giữa nhiều nước trong ASEAN với Trung Quốc

Trung Quốc và Việt Nam không hy vọng tranh chấp Trường Sa được giải quyết trong tương lai trước mắt.

Đồng thời, hai nước tin rằng mình chia sẻ quyền lợi chung khi gìn giữ môi trường ổn định, hòa bình trong khu vực để có thể tập trung phát triển kinh tế.

Nhưng các va chạm ngoại giao thường xuyên và thỉnh thoảng lại có căng thẳng quân sự đã xảy ra vì quần đảo này, và hai nhà nước đã đối phó chúng một cách chắp vá.

Mặc dù hầu như không có nguy cơ xảy ra khủng hoảng quân sự trong vùng, nhưng việc cho phép tình hình trên tiếp tục hoài chắc chắn là rủi ro và không đi đến đâu. Vì thế, tìm ra cơ chế ổn định và các biện pháp xây dựng niềm tin là bài toán khó cho quan hệ Việt – Trung và Trung Quốc – Asean.

Mấy năm gần đây, một mặt, hợp tác kinh tế Việt – Trung phát triển, và cả hai chính phủ rất muốn tiếp tục xu hướng này.

Đồng thời, họ vẫn không bỏ qua cơ hội củng cố quan điểm về vấn đề lãnh thổ. Xu hướng này được chủ nghĩa dân tộc đang lên hậu thuẫn ở cả hai nước, và cũng vì tầm quan trọng gia tăng của năng lượng trong chiến lược phát triển kinh tế của họ.

Quan hệ chiến lược

Trung Quốc nay là nguồn nhập khẩu quan trọng nhất của Việt Nam, và là thị trường xuất khẩu thứ ba sau Mỹ và Nhật.

Trong khi đó, đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đã tăng từ 120 triệu đôla mỗi năm hồi cuối thập niên 1990, lên 1.2 tỉ đôla năm 2007. Vùng kinh tế biên giới ở Lào Cao, Hải Phòng và Quảng Ninh dự kiến sẽ hoạt động trước năm 2011.

GS. Joseph Cheng

Chuyến thăm hồi tháng Năm của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đến Trung Quốc là trong bối cảnh này.

Trong chuyến thăm, hai nước đã đẩy quan hệ lên mức đối tác chiến lược toàn diện. Các lãnh đạo Trung Quốc đề nghị đẩy nhanh việc soạn thảo và thi hành chương trình hợp tác kinh tế năm năm, và mở các dự án lớn về công nghiệp, hạ tầng và năng lượng.

Ở cấp độ tỉnh, người ta cũng rất phấn khởi. Bí thư Quảng Đông và là thành viên Bộ Chính trị đã thăm Việt Nam trong tháng Chín, nói rằng Quảng Đông muốn tăng gấp đôi đầu tư vào Việt Nam, lên 5 tỉ đôla trong ba năm tới.

Nhưng những nỗ lực hợp tác vẫn chưa đủ để gác lại tranh chấp lãnh thổ. Năm 2007, hai chính phủ đều đưa ra tuyên bố mạnh mẽ khẳng định chủ quyền. Đã có đụng độ giữa tuần duyên Trung Quốc và tàu đánh cá Việt Nam gần Hoàng Sa, trong khi cũng có các vụ biểu tình chống Bắc Kinh ở Hà Nội và TP. HCM.

Căng thẳng nảy sinh

Căng thẳng lại nảy sinh ở Biển Nam Trung Hoa hồi tháng Bảy khi cả ExxonMobil và BP dường như sẵn sàng bỏ qua cảnh báo của Trung Quốc để tiếp tục hoạt động dò tìm dầu ngoài khơi Việt Nam cùng với PetroVietnam.

Ngày 22 tháng Bảy, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói nước này phản đối mọi hoạt động “xâm phạm chủ quyền lãnh thổ ở Biển Nam Trung Hoa”. Một cảnh báo tương tự hồi năm ngoái đã khiến BP dừng kế hoạch dò tìm cũng ở chính khu vực này.

Có tin nói rằng đại sứ Trung Quốc ở thủ đô Washington đã liên tục cảnh báo các giám đốc ExxonMobil rằng kinh doanh của họ ở Trung Quốc có thể bị tổn thương nếu tiếp tục thỏa thuận dò tìm với PetroVietnam.

Phản ứng của chính phủ Bush kín đáo nhưng rõ ràng. Đại sứ Michael Michalak ở Hà Nội nói: “Các công ty có quyền quyết định làm việc ở đây và với ai”. Vị đại sứ cũng chỉ ra tuyên bố giữa Tổng thống Bush và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, theo đó, Washington ủng hộ chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.

Trong khi đó, công ty Husky Energy của Canada, thuộc quyền sở hữu của tỷ phú Hong Kong Li Ka-shing, loan báo sẽ chuyển dàn khoan nước sâu xây ở Nam Hàn sang Biển Nam Trung Hoa để bắt đầu đào giếng dầu từ tháng Chín.

Đây sẽ là giếng đầu tiên trong bốn giếng của một mỏ mà Husky Energy và Tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) nói họ tìm thấy vào tháng Sáu 2006 ở khu vực phía bắc của Biển Nam Trung Hoa.

Bắc Kinh cũng đang xây dựng thiết bị dò tìm nước sâu của riêng họ; cái đầu tiên chưa thể có trước năm 2011. Những diễn biến này cho thấy sự thi đua khai thác năng lượng ở Biển Nam Trung Hoa đã tăng tốc.

Dò tìm chung?

Lãnh đạo Trung Quốc vẫn thường nói họ muốn hợp tác khai thác năng lượng ở các vùng tranh cãi và gác lại tranh chấp lãnh thổ.

Hồi tháng Bảy, một thỏa thuận với Nhật Bản ở Biển Đông Trung Hoa đã đạt được dựa trên nguyên tắc này. Trung Quốc chắc chắn hy vọng lặp lại mô hình với Việt Nam.

Mặc dù mùa hè này chứng kiến căng thẳng gia tăng ở Biển Nam Trung Hoa, nhưng đã có tiến bộ về biên giới đường bộ trong đàm phán cấp thứ trưởng song phương.

Tóm lại, cả Trung Quốc và Việt Nam cần môi trường quốc tế hòa bình để tập trung phát triển kinh tế. Điều này có nghĩa là hai nước sẽ tìm cách kiềm chế tranh chấp lãnh thổ.

Nhưng chủ nghĩa dân tộc gia tăng ở cả hai nước sẽ khiến lãnh đạo không thể tránh việc bày tỏ thái độ cứng rắn.

Vào thời điểm này, người ta nhận ra cách đối phó vấn đề như thế cũng có giới hạn của nó.

Tiểu sử GS. Joseph Cheng:

- Chủ tịch sáng lập Hội Nghiên cứu châu Á ở Hong Kong

- Chủ biên sáng lập tạp chí Hong Kong Journal of Social Sciences và The Journal of Comparative Asian Development

- Giáo sư chính trị học ở City University of Hong Kong

Nguồn: BBC Việt ngữ

Đọc tiếp...

Người theo dõi

 

Copyright 2008 All Rights Reserved Revolution Two Church theme by Brian Gardner Converted into Blogger Template by Bloganol dot com