Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2008

Tạp chí trực tuyến Hoangsa.org: Tại sao không?

Comments

BBT: Ý kiến của thành viên HaiAu đăng trên diễn đàn Hoàng Sa về việc nghiên cứu, tập hợp các tài liệu về Hoàng Sa - Trường Sa.Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả.

Dù sao
cuốn sách của NXB Trẻ cuốn sách các bác hoangsa.org sưu tầm và biên tập thành cuốn ebook là một hình thức tập hợp nhiều bài từ các nguồn khác nhau để tiện cho người đọc theo dõi. Thực chất tôi xem nội dung của cả hai cuốn chưa có gì mới thêm so với những nghiên cứu có từ khoảng năm 97-98 khi mà Hội thảo hè đầu tiên của nhóm Việt Kiều tổ chức, hội thào ngày đó có bài tham luận của nhiều học giả về vấn đề Biển Đông đã được đăng trong kỷ yếu và trên mạng (ví dụ http://www.tapchithoidai.org/), đến thời điểm cuối năm 2007 bởi vì tất cả các bài trong hai cuốn đó đều đã đăng tải trên các nguồn khác nhau rồi.

Tôi đang nghĩ tại sao chúng ta có một số lượng thành viên tham gia hoangsa.org khá đông, hiện tại trên 2000 thành viên, lại không tìm cách nào đó phát động phong trào nghiên cứu để rồi viết tài liệu về Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông. Những ý kiến của các thành viên trao đổi trên diễn đàn hoangsa.org này có thể tập hợp thành nhiều bài viết khác nhau với điều kiện là các bài viết cần được viết lại rõ ràng mạch lạc và có cấu trúc, có trích dẫn, có danh mục tài liệu tham khảo...

Tôi hy vọng rằng qua trao đổi này, nhiều bác có tâm huyết hãy dành thời gian tìm tòi và nghiên cứu để có những bài viết có chất lượng rồi chúng ta định kỳ tập hợp thành một tài liệu tạm gọi tên là Tạp chí trực tuyến Hoangsa.org chẳng hạn. Chúng ta nên thành lập một Ban biên tập để lựa chọn những bài viết có chất lượng và góp ý cho tác giả nhằm làm giảm thiểu sai số (chính tả, câu văn...) để cho các số tạp chí trực tuyến ngày càng có nhiều bài chất lượng hơn.

Xem thêm trao đổi ở link sau:

http://hoangsa.org/diendan/viewtopic.php?f=3&p=13502#p13502

Xin nói thêm rằng một trong những mục tiêu của Quỹ nghiên cứu Biển Đông www.seasfoundation.org là hỗ trợ các bạn trẻ đang học đại học ở VN làm đề tài nghiên cứu (cuối khóa học đại học, thạc sỹ hoặc nghiên cứu sinh) về các vấn đề trên Biển Đông (eg. giải quyết tranh chấp, lịch sử, địa lý, sử địa, địa chính trị, ngoại giao v.v...). Do vậy nếu ai có ý tưởng làm nghiên cứu và định viết bài tham dự hội nghị, đăng tạp chí trong và ngoài nước, hoặc viết luận văn tốt nghiệp với các chủ đề liên quan đến Biển Đông thì liên lạc với Quỹ, Quỹ chúng tôi sẽ xem xét và sẽ hỗ trợ một khoản kinh phí trong giới hạn tài chính của Quỹ có được. Trong lần gặp TS Nguyễn Nhã ở Sài Gòn, thay mặt Quỹ, tôi cũng đã trao đổi với nhóm của TS Nguyễn Nhã sẽ tìm cách phát động phong trào gây Quỹ học bổng để hỗ trợ cho sinh viên (học ở VN) làm nghiên cứu về Biển Đông. Ngoài hỗ trợ về kinh phí làm nghiên cứu Quỹ chúng tôi cùng với nhóm của TS Nguyễn Nhã đang xây dựng Tủ sách Biển Đông để có thể giúp người làm nghiên cứu tiếp cận tới các nguồn tài liệu được dễ dàng hơn, cũng như tạo ra một mạng lưới rộng khắp có thể tìm giúp tài liệu nhanh hơn. Trong những trường hợp cụ thể, Quỹ cũng sẽ có thể quyết định hỗ trợ một vài tài liệu (nằm trong khả năng tài chính của Quỹ) cần thiết.

Ngoài ra, nếu bạn sinh viên nào đang thực sự rất gặp khó khăn ở đại học VN, có thể xin học bổng từ Quỹ học bổng tư nhân Nguyên Mai sau:

http://www.nguyenmai.org

Qua trao đổi với người tài trợ của Quỹ Học bổng Nguyen Mai, quỹ này đồng ý sẽ dành một suất học bổng cho sinh viên làm nghiên cứu về Biển Đông với điều kiện là thỏa mãn các điều kiện xin học bổng của Quỹ này.

Hải Âu

Nguồn: www.seasfoundation.org

Đọc tiếp...

Người theo dõi

 

Copyright 2008 All Rights Reserved Revolution Two Church theme by Brian Gardner Converted into Blogger Template by Bloganol dot com