Thứ Ba, 19 tháng 2, 2008

Suy nghĩ về hai tấm bản đồ

Comments
Hình ảnh

Bản đồ bên phải:

Đây là bản đồ chủ trương chính thức của Trung Quốc. Bản đồ này chủ trương chiếm 2.6 triệu km vuông trên 3.3 triệu km vuông tổng cộng diện tích Biển Đông. Điều này có nghĩa Trung Quốc chủ trương giành 75% Biển Đông cho họ, để lại trung bình 5% cho mỗi nước Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Indonesia.

Người Trung Hoa bắt đầu dùng bản đồ này một cách không chính thức từ sau Thế chiến II. Năm 2006, Trung Quốc ra quy định chính thức là tất cả bản đồ TQ phải vạch ranh giới chủ trương này. Điều này thể hiện một sự leo thang trong vie^.c thực hiện chủ trương chiếm 75% Biển Đông.

Một điểm đáng lưu ý là các bản đồ Trung Quốc dùng cho Olympic cũng vạch ranh giới đó. Điều này hơi tiến thoái lưỡng nan cho Việt Nam và các nước trong khu vực. Nếu không phản đối, Trung Quốc sẽ dùng đó như một chứng cớ chấp thuận ranh giới chủ trương của họ. Nếu phản đối thì sợ tổn thương quan hệ.

Trên thực tế, Việt Nam chỉ từng phản đối về Hoàng Sa, Trường Sa, chứ chưa bao giờ phản đối ranh giới chủ trương của Trung Quốc. Điều nay có thể sau này sẽ nguy hại cho Việt Nam. Sau vài chục năm, Trung Quốc có thể nói "OK, thì ta chia Hoàng Sa, Trường Sa. Còn 75% Biển Đông, sau mấy chục năm mà các anh không bao giờ phản đối, theo pháp ly quốc tế, có nghĩa là các anh chấp nhận.". Như vậy, ta sẽ được chia vài đảo Hoàng Sa, Trường Sa, và Trung Quốc sẽ chiếm 2.6 triệu km vuông biển và thềm lục địa.

Trong 60 năm qua, họ không chính thức nói ranh giới lưỡi bò đó có ý nghĩa gì. Các học giả cho là ranh giới dó ambiguous. Vì vậy các nước khác khó (hay cảm thấy không cần) phản đối chính thức. Gần dây, 1 số tác giả Trung Quốc bắt đầu viết bài trên các tạp chí luật quốc tế nói là Trung Quốc đã đưa ra ranh giới đó 50-60 năm rồi mà không nước nào phản đối, và 50-60 là lâu đủ để cho bên trong ranh giới đó là biển lịch sử. Tôi có bài này và có thể cho reference. Giả sử tình hình này kéo dài 20-30 năm nữa, Trung Quốc sẽ nói đó là biển lịch sử của họ với bề dày gần 1 thế kỷ.

Trên thực tế, Trung Quốc đã dùng ranh giới đó để cho là họ có quyền bán Bãi Tứ Chính cho Crestone vào thập niên 90 và đuổi BP khỏi dự án dầu khí Mộc Thinh, Hải Thạch năm nay. Những vùng này không nằm ở Trường Sa (ie Trung Quốc đòi nhiều hơn Trường Sa).

Các nước khác cũng có lên tiếng phản đối, như Indo phản đối trong các vụ đàm phán biển quan tới biển Natuna, và viện trưởng viện biển Malaysia cũng nói:

“There are parties which have claimed the entire South China Sea as their own on the basis of antiquity. Such claims cannot be serious nor treated with much respect... By no stretch of imagination can the South China Sea be considered by any nations as its internal waters or historic lake as a basis to assert claim. Since such area claims are frivolous, unreasonable and illogical, I urge the Parties concerned to drop area claims and focus instead on their claim to islands and non-islands. I would also urge all parties to reject claims to the entire South China Sea (referring to area claims) as there is no basis in law or history” (B.A. Hamzah, Conflicting Jurisdiction Problems in the Spratlys: Scope for Conflict Resolution, 1991)

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn cần phải phản đối, và Đông Nam Á cũng cần cùng nhau phản đối. Khác với tranh chấp Trường Sa, phản đối ranh giới lưỡi bò là điều tốt cho quyền lợi tất cả các nước Đông Nam Á và là điểm Đông Nam Á có thể đoàn kết.

Tôi nghĩ bước ngoặc quan trọng là năm 2006, khi Trung Quốc ra quy định chính thức là tất cả các bản đồ Trung Quốc phải vẽ ranh giới lưỡi bò. Lúc đó Việt Nam có phản đối nhưng chỉ nói là Việt Nam có chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa, chứ không phản đối ranh giới lưỡi bò. Nên nhớ là ranh giới lưỡi bò là ranh giới biển chứ không chỉ là ranh giới chủ quyền đảo. Có thể tôi lo xa quá, nhưng tôi thấy không phản đối khía cạnh ranh giới biển là sơ xuất.

Bản đồ bên trái:

Đây là bản đồ chia vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo đường trung tuyến giữa các nước. Tôi nhấn mạnh là chia vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa chứ không phải chia Hoàng Sa, Trường Sa (có nghĩa đảo trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước này vẫn có thể thuộc về nước kia). Đây là cách chia công bằng và phù hợp với luật biển Liên Hiệp Quốc. Chia như vậy, Việt Nam sẽ được 3/4 triệu km vuông. Bản đồ này được vẽ trong quyển "Sharing the Resources of the South China Sea" của những chuyên gia luật biển Valencia et al. Các bác có thể đọc phần lớn quyển này miễn phí trên Google Books.

Dĩ nhiên là chia vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Biển Đông theo luật biển Liên Hiệp Quốc công bằng cho Việt Nam và Đông Nam Á hơn chia theo "luật" Trung Quốc.

Các bác có thể thấy tranh chấp Biển Đông rộng hơn tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa rất nhiều trên các diện địa lý, pháp lý và sống còn của nước ta.

Bài viết của anh huydanhduong cộng tác trên diễn đàn Hoàng Sa (hoangsa.Org)

Đọc tiếp...

Người theo dõi

 

Copyright 2008 All Rights Reserved Revolution Two Church theme by Brian Gardner Converted into Blogger Template by Bloganol dot com