Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2007

Thương lắm Hoàng Sa

Comments

Bài viết được biên tập lại từ nhiều nguồn. Rất mong nhận được sự hỗ trợ thêm về mặt chuyên môn của chính tác giả hoặc khách xem blog.

I. Hoàng Sa trong lòng một người Việt

Tuổi thơ của tôi lớn lên theo cùng những năm tháng khổ cực của đất nước, tôi còn nhớ cuộc sống của gia đình tôi hồi ấy rất cơ cực, lúc đó cơm không đủ ăn, Mẹ tôi phải xây gạo lấy bột khuấy thành hồ để ăn cầm chừng, hồi ấy chị tôi phải đi học bằng chiếc xe đạp mà bánh xe được ba tôi làm bằng ống cao su nối lại, trong lúc cả nước bị thế giới kích động dẫn đến chiến tranh Nam Bắc một cuộc chiến đáng ra không cần thiết cho sự phát kinh tế của Việt Nam thì Trung Quốc đã lợi dụng nó để đưa quân xâm chiếm trái phép Hoàng Sa năm 1974, sau năm 1975 khi cả nước cực khổ lao vào công cuộc khắc phục chiến tranh thì đến năm 1988, 1992, 1995 Trung Quốc lại lấn chiếm thêm Trường Sa.

Hồi ấy tôi còn rất nhỏ nhưng có một kỷ niệm mà tuổi thơ của tôi không bao giờ quên được, có lần thầy giáo dạy bộ môn địa lý ra chủ đề “vẻ về lãnh thổ Việt Nam”, cả lớp đang hăng say vẻ, nhiều bạn khéo tay thì vẻ hình nước Việt Nam hơi giống chữ S, còn có bạn vụng về thì vẻ hình nước Việt Nam gần gần như củ khoai, trong lúc cả lớp đang cười ầm lên vì nhiều bạn vẻ hình nước Việt Nam tròn tròn giống củ khoai lang, thì tự nhiên có thầy hiệu trưởng đi ngang qua, nghe tiếng ồn làm thầy ghé lớp, sau khi xem hình vẻ bảng đồ của tất cả các bạn trong lớp thầy điều khen, các em vẻ đẹp lắm nhưng mà các em vẻ sai và thiếu bởi vì hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa các em quên đưa vào, thầy Hiệu trưởng nói: Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc lãnh hải của Việt Nam, chúng ta phải có ý thức bảo vệ nó, cho dù một hành động vô ý thức dù rất nhỏ của chúng ta thì cũng sẽ dẫn đến hậu qủa rất lớn về ý thức bảo vệ lãnh thổ quốc gia của chúng ta, các em nên nhớ rằng chúng ta là người Việt khi vẻ bảng đồ và cả khi làm dự báo thời tiết thì chúng ta phải lưu ý hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, vì hai quần đảo này luôn thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Sau giờ học hôm đó tôi tự hỏi tại sao lúc ấy thầy Hiệu Trưởng lại giận dữ đến thế và tại sao thầy Địa lại thấy xấu hổ trước lũ trẻ con chúng tôi đến thế, đến sau này năm 1978 khi Trung Quốc tiếp tục đánh chiếm trái phép các đảo nhỏ ở khu vực Trường Sa lúc đó tôi hơi lớn mới đủ hiểu ra được vấn đề.

II. Ý nghĩa của Hoàng Sa

Từ cuối thập niên những năm 60 cho đến đầu thập niên 70 theo các đoàn nghiên cứu và thăm dò của Liên Hiệp Quốc thì vùng quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa rất ít có khả năng có dầu khí, nếu có đi chăng nữa thì chỉ là “những giọt sương mai” nhưng mãi đến những năm sau này ngày càng có nhiều nghiên cứu khẳng định là khu vực giữa hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là khu vực có trữ lượng dầu mỏ rất lớn chỉ đứng sau vùng Trung Đông, các đảo Hoàng Sa và Trường Sa tương đối nông cạn rất thuận lợi cho việc thai thác dầu lửa.

Khu vực giữa quần đảo Hoàng Sa và đảo Hải Nam, gần khu vực mà Trung Quốc đã chiếm của ta, họ đã tìm thấy một mỏ khí đốt trữ lượng 90 tỷ mét khối, hiện đang khai thác (lịch Văn hóa Việt Nam tổng hợp, 1988.)

Ngay giữa vùng quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc cũng khởi sự thăm dò sau khi xâm lăng (chú thích của biên tập viên: nguyên văn của tác giả). Trên nhiều bản đồ về tình trạng dầu lửa, người ta thấy Trung Quốc cho in hình một dàn khoan ở đó. Tuy vậy sự khai thác dầu khí có lẽ chưa thực sự tiến hành.

Những tin tức lạc quan vào cuối năm 1994 cho hay sản lượng dầu khí của Việt Nam đã vượt qua mặt Trung Quốc và phỏng định Việt Nam có số trữ lượng dầu khí khổng lồ, vào hàng thứ tư trên thế giới. (The United States and Vietnam: Overcoming the Past and Investing in the Future, Thomas R. Stauch, báo The International Lawyer, Winter 1994: 1025.)

Như vậy, nếu chúng ta thực sự làm chủ Hoàng Sa - Trường Sa thì đây là một thuận lợi rất lớn trong công cuộc xây dựng đất nước. Nước ta sẽ không còn nghèo nữa, dân ta sẽ không còn phải đi làm thuê ở nước ngoài.

Còn theo Wikipedia thì việc mất quyền kiểm soát quần đảo Hoàng Sa tạo cơ sở cho Trung Quốc tiếp tục yêu cầu bành trướng lãnh thổ, lãnh hải về phương nam, chí ít cũng là qua việc công bố và cung cấp qua mạng các bản đồ "chuẩn" của Cục bản đồ quốc gia Trung Quốc trong đó lãnh hải và thềm lục địa mà Trung Quốc yêu sách bao gồm phần lớn Biển Đông, tới tận lãnh hải Malaysia.

Như vậy mất hoàn toàn Hoàng Sa và một phần Trường Sa không những khiến chúng ta bị thiệt hại nặng nề về kinh tế mà điều này còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của dân tộc Việt Nam ta trước sự bành trướng tham lam của Trung Quốc. Việt Nam như một miếng mở treo trước mặt con mèo Trung Quốc.

Liệu nước Việt Nam có thể tồn tại vững bền được không, liệu Hoàng Sa - Trường Sa có trở về được với đất mẹ hay không. Đó là câu hỏi mà chỉ có thế hệ trẻ chúng ta mới có thể trả lời được.

Đọc tiếp...

Người theo dõi

 

Copyright 2008 All Rights Reserved Revolution Two Church theme by Brian Gardner Converted into Blogger Template by Bloganol dot com