Thứ Bảy, 30 tháng 8, 2008

Lý lẽ của kẻ yếu - Lý Nguyên Diệu

Comments

BBT: Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả.Tuy nhiên, nhận thấy giá trị tích cực và khách quan của bài phân tích, nên chúng tôi xin đăng lại nguyên văn, chỉ chỉnh sửa một số lỗi nhỏ.

Khi những dòng chữ này được viết ra thì tại Thế vận hội Bắc Kinh, Hoa Kỳ xếp hạng nhất với 110 huy chương, Trung Quốc hạng nhì với 100 huy chương và Nga hạng ba với 72 huy chương. Việt Nam xếp hạng 73, trên tổng số 205 quốc gia tham dự, với một huy chương bạc do Hoàng Anh Tuấn , 23 tuổi xuất thân từ trường Cao Đẳng Thể thao Thể dục Bắc Ninh, đạt được trong bộ môn cử tạ hạng cân 56 kg. Sau lễ bế mạc, Thế vận hội 2008 đã xác định vị thế cường quốc (một nước hùng mạnh có khả năng đào tạo nhiều lực sĩ khỏe nhất thế giới: 51 huy chương vàng) của Trung Quốc, đúng như dự tính của các nhà lãnh đạo Bắc Kinh khi nộp đơn đăng cai cuộc tranh tài quốc tế này.

Cũng trong khi những dòng chữ này được viết ra thì đoàn xe tăng của quân đội Nga đã rút về phía đường hầm Roki để vượt biên giới của Cộng hoà Georgia trong dãy núi Caucasus trên đường trở lại Nga sau hai tuần lễ chiến đấu. Hai tuần lễ với hàng ngàn nạn nhân tử vong, hàng vạn người bị thương và hàng trăm ngàn người tỵ nạn trong những thành phố từ vùng biển Bắc Hải đến vùng núi Caucasus tang hoang vì bom đạn. Hai tuần lễ với hai đoàn lực sĩ Nga và Georgia tranh đua nhau hai bộ môn bóng chuyền và nhu đạo trong tinh thần thể thao, hòa bình, nhân đạo, công bằng… trong thủ đô Bắc Kinh thịnh vượng.

Dĩ nhiên là biến cố Georgia đã tạo các phản ứng chống đối từ phía Mỹ và Âu châu. Ngoại trưởng Condoleezza Rice của Mỹ lên án hành động xâm lăng của quân đội Nga vào một nước dân chủ có Tổng thống Saakashvili được dân bầu, có hiến pháp tôn trọng nhân quyền, tự do tôn giáo được áp dụng… là “bất hợp pháp”. Tổng thống Sarkozy của Pháp tuyên bố nước Nga sẽ phải chịu “những hậu quả nghiêm trọng” nếu chính phủ Nga không tôn trọng hòa ước đã ký với chính phủ Georgia ngày 15 tháng 8, 2008, một tuần sau khi người lính Nga cầm súng vượt biên giới Georgia để “bảo vệ sinh mạng và phẩm giá” người dân Nga đang sống trong vùng tự trị ở Abkhazia và Nam Ossetia.

Cũng dĩ nhiên là chính phủ của Thủ tướng Putin đã có tất cả lý do chính đáng để đem quân đội vượt biên giới vào một nước láng giềng để bảo vệ cư dân Nga đang sống trong vùng tự trị và đang bị chính quyền địa phương đàn áp. Chính đáng như năm 1961 Tổng thống Kennedy đem quân xâm nhập Vịnh Con Heo để lật đổ chính quyền Fidel Castro. Chính đáng như Trung Quốc đã xâm lăng Phật quốc Tây Tạng mùa Thu năm 1951. Chính đáng đến mức ngay cả Mikhail Gorbachev, người hùng đã được toàn thế giới công nhận là đã dùng Perestroika và Glasnost để đóng góp phần lớn nhất vào sự sụp đổ của đế quốc Nga Sô Viết năm 1991, cũng ủng hộ đương kim Tổng thống Nga trong một bài báo tràn đầy tinh thần ái quốc đăng trên tờ International Herald Tribune ngày 20 tháng 8, 2008: “Quyết định ngưng chiến của Tổng thống Dimitri Medvedev là một quyết định chính đáng đến từ một vị lãnh đạo có tinh thần trách nhiệm. Một điều chắc chắn là mọi người sẽ phải thay đổi cách suy nghĩ: thói quen đối thoại với nước Nga một cách trịch thượng, coi thường vị thế và quyền lợi của nước Nga.” (The decision by the Russian president, Dmitri Medvedev, to now cease hostilities was the right move by a responsible leader. The Russian president acted calmly, confidently and firmly. Anyone who expected confusion in Moscow was disappointed. There is much talk now in the United States about rethinking relations with Russia. One thing that should definitely be rethought: the habit of talking to Russia in a condescending way, without regard for its positions and interests.)

Những “thầy bàn” chính trị đã đồng loạt phủi bụi cụm từ “chiến tranh lạnh” để đem ra xào tới xào lui trong ngữ cảnh bi thảm nhất của liên hệ quốc tế: Đây là tái khởi đầu của cuộc chiến tranh dành vùng ảnh hưởng dựa trên một yếu tố bất di bất dịch: “quyền lợi quốc gia” mà chủ thuyết Thực tiễn chính trị (Realism) đã giúp Kissinger thấy được ánh sáng ở cuối đường hầm chiến tranh Việt Nam năm 1973. Vì quyền lợi của Mỹ mà Mỹ đến với Việt Nam, vì quyền lợi của Mỹ mà Mỹ rời bỏ Việt Nam. “Sông có thể cạn, núi có thể mòn”, nhưng nguyên lý đó thì không thể lay chuyển được trong liên hệ quốc tế.

Dựa trên nguyên lý này, người ta cần thấy được một giả thuyết tương tự trong một ngày không xa, sau khi Thế vận hội 2008 bế mạc: Xe tăng quân đội Trung quốc sẽ vượt qua sông Thì Nậm bắn phá tan hoang thành phố Lào Cai như đã xảy ra năm 1979 hoặc dùng hỏa tiển tầm ngắn từ Côn Minh bắn sập Kỳ đài ở Hà Nội với lý do rất chính đáng (như Đặng Tiểu Bình đã “dạy cho Việt Nam một bài học” đầu năm 1979) là để dạy cho Việt Nam biết “bảo vệ sinh mạng và phẩm giá” những dân tộc Mèo gốc Tàu, Dao gốc Tàu, Hmong gốc Tàu, Tày gốc Tàu… ở vùng biên giới Hoa - Việt.

Theo chủ thuyết Thực tiễn chính trị thì “bài học” này sẽ có nhiều khả năng xảy ra, vì trong tiến trình trở thành cường quốc, Trung Quốc phải có giai đoạn xây dựng “vùng ảnh hưởng”. Như Mỹ “có” Canada, Mexico và Nam Mỹ; như Nga “có” các nước Đông Âu. Trung Quốc không thể tập họp được một vùng ảnh hưởng gồm toàn những nước chư hầu như Bắc Hàn hoặc Miến Điện, nhưng Trung Quốc cũng không thể chấp nhận bị bao vây chung quanh bởi quá nhiều nước thân Mỹ (như Nam Hàn, Phi Luật Tân). Vì vậy, trái hỏa tiển làm sập Kỳ đài sẽ là một nhắc nhở cho Bắc Bộ Phủ nhớ câu: “Bán bà con xa mà mua láng giềng gần”. Huống chi “bà con xa” là đế quốc Mỹ trong khi “láng giềng rất gần” là một người khổng lồ với nhiều ân oán lịch sử không thể nào quên. Nhất là “bài học” lần này, nếu xử dụng hỏa tiễn, sẽ không có tốn kém về nhân mạng như năm 1979 và từ phía công đồng quốc tế chỉ có những phản ứng bằng mồm loại Condoleezza, Sarkozy ở cách xa ngàn vạn dặm.

Lý của kẻ mạnh (với 2 triệu rưỡi lính Tàu) thì như vậy, còn lý của kẻ yếu (với 450 ngàn lính Việt) sẽ như thế nào? Trong hoàn cảnh của “kẻ yếu” Việt Nam (yếu hơn Trung quốc về cả ba mặt quân sự, chính trị và kinh tế) thì phải thực hiện một sách lược dài hạn “2 không, 2 làm”:

- Không trực tiếp khiêu khích để tạo cho Trung Quốc có lý do mà gây hấn. Như Georgia đã khiêu khích bằng cách tấn công hai vùng tự trị Abkhazia và Nam Otessia ngay biên giới Nga. Như Iraq đã khiêu khích bằng cách tấn công Kuwait, một trong những ổ dầu hỏa chính của Mỹ. Điều khó khăn hơn cho Việt Nam là chính Trung Quốc sẽ khiêu khích để Việt Nam phải phản ứng. Như Nga đã đem sổ thông hành phát cho cư dân hai vùng tự trị trong nước Georgia một tháng trước khi tấn công. Như Đại sứ Mỹ April Glaspie của Tổng thống G.H. Bush báo cho Saddam Hussein biết “Mỹ sẽ không có ý kiến gì” trong tranh chấp biên giới giữa Iraq và Kuwait. Quần đảo Trường Sa có phải là một khiêu khích của Trung Quốc? Phải hỏi như vậy để đừng phân tích tranh chấp Trường Sa (và mối liên hệ Hoa - Việt) một cách đơn giản và phiến diện như một số Việt Kiều đã nhận định.

- Không gián tiếp khiêu khích như Georgia cố gắng xin gia nhập tổ chức Liên minh Bắc Đại tây dương (NATO), như Ba Lan ký hiệp ước cho phép Mỹ đặt dàn hỏa tiễn nhắm vào Moscow, như Omar Torrijos đem kinh tế Panama “đi đêm” với Nhật Bản. Theo lý của kẻ mạnh, những cố gắng vượt ra khỏi vùng ảnh hưởng sẽ bị coi như một đe dọa cho an ninh của cường quốc trong vùng ảnh hưởng đó. “Vùng ảnh hưởng” là một thực thể phải chấp nhận như “tư thế cường quốc” của Mỹ, Nga, Trung Hoa là một thực thể. Nói như vậy nhưng “cường quốc” khộng có nghĩa là “bất bại”. Mỹ cuốn cờ chạy ra khỏi SàiGòn, Nga Sô vác hỏa tiễn chạy ra khỏi Afghanistan là những thí dụ nhãn tiền.

- Làm lợi cho Trung Quốc và đồng thời cũng làm lợi cho Việt Nam. Như Tổng thống Hugo Chavez rất chống Mỹ nhưng vẫn bán dầu hỏa cho Mỹ dù đã có một thị trường mênh mông ở Trung Quốc. Chavez còn đem dầu hỏa của Venezuela cho dân nghèo ở Boston, New York. Như sự thành lập Ủy ban Liên hợp Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ-Nga, dù Thổ Nhĩ Kỳ chưa bao giờ là đồng minh của Nga. Việt Nam cũng đã thực hiện chính sách nầy qua những phiếu thuận với Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc. Đây là một môn “lăng ba vi bộ” rất khó biểu diễn nhưng Việt Nam đã chứng tỏ khả năng này khi vận động được cả hai đàn anh đang thù nghịch nhau cùng hợp sức yểm trợ cho Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống Mỹ. Giáo sư Mieczyslaw Maneli, nhà ngoại giao chuyên nghiệp đã từng làm trưởng phái đoàn Ba Lan trong Ủy hội Quốc tế Giám sát Đình chiến tại cả hai miền Nam Bắc Việt Nam từ 1954 đến 1964 đã nói về khả năng này trong cuốn hồi ký nổi tiếng War of the Vanquished (“Cuộc Chiến Của Người Bại Trận”) viết sau khi ông đào thoát chế độ Cộng sản qua tỵ nạn ở Mỹ: “Đại tá Hà Văn Lâu là một nhà ngoại giao tuyệt giỏi. Tôi chắc chắn là ông ta sẽ thấy dễ dàng một cách thoải mái khi đàm phán với phái đoàn Mỹ ở Hòa nghị Paris (từ 1968-1973) so với những ván cờ bí hiểm tay ba ông đã chơi với các đồng chí Nga Sô và Trung Hoa."(…Colonel Ha Van Lau was extraordinarily skillfull. I am certain that in Paris he found the negotiations with the American enemy almost relaxing in comparison with the sophisticated three-way chess game he played with his Soviet and Chinese friends.). Đại tá Hà Văn Lâu là sĩ quan liên lạc giữa chính phủ Hà Nội và Ủy hội Quốc tế Giám sát Đình chiến.

- Làm mạnh Việt Nam từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới. Xây dựng nội lực là một điều dĩ nhiên cho bất cứ quốc gia nào. Nhưng điều này có mức độ ưu tiên khác nhau trong những hình thái khác nhau tùy theo hoàn cảnh của mỗi nước. Gia Nã Đại chỉ có 62 ngàn lính (cho một lãnh thổ rộng hơn cả Trung Quốc). Bhutan, để bảo vệ môi sinh, hạn chế số khách du lịch là 17 ngàn người mỗi năm (so với 1 triệu rưỡi khách du lịch đã vào Việt Nam năm 2007). Về phương diên địa lý chính trị, Việt Nam ở bên cạnh áp lực của Trung Quốc, phải đặt mục tiêu “nội lực” ở mức độ ưu tiên cao nhất, dù chỉ để sống còn. Lý tưởng là đạt được mức hùng mạnh “từ trên lãnh đạo xuống dưới toàn dân, từ trong văn hóa đến ngoài kinh tế” như thời kỳ vua Trần Nhân Tông đã nghĩ ra và thực hiện được Hội nghị Diên Hồng trong tinh thần dân chủ đại đoàn kết để tạo lực đánh tan quân Mông Cổ ba lần trong thế kỹ 13.

Trong thời đại toàn cầu hóa, Việt Nam không thể chủ trương cô lập. Sống bên cạnh Trung Quốc, Việt Nam không thể thoát được áp lực thường trực và bất tận của một láng giềng khổng lồ. Nhưng lịch sử đã chứng minh là chúng ta đã lập được nước, chúng ta đã giữ được nước chống lại những cường quốc mạnh nhất thế giới. Trung Quốc tuy lớn nhưng là lớn của một tảng đá vôi. Việt Nam tuy nhỏ nhưng là nhỏ của một viên kim cương.Vì vậy Việt Nam phải luôn luôn là một viên kim cương trước khả năng tấn công của Trung Quốc. Nhất là trong thời điểm nước Nga có thể tấn công nước Georgia một cách ung dung tự tại như vậy. Hy vọng người Việt Nam nào cũng tâm niệm điều này để hình dung được mức độ nghiêm trọng của tình hình.

Nguồn: Giao Điểm Online

Đọc tiếp...

Thứ Tư, 27 tháng 8, 2008

Mạng Sina.com.cn: "Việt Nam bắt đầu chuẩn bị chiến tranh, Trung Quốc còn chờ đợi gì?"

Comments

Đây là tiêu đề của một bài viết được đăng lên diễn đàn Sina vào tối hôm qua (27 tháng 8) tức là lập tức ngay sau khi thứ trưởng bộ ngoại giao Việt Nam đã có một phát biểu cứng rắn hợp lí khẳng định chủ quyền hợp pháp đối với các dự án dầu khí hợp tác với nước ngoài. Mặc dù mạng Sina không phải là trang báo chính thức của chính phủ Trung Quốc, nhưng trang này vẫn phải thông qua kiểm duyệt và chính phủ Trung Quốc gián tiếp gửi thông điệp qua đây, vì thế các bài viết thường là của những người có khả năng và trình độ nhất định, sau đây là toàn bộ nội dung bài viết này do blogger Hoàng Sa Trường Sa dịch từ nguồn gốc trên mạng Sina.com.cn:

Hiện nay sau những thông tin về việc công ty dầu khí Exxon Mobil của Hoa Kỳ và Việt Nam ký hiệp định về thăm dò dầu khí được chuyền ra ngoài, khiến cho bộ ngoại giao Trung Quốc rất quan ngại, người phát ngôn bộ ngoại giao Việt Nam khẳng định "các hiệp định được kí đều nằm trong chủ quyền của Việt Nam ". Về sau thậm chí có trang mạng của Việt Nam còn xuất hiện những luận điệu cứng rắn cái gọi là "không ngại một cuộc chiến tranh".

Những luận điệu cứng rắn của Việt Nam dựa vào những tiềm lực quân sự trọng yếu tại Nam Sa (tức Trường Sa), quân đội Việt Nam đã tăng cường điều chỉnh bố trí lực lượng, ý đồ là tiến thêm một bước khống chế 29 đảo và vùng biển phụ cận Trường Sa mà đã phi pháp chiếm đóng.

Chiếm đoạt và khống chế Trường Sa thành quyết tâm của quân đội Việt Nam

Địa thế của Việt Nam từ bán đảo Trung Nam khu vực Đông bộ trải về hai phía Nam, Bắc hình thành địa hình chật hẹp chữ "S". Sau một thời gian dài đến này, quân đội Việt Nam đã vận dụng chiến lược "Bắc phòng Nam tấn" làm trọng điểm, dồn lực phát triển lục quân, tập trung quân lực phía Bắc Bộ, hải quân và không quân ở đây xây dựng tương đối lạc hậu. Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 9 đề xuất "chiến lược phát triển biển" ý đồ hướng về biển phát triển, trở thành một "cường quốc hải dương (biển)". Vì thế mà chiến lược quân sự của quân đội nhân dân Việt Nam cũng được điều chỉnh thành "lục địa phòng thủ hải quân tiến công" hướng về Nam Hải (tức Biển Đông), đặc biệt là dã tâm chuẩn bị tốt về quân sự nhằm chiếm đoạt và khống chế các đảo ở Trường Sa, Việt Nam đã đầu tư mạnh vào Hải quân và không quân, điều chỉnh các căn cứ theo chiều sâu kiến thiết trận tuyến địa Trường Sa, hình thành hệ thống kiến trúc trận địa Trường Sa 3 đại trụ cột.

Hiện nay tổng binh lực của hải quân Việt Nam ước tính đạt tới 55 000 người, phân thành 4 khu vực bộ tư lệnh hải quân 1, 3, 4, 5 trong đó bộ tư lệnh hải quân vùng 1 đặt tại Hải Phòng, quản lữ đoàn tầu chiến 170, lữ đoàn lục chiến 147. Bộ tư lệnh hải quân vùng 3 đặt tại Đà Nẵng quản lữ đoàn tầu chiến 161, bộ tư lệnh hải quân vùng 4 đặt tại Vũng Tầu quản lữ đoàn tầu chiến 171, đoàn cảnh giới 103, bộ tư lệnh quân khu vùng 5 đặt tại Rạch Giá quản lí lữ đoàn tầu chiến 175 , đoàn lục chiến 126. Tổng cộng các loại tầu chiến khoảng hơn 300 chiếc, các tầu chiến chủ chiến bao gồm các tầu hộ vệ 7 chiếc, tầu quét ngư lôi 5 chiếc, tầu đổ bộ 6 chiếc, các loại tầu phóng ngư lôi và tầu phóng tên lửa hơn 40 chiếc, tầu đổ bộ cỡ nhỏ hơn 30 chiếc, 2 chiếc tầu ngầm Mini.

Tổng binh lực của không quân Việt Nam khoảng 30 000 người. quản lí 4 hàng không sư, 13 đoàn phi hành (5 đoàn chiến đấu cơ, 3 đoàn vận tải cơ, 3 đoàn huấn luyện cơ, 2 đoàn tăng cường lục chiến cơ), có các loại máy bay Su-27, Su-30 và Mic-23, Mic-21 và nhiều loại khác tổng số hơn 480 chiếc, bộ đội phòng không quản lí 17 binh đoàn tên lửa, 7 binh đoàn pháo cao xạ, 6 đoàn Rada, có các thiết bị cảnh giới trên không và Rada khoảng hơn 1000 bộ.

Lợi dụng các đảo chiếm được làm căn cứ tiền tuyến

Nhằm mục đích thay đổi bố trí trận địa trước đây là "Coi trọng phía Bắc, lớn ở phía Nam, gọn nhẹ ở giữa" quân đội Việt Nam đã đầu tư lớn xây dựng các căn cứ quân sự hướng về Biển Đông bao gồm 11 căn cứ hải quân: Vạn Hóa, Cẩm Phả, Hồng Gai, Hà Tiên, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Rạch Giá, Cam Ranh, TP Hồ Chí Minh, Quy Nhơn. 15 căn cứ không quân bao gồm: Nội Bài, Yên Bái, Hòa Lạc, Kiến An, Thọ Xuân, Đà Nẵng, Phú Cát, Phan Rang, Biên Hòa, Tân Sân Nhất, Tuy Hòa, Cam Ranh, Chu Lai... với dã tâm kết hợp vững chắc hải không quân.

Đồng thời quân đội Việt Nam gắp rút tiến hành xây dựng trận tuyến mạng nhện trên các đảo chiếm được, các đảo này đóng vài chục cho đến vài trăm quân, Năm 2004, 2005, hoàn thành việc xây cất sân bay trên hai đảo Nam Yết và Trường Sa lớn, nhờ vậy mà không quân Việt Nam có được chỗ hạ cất cánh tiên tiến tại Trường Sa. Một khối lượng lớn vũ khí và đạn dược được thông qua "hành lang trên không" không ngừng chuyển đến Trường Sa.

Đặc công trên nước quấy rối các tầu thăm dò Trung Quốc

Nhằm tăng cường khả năng tác chiến với "một quốc gia nào đó" Quân đội Việt Nam mấy năm trở lại đây đã đề xuất cái gọi là "thò ba đại cánh tay sắt" tức là kết hợp uy lực lớn của các tầu phóng hỏa tiễn với lực lượng máy bay chiến đấu tầm xa, cùng lực lượng đặc công trên nước tác chiến. Ý đồ nhằm dùng nhỏ khắc chế lớn, dùng ưu thế bất đối xứng tấn công.

Dựa vào việc Việt Nam mua 4 tầu phóng ngư lôi cỡ lớn, có trang bị tên lửa tầm trung từ Nga, và dựa vào Việc năm 2007 Việt Nam - Nga kí hiệp định cho phép Việt Nam sử dụng kĩ thuật của Nga xây dựng nhà máy đóng tầu chiến ở trong nước, chế tạo 10 tầu chiến cao tốc "tia chớp" trang bị tên lửa. Năm 2009 Nga sẽ còn bàn giao cho Việt Nam hai khu trục hạm trị giá 350 triệu đô la, với những trang thiết bị hiện đại nhất hiện nay, có thể tàng hình, tấn công từ xa... đã cho thấy quần đảo Trường Sa bị hải quân Việt Nam đặc biệt coi trọng, và dựa vào những hoàn cảnh phức tạp tại đây để lợi dụng "dùng nhỏ uy hiếp lớn".

Dựa vào việc Việt Nam trang bị các máy bay chiến đấu tầm xa tối tân (13 chiếc Su - 27 và 4 chiếc Su-30), quân đội Việt Nam đang tập chung sức chiến đấu tại khu vực tranh chấp vùng biển Trường Sa, tiêu tốn 3,8 tỉ đô la Mỹ để mua 17 chiếc máy bay chiến đấu tiên tiến toàn bộ được đặt ở căn cứ không quân Phan Rang, hình thành bán kính vượt qua 1500Km, phủ rộng toàn bộ khu vực quần đảo Trường Sa tăng cường năng lực không - hải tác chiến. Theo tìm hiểu trong vài năm nữa Việt Nam sẽ tiếp tục đầu tư mua thêm nhiều máy bay chiến đấu Su - 27, Su - 30 và nhiều loại chiến đấu cơ tối tân nữa.

Những binh chủng đặc biệt tác chiến trên biển đó là "truyền thống" của quân đội Việt Nam. Hiện nay tổng binh lực của lực lượng hải quân lục chiến của Việt Nam ước trừng khoảng 27 000 người quản lí lữ đoàn lục chiến 126, 147 binh đoàn đặc công nước 861 và một số binh chủng đặc biệt khác. "Tổng công ty khác thác hải sản Biển Đông" vốn thuộc công ty 128, 129, (nguyên là thuộc lực lượng vũ trang) cũng có những nhiệm vụ tác chiến đặc biệt.

Để tăng cường thực tế khống chế Trường Sa, Việt Nam đã đưa vào huấn luyện, cả người nhái bí mật, tấn công chiếm đóng tầng cao, đặt bộc phá dưới nước, chi viện Trường Sa khi tác chiến làm trọng điểm. Trong lúc hải quân Việt Nam giám sát các tầu thăm dò của Trung Quốc, trong các hoạt động gây nhiễu có thể nhìn thấy ẩn hiện bộ đội đặc công Việt Nam trên mặt nước.

Do các đảo ở Trường Sa không thể cố định đề phòng các tầu chiến, nhiệm vụ hải quân Việt Nam tuần tra trong vùng biển Trường Sa thông thường bao gồm hàng trăm các tầu cá vũ trang đảm nhiệm.

Nói hoảng khi cho rằng "vì thế vận hội" nên Trung Quốc "chịu nhịn"

Trong lúc tích cực chuẩn bị chiến tranh thì Việt Nam vẫn xử dụng chiêu bài "Hợp tung liêm hoành", ý đồ mượn các thế lực bên ngoài để tiếp tục chiếm đóng các đảo Trường Sa, ở phương diện thứ nhất: về chính trị thì hợp tác liên minh với các nước ASEAN, đề cao lập trường nhất trí của các nước đối với Trung Quốc, đặc biệt là tăng cường hợp tác với Phillipin và Malayxia, một mặt khác Việt Nam lại kêu gọi nước ngoài đầu tư vào hợp tác khai thác dầu khí, ý đồ lôi kéo Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ... và một số nước khác vào Trường Sa, khiến cho vấn đề Trường Sa bị Quốc tế hóa, đồng thời từng bước tăng cường hợp tác giao lưu quân sự với các nước Mỹ, Ấn, Nhật... đề cao vị thế của Việt Nam là một nước lớn trong khu vực.

Như năm 2003, 2004, 2005 chiến hạm của Hoa Kỳ liên tục thăm viếng Việt Nam, tháng 7 năm 2007 hai bên Việt - Ấn ký hiệp định quốc phòng song phương, xác lập từ nay về sau Ấn Độ ưu tiên bán cho Việt Nam các trang bi quân sự trong đó có cả tên lửa đạn đạo "Bulamobs" Ấn Độ còn giúp Việt Nam nâng cấp các máy bay chiến đấu Mic-21 đã quá hạn đồng thời cũng phụ trách huấn luyện các phi công Việt Nam lái chiến đấu cơ Su-30. Tháng 3 năm 2008 2 tầu hộ vệ của Nhật Bản cũng đã viếng thăm thành phố Hồ Chí Minh và cùng hải quân Việt Nam tiếp hành liên hiệp diễn tập.

Lần này Việt Nam đã cùng với công ty dầu khí quốc gia Mỹ Exxon tiếp ký hiệp định hợp tác dầu khí trong vùng biển tranh chấp Trường Sa, khi phán đoán rằng Trung Quốc trong một thời gian dài sau thế vận hội Bắc Kinh sẽ không có hành động cứng rắn nào trong khu vực vùng biển Trường Sa, công nhiên xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc. Việc phán đoán sai lầm này không chỉ bất lợi với cục diện ổn định ở Trường Sa, đồng thời cũng tổn hại đến bản thân của nền an ninh và phát triển của Việt Nam trong thời gian dài sau này.

Đọc tiếp...

Phái đoàn hải quân Việt Nam thăm Hoa Kỳ

Comments

Các đại diện của Hải Quân trong Quân Đội Nhân Dân Việt Nam đã tới thành phố San Diego của Hoa Kỳ hôm 21 tháng 8 và đã được lực lượng trên bộ của Hải Quân Hoa Kỳ tiếp đón trong khuôn khổ một chuyến viếng thăm Hoa Kỳ để tham dự những cuộc trao đổi ý kiến về y tế giữa hải quân Hoa Kỳ và Việt Nam.

Theo số ấn hành hôm thứ Hai của nhật Báo Navy Compass của Hải Quân Hoa Kỳ tại San Diego, Đô Đốc D.C. Curtis, Tư lệnh lực lượng trên bộ của hải quân Hoa Kỳ, đã ngỏ lời chào đón phái đoàn hải quân Việt Nam và tỏ ý vui mừng trước cơ hội được thảo luận về những khả năng y tế hầu có thể gia tăng thêm sự hợp tác liên tục với các đối tác quốc tế.

Trong mục tiêu học hỏi thêm về lãnh vực hỗ trợ và phát triển công cuộc đào tạo tại các cơ sở y tế ở những vùng xa xôi hẻo lánh tại Việt Nam và ngay cho lực lượng hải quân Việt Nam, các bác sĩ và nhân viên y tế của hải quân Việt Nam đã đi tham quan các cơ sở y tế của hải quân Hoa Kỳ trong vùng San Diego, trong đó có các cơ sở y tế trên hai tàu USS Gary và USS Bonhomme Richard.

Đại diện phía Việt Nam là những thành viên ưu tú và được tưởng thưởng nhiều huy chương của ngành y khoa trong Hải Quân Việt Nam, và phái đoàn Việt Nam đã được chào đón trong cuộc thảo luận bàn tròn nhằm giải quyết những thắc mắc của phái đoàn Việt Nam về đường lối hải quân Hoa Kỳ điều hành các chương trình và tiến trình y tế của mình.

Tin cho biết hải quân Việt Nam và Hoa Kỳ đã tích cực tham gia vào các cuộc đối thoại và phát triển quan hệ. Trong năm 2007, tàu USS Peleliu của Hoa Kỳ đã tới thăm Việt Nam trong một phần của chương trình thao dượt, trong đó nhân viên y tế và kỹ thuật trên tầu thực hiện những buổi huấn luyện và trợ giúp tại cảng Đà Nẵng.

Tàu USNS Mercy cũng viếng thăm Việt Nam năm 2007 trong một phần của chương trình Y Tế Dân Vụ, trong đó nhân viên y tế trên tàu đã chữa bệnh và răng miễn phí cho khoảng 11 ngàn người.

Nguồn: VOA Việt ngữ

Đọc tiếp...

Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Dũng: "Vùng khai thác dầu thuộc chủ quyền Việt Nam"

Comments

Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Dũng Trao đổi với báo giới chiều 26/8 tại Hà Nội.

Việc đàm phán phân định biên giới trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc thời gian qua như thế nào thưa ông?

- Sau mấy chục năm đàm phán, hai nước đã giải quyết được biên giới trong Vịnh Bắc bộ. Đây là thành tựu quan trọng vì kể từ khi có đường biên giới trên Vịnh Bắc bộ, tình hình đã đi vào ổn định.

Hiện Việt Nam đang đàm phán với Trung Quốc khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc bộ, tức đoạn từ Quảng Bình, Quảng Trị đến Huế, Đà Nẵng. Hai bên đang đàm phán, từng bước thu hẹp khác biệt. Đây là cách hai bên nên kiên trì thực hiện.

Việt Nam cũng thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc trong những lĩnh vực có thể hợp tác được, ít nhất trong lĩnh vực ít nhạy cảm như bão lũ, nước biển dâng, biến đổi khí hậu, tai nạn trên biển, cứu hộ, cứu nạn...Việt Nam sẵn sàng thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc trong các lĩnh vực đó.

Thưa Thứ trưởng, ông có thể cho biết thêm về các dự án khai thác dầu trên thềm lục địa Việt Nam mà Trung Quốc không tán thành như dự án khai thác dầu của BP và Exxon Mobil?

- Tất cả các dự án Việt Nam đang tiến hành đều nằm trong vùng thềm lục địa tối thiểu 200 hải lý của Việt Nam. Điều này tuân theo quy định quan trọng trong Công ước Luật Biển năm 1982. Công ước này quy định bất kỳ quốc gia ven biển nào đều có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý, tức khoảng hơn 300 km.

Điều quan trọng, tất cả tài nguyên nằm trong thềm lục địa đó thuộc quyền chủ quyền của quốc gia đó. Công ước Luật Biển năm 1982 cũng quy định những nơi có vùng chồng lấn thì các bên liên quan tìm kiếm giải pháp công bằng.

Việt Nam đã ký Hiệp định phân định thềm lục địa với Indonesia, Hiệp định phân định biển với Thái Lan, Hiệp định về vùng nước lịch sử với Campuchia và hiện đang đàm phán tiếp với các nước khác.

Bằng việc tích cực đàm phán và kiên trì giải quyết, chúng tôi cho rằng vùng biển đang từng bước được giải quyết, phân định giống như tinh thần phân giới cắm mốc trên bộ.

Những dự án khai thác hiện nay trên thềm lục địa Việt Nam thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam. Quyền của chúng ta thì chúng ta làm. Chúng tôi đã nói rõ quan điểm với Trung Quốc như vậy.

Vậy thái độ, phản ứng của phía Trung Quốc ra sao?

- Trung Quốc cho rằng đó là vùng biển tranh chấp nhưng Việt Nam không chấp nhận. Chúng ta đang sống trong một thế giới hiện đại, được điều tiết bởi những bộ luật hoàn chỉnh, trong đó có Công ước Luật biển năm 1982. Tất cả mọi nước phải có trách nhiệm thực hiện nội dung Công ước đó.

Nguồn: Viet Nam Net

Đọc tiếp...

Thứ Hai, 25 tháng 8, 2008

Kỉ niệm một năm thành lập Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa

Comments

Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa và Diễn đàn hoangsa.org là nơi lưu trữ, trao đổi, thảo luận các tài liệu có tính khách quan và khao học vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa. Đây cũng là nơi tuyên truyền, cổ vũ cho sự hòa hợp, hòa giải dân tộc thông qua vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa.

Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa và Diễn đàn hoangsa.org đồng thời là nơi phổ biến các thông tin về Hoàng Sa - Trường Sa ra thế giới thông qua việc xây dựng các website về vấn đề này ở các thứ tiếng, chỉnh sửa thông tin trên Wikipedia, trao đổi với các forum nước ngoài.

Điểm lại các mốc thời gian:

Ngày 25/08/2007,blog Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa ra đời.

Ngày 28/08/2007, Chính thức phát động phong trào ký tên vì Hoàng Sa thân yêu. Tính đến nay đã thu được gần 25.000 chữ ký.

Ngày 24/11/2007, Diễn đàn Hoàng Sa ra đời tại địa chỉ hoangsa.org/diendan Hiện tại diễn đàn đã có hơn 2.300 thành viên và hơn 15.000 bài viết.

Ngày 06/12/2007, Trung Tâm Dữ Liệu Hoàng Sa được giới thiệu trên vnexpress.net cùng lúc với sự kiện Tam Sa đang nổ ra. Diễn biến này khiến hoangsa.org trở thành một trong những website có tốc độ phát triển chóng mặt

Sau sự kiện này hoangsa.org càng phát triển hơn cả về chất lẫn về lượng, các thành viên hoangsa.org bắt đầu chú ý đến công tác dịch thuật, tuyên truyền tài liệu tiếng Anh về vấn đề Hoàng Sa – Trường Sa, cũng như liên hệ, trao đổi với các học giả nghiên cứu vấn đề này như Tiến sĩ Nguyễn Nhã, Tiến sĩ Từ Đặng Minh Thu, Thạc sĩ Quốc Khanh…

Ngày 01/04 và 27/06/2008, hai website tiếng Anh paracelspratly.comparacels.info trực thuộc hoangsa.org đã ra đời nhằm mục đích tuyên truyền các tài liệu tiếng nước ngoài về vấn đề Hoàng Sa – Trường Sa, một lần nữa khẳng định chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam với toàn thế giới. Song song đó là các hoạt động như chỉnh sửa Wikipedia, trao đổi trên các forum tiếng nước ngoài về vấn đề này…

Nhân kỉ niệm một năm thành lập, Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa xin gửi lời cảm ơn chân thành tới những người bạn, những thành viên của Diễn đàn, những người đã luôn luôn ủng hộ cho Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa và Diễn đàn HoangSa.Org...Chúng ta hãy cùng nhau bước tiếp con đường dài phía trước, các bạn nhé...

Chúng tôi xin gửi tặng tới các bạn phóng sự Nhớ đảo của Đài Truyền hình Việt Nam tại Đà Nẵng như một lời tri ân...

Link Rapidshare

Link Mediafire

Đọc tiếp...

Thứ Bảy, 23 tháng 8, 2008

Hủy bỏ cuộc gặp mặt ngày 24.08.2008

Comments

Gửi các bạn đã đăng ký tham gia họp mặt, cũng như các bạn đã, đang và sẽ luôn ủng hộ Diễn đàn HoangSa.Org

Ban Quản trị rất cảm ơn sự ủng hộ nhiệt tình của các bạn.

Tuy nhiên do một số điều kiện về tổ chức, chúng tôi chưa đáp ứng được để đảm bảo thành công của cuộc gặp nên chưa thể thực hiện chương trình offline như dự kiến, vì thế chương trình offline ngày 24.08.2008 chính thức bị hủy bỏ.

Mong các bạn thông cảm. Chúng tôi vô cùng xin lỗi!

Chúng tôi khuyến khích các bạn treo avatar và blast, status để kỉ niệm ngày thành lập của Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa thay vào việc tham gia buổi họp mặt (tải tại đây )

Mọi thắc mắc về buổi họp mặt chúng tôi xin phép từ chối trả lời trong thời gian này.

Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ của tất cả mọi người.

Ban Quản trị Diễn đàn HoangSa.Org

Đọc tiếp...

Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2008

Đại sứ Michael Michalak: "Mỹ ủng hộ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam"

Comments

"Việt Nam đã có những tiến bộ về tự do tôn giáo. Điều này thể hiện ở việc ngày càng có nhiều nhà thờ được đăng ký, người dân được tự do tín ngưỡng. Mặc dù có những khác biệt nhưng cuộc đối thoại nhân quyền, tự do, tín ngưỡng tôn giáo hàng năm là cơ hội để Mỹ và Việt Nam có thể lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhau". (Đại sứ Michael Michalak)

Đại sứ Mỹ tại Hà Nội Michael Michalak nhấn mạnh lại tuyên bố của Tổng thống G. Bush nói "Mỹ ủng hộ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam".

Tròn một năm đảm nhiệm công tác tại Việt Nam, Đại sứ Mỹ Michael Michalak đã kịp xác lập "dấu ấn" khác biệt so với tất cả những người tiền nhiệm: Học tiếng Việt và nói được tiếng Việt khá "nét".

Mở đầu cuộc họp báo chiều 20/8 nhân một năm nhiệm kỳ công tác bằng một số câu nói bằng tiếng Việt, Đại sứ Michalak lý giải học tiếng Việt là một cách để ông thực hiện mục tiêu tạo dựng lòng tin của Đảng, Chính phủ, nhân dân Việt Nam đối với nước Mỹ.

Việc tạo dựng lòng tin đi vào chiều sâu này được ông nhấn mạnh như mục tiêu hàng đầu bao trùm trong nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam.

Đại sứ Mỹ muốn học tiếng Việt để tạo dựng lòng tin của Việt Nam đối với nước Mỹ. Ảnh : XL

"Thành tựu quan trọng với tôi là tôi đã học được ít tiếng Việt vì tiếng Việt rất khó.", Đại sứ Mỹ hóm hỉnh nói.

Lễ kỷ niệm giấy

Chuẩn bị một bài phát biểu dài, Đại sứ Mỹ coi đây là "Lễ kỷ niệm giấy" của ông.

Người ta cho rằng giấy là biểu tượng cho sự vững chắc và bền chặt nhờ những liên kết chặt chẽ của từng sợi riêng rẽ. Các dịp kỷ niệm kế tiếp có biểu tượng là những vật chất chắc chắn hơn như gỗ, vàng và thậm chí là kim cương.

"Như vậy đây là lễ kỷ niệm giấy của tôi. Tính biểu tượng của sự đan xen rất nhiều sợi riêng rẽ rất đúng với tôi ở Việt Nam. Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam là một mối quan hệ phức hợp, gồm rất nhiều sự liên kết, các vấn đề, lợi ích, thách thức và các mục đích chung".

Đại sứ Michalak nhấn mạnh lại lời của Tổng thống George Bush trong Tuyên bố chung, nhân chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: "Chính phủ Mỹ ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ, an ninh và chủ quyền của Việt Nam".

"Nếu ai còn nghi ngờ chủ trương, chính sách của Mỹ, hãy chú ý lời phát biểu của Tổng thống Bush trong Tuyên bố chung đó", Đại sứ nói.

Xác lập "tiêu chuẩn vàng" về quan hệ kinh tế

Mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ kinh tế, thương mại Mỹ - Việt là ưu tiên của nhà ngoại giao này. Ông muốn thúc đẩy việc hai nước thảo luận và ký kết Hiệp định đầu tư song phương.

Theo lý giải của Đại sứ Michalak, Hiệp định này như một "tiêu chuẩn vàng" cho quan hệ kinh tế giữa hai nước phát triển tốt nhất, tạo thêm sự tự tin cho các doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào Việt Nam nhiều hơn.

Liên quan đến Quy chế GSP (Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập), Đại sứ Michalak cho biết Chính phủ Việt Nam đã nộp đơn xin hưởng Quy chế này cách đây gần 2 tháng và thời hạn nhận xét đơn của Việt Nam vừa kết thúc. Có nhiều ý kiến ủng hộ Việt Nam nhưng cũng có nhiều quan ngại về sở hữu trí tuệ cũng như quyền lợi của lao động.

Nhận xét việc khắc phục tình trạng lạm phát của Việt Nam thời gian qua, Đại sứ Michalak cho rằng Chính phủ đã có những nỗ lực ứng phó rất tốt. Điều đó thể hiện không chỉ ở những thảo luận, quyết sách trong nội bộ mà Chính phủ đã rất tích cực tham vấn các chuyên gia kinh tế thế giới. Những nỗ lực này nên được duy trì trong 2 - 3 quý nữa.

"Chính phủ Việt Nam đang làm những việc làm đúng nhưng cần duy trì trong thời gian dài để đảm bảo thành công", Đại sứ Michalak nhấn mạnh.

Nguồn: Viet Nam Net

Đọc tiếp...

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: "Đông Nam Á có ý nghĩa chiến lược với Việt Nam"

Comments

"ASEAN đã và sẽ tiếp tục là nhân tố quan trọng hàng đầu đối với việc duy trì môi trường hòa bình, an ninh và hợp tác vì sự phát triển ở Đông Nam Á", Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phát biểu nhân kỷ niệm 41 năm ngày thành lập ASEAN ( 8/8/1967 - 8/8/2008).

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra thông điệp của Việt Nam nhân kỷ niệm 40 năm ASEAN. Ảnh: VNN

Thủ tướng nêu rõ, ASEAN đã trở thành một tổ chức hợp tác khu vực toàn diện bao gồm cả 10 quốc gia Đông Nam Á với những thay đổi cơ bản, một thực thể chính trị - kinh tế gắn kết và năng động, có vai trò quan trọng ở khu vực.

ASEAN hiện đang chuyển mình sang giai đoạn phát triển mới, hướng tới mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 và dựa trên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN.

Một nhiệm vụ quan trọng trước mắt là phải khẩn trương đưa Hiến chương ASEAN vào cuộc sống. Hiến chương sẽ đem lại sự đổi mới về tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động của Hiệp hội, giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác ASEAN.

Việt Nam là một bộ phận hữu cơ của ASEAN và là một thành viên có trách nhiệm của gia đình ASEAN. Khu vực Đông Nam Á và ASEAN có ý nghĩa chiến lược đối với Việt Nam vì nó liên quan trực tiếp đến môi trường an ninh và phát triển của đất nước.

Một ASEAN liên kết chặt chẽ, đoàn kết và thống nhất, có vai trò và vị thế quốc tế quan trọng là hoàn toàn phù hợp với lợi ích cơ bản và lâu dài của Việt Nam. Do vậy, Việt Nam luôn xác định, ASEAN xét cả về hợp tác đa phương và quan hệ song phương, là một bộ phận quan trọng trong trong chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa và láng giềng hữu nghị của Việt Nam.

Kể từ khi gia nhập ASEAN tháng 7/1995, Việt Nam đã tham gia tích cực, chủ động và có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển lớn mạnh của Hiệp hội, mà gần đây nhất là việc sớm phê chuẩn Hiến chương ASEAN.

Bước sang giai đoạn mới, Việt Nam cần tiếp tục tham gia tích cực, chủ động và có trách nhiệm, góp phần cùng các nước thành viên xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN. Các bộ, ngành của Việt Nam cần tăng cường phối hợp hành động, củng cố tổ chức bộ máy và đầu tư thích đáng về nguồn lực, tích cực nghiên cứu và đề xuất sáng kiến khả thi, nâng cao hiệu quả hợp tác.

Thủ tướng cũng khẳng định: "Chính phủ và nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục góp phần thiết thực và quan trọng vào sự phát triển của Hiệp hội, vì lợi ích to lớn của các thế hệ người dân ASEAN hiện nay cũng như trong tương lai".

Nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập ASEAN, thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam, Thủ tướng gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến Chính phủ và nhân dân các nước thành viên trong đại gia đình ASEAN.

Nguồn: Viet Nam Net

Đọc tiếp...

Chiến hạm Australia thăm Việt Nam

Comments

Tàu hải quân Australia mang tên HMAS Anzac sẽ thăm TP.HCM từ ngày 25 đến 29/8 tới trong khuốn khổ chuyến đi khu vực Đông Nam Á, nhằm tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Australia.

Chiến hạm HMAS ANZAC

Chiến hạm HMAS Anzac của hải quân Australia. Ảnh: Navy.

Thủy thủ đoàn gồm 184 người của tàu HMAS Anzac sẽ có các cuộc gặp với những sỹ quan cấp cao và thủy thủ của hải quân Việt Nam. Thủy thủ đoàn cũng sẽ tham gia một số hoạt động thể thao với học viên Trường trung cấp kỹ thuật hải quân và chơi bóng đá tại Đại học công nghệ hoàng gia Melbourne RMIT.

Trong thời gian lưu lại TP HCM, thủy thủ đoàn dự kiến thực hiện các hoạt động từ thiện và khám phá đất nước Việt Nam. Đại tá Stuart Dodds, tùy viên quốc phòng Australia tại Việt Nam đánh giá: "Đây là một cơ hội tuyệt vời để xây dựng mối quan hệ hợp tác quốc phòng Việt Nam - Australia vốn được vun đắp từ năm 1999".

Ông Stuart Dodds cho biết thêm rằng, kể từ năm 1999 đến nay quân đội Australia đã giúp đào tạo hơn 1.000 sỹ quan Việt Nam. Hai nước cũng hợp tác giải quyết các trường hợp quân nhân Australia mất tích trong chiến tranh. Bên cạnh đó quân đội hai nước còn hợp tác nghiên cứu phòng chống sốt rét và sốt xuất huyết.

Đây là lần thứ hai tàu HMAS Anzac thăm TP HCM sau lần đầu vào tháng 5/2000, nhân lễ khánh thành cầu Mỹ Thuận, một biểu tượng cho tình hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Australia. Kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ quân sự năm 1999, có tổng cộng 14 tàu chiến Australia đã đến thăm thiện chí Việt Nam.

Trong chuyến hải trình kéo dài 5 tháng lần này, ngoài Việt Nam tàu HMAS Anzac còn tới thăm thiện chí các nước khác ở khu vực Đông Nam Á là Thái Lan, Campuchia, Malaysia và Singapore.

HMAS Anzac là một chiến hạm hiện đại, có khả năng tác chiến cao dựa trên thiết kế cho các tàu lớp Meko 200 của Đức. Tàu lắp hệ thống rađa thám không tiên tiến, hệ thống sona gắn vào thân tàu và hệ thống hỗ trợ điện tử có thể tương tác trực tiếp với hệ thống vũ khí tiên tiến.

Trang bị vũ khí chính trên tàu gồm pháo hạm 125 ly, hệ thống tên lửa hạm đối không Sea Sparrow cải tiến, tên lửa hạm đối hạm Harpoon và thuỷ lôi. Trên tàu còn có một trực thăng đa năng Sikorsky Seahawk (S-70B-2) để tăng khả năng chống tàu ngầm và tác chiến trên mặt nước.

Nguồn: VnExpress

Đọc tiếp...

Thứ Sáu, 15 tháng 8, 2008

Họp mặt kỷ niệm 1 năm thành lập HoàngSa.Org tại Tp.HCM và Hà Nội

Comments

Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa, sau một năm đi vào hoạt động, đã góp phần rất lớn trong việc đưa vấn đề chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tới đông đảo nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế một cách khách quan và chính xác, đồng thời đang được xây dựng thành một diễn đàn Học thuật lành mạnh, có uy tín, nơi tuyên truyền cổ vũ cho sự hòa hợp, hòa giải dân tộc thông qua vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa…

Để kỉ niệm 1 năm ngày thành lập, Ban Quản trị diễn đàn quyết định tổ chức cuộc offline tại hai miền Bắc - Nam để tổng kết hoạt động của Trung tâm, đồng thời để thành viên có dịp giao lưu, gặp gỡ, tăng thêm sự hiểu biết, gắn bó lẫn nhau…

Thân mời tất cả các thành viên hoangsa.org cũng như các bạn trẻ có quan tâm đến vấn đề chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa đăng ký tham dự.

Xin vui lòng gửi thông tin đăng ký về địa chỉ thư điện tử info@hoangsa.org (miền Nam) hoặc tobiendong@hoangsa.org (miền Bắc) và nêu rõ các thông tin sau:

Họ và tên:

Tuổi:

Nghề nghiệp (hoặc ngành học):

Nơi ở:

Số điện thoại liên lạc:

Địa chỉ email, nick Y!M, nick trên Diễn đàn (nếu có), địa chỉ blog (nếu có).

Đăng kí gặp mặt tại: (Hà Nội hoặc TP. Hồ Chí Minh)

Những thông tin cá nhân trên chỉ sử dụng với mục đích để liên lạc, xác nhận thành viên, tiện xưng hô… phục vụ cho công tác tổ chức. Chúng tôi cam kết về việc bảo mật thông tin cá nhân đã đăng kí.

Thông tin chi tiết về địa điểm và thời gian sẽ được thông báo qua các thông tin liên lạc các bạn đã đăng kí. Chúng tôi sẽ không chịu trách nhiệm nếu thông tin cung cấp không chính xác, ảnh hưởng tới việc tham dự buổi gặp mặt của người đăng kí.

Hạn chót nhận đăng ký là 22/08/2008.

Chi phí tham dự: 30.000VNĐ (Hà Nội) và 25.000 (Tp.HCM) do Ban tổ chức thu trực tiếp (có mặc áo đồng phục và đeo thẻ).

Do vấn đề kinh phí và chất lượng học thuật của buổi họp mặt nên số lượng người tham dự có hạn, do đó chúng tôi không đảm bảo tất cả mọi người đăng ký đều được gửi thư mời tham dự, mong các bạn thông cảm. Những người không đăng ký trước hoặc không được ban tổ chức xác nhận chính thức sẽ không được tham gia buổi họp mặt.

THÔNG TIN SƠ NÉT VỀ CHƯƠNG TRÌNH HỌP MẶT

Sáng Chủ Nhật ngày 24/08/2008 sẽ diễn ra buổi họp mặt kỷ niệm một năm thành lập trang mạng Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa (hoangsa.org) tại Tp.HCM. Chương trình gặp mặt tại miền Bắc cũng sẽ diễn ra từ 8h00 sáng Chủ nhật ngày 24/08/2008 tại Hà Nội.

Chương trình gồm có các nội dung chính: giới thiệu thành viên, giới thiệu về Ban Quản trị, giới thiệu về các chương trình đã và đang tiến hành của Diễn đàn, Tổ Biển Đông, bàn bạc về đường lối phát triển diễn đàn…

Đối tượng tham gia bao gồm các thành viên Diễn đàn Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa, các bạn quan tâm và ủng hộ diễn đàn, khách mời của Ban Quản trị...

Chúng tôi sẽ có một vài phần quà kỉ niệm tới các thành viên tham dự buổi gặp mặt.

Thông báo và thư mời sẽ được gửi qua email, Y!M, hoặc số điện thoại của các bạn trước đây đã đăng kí, mong các bạn sớm phản hồi về cho Ban tổ chức.

Đọc tiếp...

Thứ Năm, 14 tháng 8, 2008

"Mọi vấn đề trên Biển Đông phải được giải quyết theo thực tiễn và luật pháp quốc tế!"

Comments

Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 14/8 tại Hà Nội, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng khẳng định mọi vấn đề trên Biển Đông phải được giải quyết theo thực tiễn và luật pháp quốc tế.

Trả lời câu hỏi về phản ứng của Bộ Ngoại giao trước việc Phó Thủ tướng Malaysia mới đây đến thăm đảo Hoa Lau thuộc quần đảo Trường Sa, ông Lê Dũng cho biết lập trường của Việt Nam về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa rất rõ ràng.

"Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa", ông Lê Dũng nhấn mạnh.

Theo người phát ngôn, Việt Nam và Malaysia là hai nước láng giềng, có quan hệ phát triển tốt đẹp và đều là thành viên của ASEAN.

Hai nước đều thống nhất sẽ giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quan hệ song phương thông qua đàm phán, thương lượng, trên cơ sở tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của nhau trên cơ sở bình đẳng, phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế, đặc biệt Công ước của Liên hợp quốc về luật biển 1982 và tinh thần của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông năm 2002 (DOC).

Nguồn: Bộ Ngoại giao Việt NamViệt Nam Net

Đọc tiếp...

Thứ Tư, 13 tháng 8, 2008

Trung Quốc lại muốn "dạy Việt Nam một bài học"

Comments

Hôm 7 tháng 8, 2008 trên đường đến Bắc Kinh dự Thế Vận Hội mùa hè thứ XXIX (khai mạc ngày 8 tháng 8), tổng thống George W. Bush dừng chân tại Bangkok. Đến Bangkok, chủ ý của tổng thống Bush – theo lời ông – là để thăm viếng Thái Lan, một quốc gia đồng minh quan trọng nhất sau khối NATO, vừa là quốc gia đứng đầu các nước dân chủ trong khối ASEAN (1) để phác hoạ chính sách Hoa Kỳ tại Á Châu trước khi ông mãn nhiệm. Trong một bài diễn văn dài hơn 30 phút tổng thống Bush chỉ nhắc đến Việt Nam hai lần, nhưng dường như Trung Quốc và Việt Nam là hai quốc gia tổng thống Bush muốn nói đến nhiều nhất trong bài diễn văn của ông.

Việt Nam được nói đến như một thành viên của Hiệp hội ASEAN. Và nếu lồng trong tinh thần văn bản của Thông cáo chung Việt-Mỹ ngày 24/6/2008 nhân cuộc thăm viếng Hoa Kỳ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng qua đó Hoa Kỳ cam kết tôn trọng và bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ Việt Nam (2), người ta có thể hiểu tổng thống Bush muốn nhấn mạnh đến quan hệ của Việt Nam và Hoa Kỳ trong bối cảnh các biến chuyển gần đây.

Tổng thống Bush nói: “Hoa Kỳ đã cải tiến quan hệ với tất cả các quốc gia có sức mạnh tại Á Châu. Và ai cũng phải ngạc nhiên về thành quả này. Những điều kiện thực tế đã làm cho sự xích lại gần nhau đó có thể xẩy ra. Trong thời đại toàn cầu hoá, khi đối diện với một mối đe doạ chung, tự do và dân chủ đến cho một nước là cái lợi chung cho các nước dân chủ khác nữa chứ không phải là nơi này có lợi thì nơi kia phải bị thiệt thòi. Tương lai của các quốc gia nằm trong sự thay đổi cùng có lợi đó. Tất cả các nước trong vùng đều có trách nhiệm bảo đảm rằng Á Châu sẽ phát triển trong tự do thịnh vượng và hy vọng”. (3)

Về Trung Quốc mối bận tâm nhất của tổng thống Bush không phải vì chính quyền Bắc Kinh vi phạm nhân quyền và các quyền căn bản khác của con người (mặc dù ông Bush nói nhiều đến vấn đề này) mà bận tâm vì mục tiêu chiến lược của Trung Quốc là tranh giành với và áp đảo ảnh hưởng của Hoa Kỳ trên thế giới trong thế kỷ này.

Tổng thống Bush nói: “Tại Á Châu và trên toàn thế giới mọi người tự hỏi hướng tương lai của Trung Quốc là gì.”. Và ông xác định: “Mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là một mối quan hệ phức tạp và tôi đã tìm cách gỡ rối mối quan hệ này dựa trên 4 nguyên tắc: củng cố liên minh, tìm bạn mới, thắt chặt quan hệ kinh tế, và sau cùng hợp tác bảo vệ quyền lợi chung. Bốn nguyên tắc này giúp Hoa Kỳ và đồng minh tại Á châu tạo nên một chính sách căn bản để đối đáp với Trung Quốc. Hòa bình và thịnh vượng tại Á Châu đòi hỏi sự hợp tác của Trung Quốc và Hoa Kỳ. Và điều quan trọng là mọi động thái của Hoa Kỳ tại Á châu Thái bình dương đều có chủ đích và bền chặt”. (4)

Sau cùng tổng thống Bush xác định chính sách “chiến tranh và hòa bình” với Trung Quốc qua vấn đề Đài Loan. Tổng thống Bush xác định rằng Hoa Kỳ ủng hộ chính sách một nước Trung Hoa, nhưng Hoa Kỳ sẽ không để cho Trung Quốc dùng vũ lực để tước đoạt quyền của người Đài Loan có một lối sống riêng của họ.(5)

Trong hai năm qua có những biến chuyển căng thẳng trong mối quan hệ tay ba giữa Hoa Kỳ, Trung Quốc và Việt Nam. Nhưng tổng thống Bush không làm nổi bật sự căng thẳng này vì chưa cần thiết (và các cơ sở truyền thông Tây phương nhạy cảm chính trị cũng vậy), nhưng các sự việc diễn ra trong vùng Á Châu Thái Bình Dương đã không che dấu được sự căng thẳng này.

Trên bàn cờ Đông Nam Á các sự việc dồn dập xẩy ra:

1. Đại hội 10 của đảng Cộng sản Việt Nam giữa năm 2006.(6)

2. Tháng 12/2007 Trung Quốc công bố ý định thành lập thành phố Tam Sa cấp huyện sáp nhập vào tỉnh Hải Nam bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

3. Ngày 1/6/08 tại hội nghị thượng đỉnh về an ninh Á châu ở Singapore bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates tuyên bố Hoa Kỳ không quên cam kết của mình đối với an ninh và ổn định tại Á Châu.

4. Cuộc thăm viếng tháng 6/08 của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh tại Bắc Kinh và sự thiết lập đường dây điện thoại nóng giữa hai thủ đô.

5. Chuyến công du Hoa Kỳ 23-26/6/08 của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

6. Trung Quốc âm thầm (trong những tháng đầu năm 2008) áp lực công ty ExxonMobil chấm dứt các dự tính dò tìm và khai thác dầu khí với Việt Nam.

7. Phản ứng mạnh mẽ của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ rằng việc làm ăn của ExxonMobil với Việt Nam là chính đáng và theo đúng luật lệ quốc tế.

8. Việt Nam chính thức yêu cầu công ty ExxonMobil tiếp tục các dự tính giao kèo với Việt Nam bất chấp lời cảnh cáo của Trung Quốc .

Các sự việc này báo hiệu khá rõ ràng có sự chuyển hướng trong chính sách ngoại giao của Việt Nam từ nhiều năm nay, ít nhất kể từ đại hội 10 của đảng Cộng sản Việt Nam, và sự quan tâm của Hoa Kỳ (hay ít nhất là của bộ trưởng quốc phòng Robert Gates) đối với vùng Á châu Thái Bình Dương.

Trung Quốc đòi chủ quyền trọn Biển Đông

Những dấu hiệu khác như cuối tháng 7/2008 Bộ chính trị đảng Cộng sản Việt Nam cách chức đột ngột 5 tướng lãnh (và cho về vườn 4 trong 5 tướng) lãnh đạo quân khu thủ đô, tiếp theo đó là việc thay đổi nhân sự lãnh đạo tại một số Bộ và Tỉnh, Thị, được giải thích là chuẩn bị nhân sự cho đại hội 11 của đảng Cộng sản Viêt Nam, cho thấy đã có một cuộc chỉnh lý quan trọng trong khối lãnh đạo trước nhu cầu an ninh của đất nước.

Trong bối cảnh đó, các quan sát viên ghi nhận phản ứng của Trung Quốc qua một bài báo trên tờ Văn Hối Báo phát hành tại Hồng Kông và nội dung một số blog và trang Web tại Trung Quốc của những nhóm nghiên cứu hay thương mãi nói là không thuộc chính quyền.

Tờ Văn Hối Báo bằng tiếng Hoa ở Hồng Kông (7) phát hành ngày 1/8/08 viết rằng việc Việt Nam “thực hiện ước mơ khai thác dầu ở Nam Hải nhờ sự giúp đỡ một công ty Mỹ” là một trò chơi “tiểu xảo” và Trung Quốc cần “giảng cho Việt Nam một bài về thế nào là đồng thuận” (8), ám chỉ Việt Nam đã không giữ lời cam kết với Trung Quốc năm 1999 và qua văn bản (như một thành viên của khối ASEAN) đồng ý giải quyết các bất đồng về lãnh thổ trong Biển Đông với Trung Quốc bằng đường lối hòa bình qua thương lượng song phương theo tinh thần của “Thỏa ước về cung cách hành xử và giải quyết các tranh chấp trên biển Đông” (Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea – DOC) ký năm 2002.

Để yểm trợ cho lời đe doạ này, mạng Sina đưa ra một kế hoạch hành quân chi tiết thanh toán Việt Nam trong vòng 31 ngày (9). Mặc dù những người chủ trương mạng Sina nói là không thuộc chính phủ, nhưng nội dung cho thấy những người viết là những chuyên viên quân sự nắm vững chiến lược và chiến thuật quân sự và sự áp dụng các phương tiện kỹ thuật mới như sự phối hợp hải, lục, không quân trong những trận đánh hiện đại như cuộc oanh kích của không quân Hoa Kỳ vào Bắc Việt vào những năm 1966-1972 và cuộc không tập của Hoa Kỳ trong hai cuộc chiến Iraq 1991 và 2003.

Người viết mạng Sina đã đưa ra những nghiên cứu về thực địa Việt Nam và chủ trương ba mũi tiến công bao vây thủ đô Hà Nội, hai mũi từ Vân Nam và Quảng Tây tiến xuống, một mũi bằng quân đổ bộ chiếm đồng bằng Thanh Hoá đánh ngược lên phía Bắc. Rút kinh nghiệm không kích của Hoa Kỳ mạng Sina chủ trương bộ binh Trung Quốc phải tiến chiếm Việt Nam trong một thời gian ngắn để dùng bộ binh trên diện địa hướng dẫn các cuộc oanh kích tiêu diệt của không quân, đồng thời không cho Hoa Kỳ kịp thời can thiệp.

Xét tương quan quân sự giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ như hiện nay không ai nghĩ Trung Quốc dám tấn công Việt Nam một cách quy mô như vậy. Cho nên bài báo của Văn Hối Báo và các thông tin trên mạng Sina chỉ có thể là một dấu hiệu Trung Quốc muốn đe doạ Việt Nam. Trung Quốc cảnh cáo Việt Nam về sự thay đổi lập trường gần đây và nhắm mục đích yểm trợ thành phần còn lưng chừng trong nhóm lãnh đạo cấp cao tại Hà Nội.

Nhưng câu hỏi vẫn là: Trung Quốc có đánh Việt Nam không nếu Việt Nam cương quyết liên minh với Hoa Kỳ để bảo vệ kho dầu trong biển Đông?

Thực tế là Trung Quốc có thể đè bẹp Việt Nam, nhưng Trung Quốc chỉ có thể thắng ván cờ lớn nếu Hoa Kỳ không can thiệp. Trung Quốc có thể nghĩ Hoa Kỳ sẽ không can thiệp vì đang bận tay với hai cuộc chiến Iraq và Afghanistan, quân lực đang bị trải mỏng, hoặc không kịp can thiệp nếu Trung Quốc tấn công chớp nhoáng như kế hoạch hành quân mạng Sina trình bày ở trên.

Trung Quốc có dám đùa với lửa không? Tại Hoa Kỳ có một khuynh hướng lượng định rằng nếu trước sau Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng sẽ đụng độ nhau trên chiến trường (trong thế kỷ này), thì đụng sớm có lợi cho Hoa Kỳ hơn là đụng chậm.

Và nếu vậy, nếu Trung Quốc đánh chiếm Việt Nam để kiểm soát toàn bộ con đường biển huyết mạch qua quần đảo Trường Sa thì đây là cơ hội ngàn năm một thuở để Hoa Kỳ nhân cơ hội đại tấn công hủy diệt tiềm năng quân sự và kinh tế của Trung Quốc và đẩy lùi mối đe doạ của Trung Quốc xa ra năm bảy chục năm. Đây cũng là một kịch bản để các nhà lãnh đạo hiện nay tại Việt Nam vạch một con đường sống cho dân tộc.

Nếu chính sách đe doạ của Trung Quốc không làm cho Việt Nam lùi bước thì Trung Quốc sẽ chọn con đường nảo? Đe doạ không được thì gặm nhấm. Trung Quốc có thể sẽ dùng chiến thuật bàn tay sắt bọc nhung “nhẹ lời trên bàn hội nghị, nặng tay trên thực địa” đánh chiếm dần các hải đảo trong quần đảo Trường Sa như Trung Quốc đã làm năm 1988 và gây nên tình trạng bất ổn trong Biển Đông để làm nản lòng các công ty dầu trên thế giới, nhất là các công ty dầu khí của Hoa Kỳ.

Để yểm trợ sách lược này Trung Quốc sẽ dùng sức mạnh kinh tế và thế chính trị toàn cầu của mình (qua thế chủ nợ của Hoa Kỳ và vai trò thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc) để tạo khó khăn cho Hoa Kỳ.

Biển Đông lại dậy sóng! Và qua đó là thế mất còn của Việt Nam.

Trần Bình Nam

11/08/2008

(1) Trích diễn văn của tổng thống Bush đọc tại Bangkok “…America looks to Thailand as a leader in the region and a partner around the world. I was proud to designate Thailand a major non-NATO ally of the United States”.

(2) Bản Thông cáo chung viết Hoa Kỳ “tái khẳng định sự ủng hộ của Chính phủ Hoa Kỳ đối với chủ quyền quốc gia, an ninh, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam”.

Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ “trao đổi việc mở rộng và tăng cường đối thoại giữa các quan chức cao cấp của hai nước. …. sẽ ủng hộ việc lập cơ chế đối thoại mới về chính trị-quốc phòng và chính sách nhằm tăng cường sự trao đổi thường xuyên và sâu hơn về các vấn đề chiến lược và an ninh”.

(3) Trích diễn văn của tổng thống Bush đọc tại Bangkok: “Overall, America has improved our relationships with all of Asia's major powers at the same time. Experts would have said this was impossible because of historical tensions between these nations. But something has rendered the old patterns obsolete: In an era of integrated markets and common threats, the expansion of freedom in one nation benefits all other free nations. This change marks a sharp departure from the zero-sum mentality of the past. And this change provides a clear change for the future: Every nation in this region has a stake in ensuring that Asia continues to grow in liberty and prosperity and hope”.

(4) Trích diễn văn của tổng thống Bush: “One question on the minds of many here in Asia -- and many around the world -- is the future direction of China” …

Over the years, America has had complex relations with China. I was determined to set our relationship on sturdy and principled footing. Four goals we've pursued in Asia -- reinforcing our alliances, forming new democratic partnerships, deepening our economic ties, and cooperating on shared challenges -- have given America and our allies valuable new platforms from which to confidently engage China. A peaceful and successful future for this region requires the involvement of both China and the United States. And it's important that America's engagement throughout the Asia Pacific be purposeful and enduring”.

(5) Trích diễn văn của tổng thống Bush tại Bangkok: “America has also stressed our determination to maintain peace across the Taiwan Strait. From the beginning of my presidency, I have stated clearly that America's approach to Taiwan would be based on our longstanding "one-China" policy, our three joint communiques, and our steadfast commitment to the security of Taiwan's democracy under the Taiwan Relations Act. I've also articulated a principle that there should be no unilateral attempts by either side to alter the status quo. And as a result of frank engagement and firm diplomacy, the tensions that once roiled the Taiwan Strait have calmed, and we're witnessing a new period of stability and peace”.

(6) Xem: Trần Bình Nam, “Việt Nam trên đe dưới búa”.

(7) Một tờ báo thường chuyển những tín hiệu của Bắc Kinh.

(8) Nhắc lại lời của Đặng Tiểu Bình nói việc xua quân xâm lăng Việt Nam tháng 2/1979 là để dạy cho Việt Nam một bài học vì Việt Nam đã lật đổ chính quyền Polpot thân Bắc Kinh.

(9) Tham chiếu: Hồ Gươm, “Trung Quốc muốn chiến tranh với Việt Nam?”. Blog Hồ Gươm, ngày 06/08/2008.

Đọc tiếp...

Thứ Năm, 7 tháng 8, 2008

Sự trợ giúp của bên thứ ba để đối chọi Trung Quốc?

Comments

Tìm sự trợ giúp của bên thứ ba để đối chọi Trung Quốc là phương cách duy nhất cho các nước dính líu vào vụ tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.

Đó là nhận định của một nhà nghiên cứu về chiến lược chính trị Trung Quốc, tại trường Đại học Hải chiến (Naval War College), Rhodes Island, Hoa Kỳ.

Tiến sĩ Toshi Yoshihara, đã viết nhiều bài về chiến lược biển của Trung Quốc, nói với BBC Việt ngữ hôm 23/07/08 rằng đe dọa mới nhất của Trung Quốc với công ty dầu khí Exxon Mobil tiêu biểu cho cách hành xử của Bắc Kinh quanh vấn đề Biển Đông.

Thủ tướng Trung Quốc phát biểu ở cuộc họp của ASEAN

ASEAN có quan hệ tế nhị với Trung Quốc

Toshi Yoshihara: Tôi không ngạc nhiên. Năm 2002, Trung Quốc và ASEAN ký Quy tắc Hành xử chung về Biển Nam Trung Hoa, theo đó các bên tạm thời để yên các bất đồng và sẽ giải quyết chung một cách hòa bình. Bề ngoài thì có vẻ Trung Quốc ngả sang hướng giải quyết hòa bình, nhưng theo tôi, Trung Quốc chỉ “câu giờ" trong khi vẫn hiện đại hóa quân đội và tăng cường thế mạnh của họ.

Vì thế tôi không ngạc nhiên khi Trung Quốc không cho các công ty nước ngoài khảo sát dầu tại đây. Trung Quốc sẽ tiếp tục tuyên bố chủ quyền của họ như đã làm, bắt đầu là vụ chiếm Hoàng Sa năm 1974, chiếm thêm một phần Trường Sa từ Việt Nam năm 1988, lấy thêm bãi đá San hô của Philippines năm 1995.

BBC: Cả ASEAN và Trung Quốc đều nói về nhu cầu hợp tác để giải quyết mâu thuẫn. Nhưng theo ông, khả năng hợp tác khả thi đến đâu?

Có một vài vấn đề dĩ nhiên họ có thể hợp tác, thứ nhất là đảm bảo không để bất kỳ va chạm nào biến thành xung đột. Thứ hai, họ có thể kiềm chế không tự ý đào tìm dầu mà không có sự đồng ý của các nước còn lại.

Những chuyện như vậy có thể được giữ trong khuôn khổ của Quy tắc Hành xử chung. Nhưng vấn đề căn bản không thể giải quyết, đó là các đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ. Bắc Kinh xem toàn bộ Biển Nam Trung Hoa thuộc về lãnh hải Trung Quốc. Dĩ nhiên đó là đi ngược lại luật pháp quốc tế. Nhưng Trung Quốc cứ khăng khăng như thế, có nghĩa là cuộc tranh chấp không có lối ra.

BBC: Và các nước trong ASEAN chắc chắn không đủ sức để thách thức Trung Quốc.

Đúng vậy. ASEAN ở trong tình thế bấp bênh, cả về kinh tế, quân sự, ngoại giao, và ngay cả nếu họ tập hợp lại, cũng không đủ sức phản công Trung Quốc. Vì thế ASEAN đã lách bằng cách phát triển quan hệ gần gũi không chỉ với Trung Quốc, mà cả với Mỹ. Đây là chuyện rất tế nhị vì ASEAN không muốn bị buộc phải lựa chọn, hoặc là Trung Quốc hoặc là Mỹ.

BBC: Có những người ở Việt Nam chê trách chính phủ đã không dám lớn tiếng với Trung Quốc. Lại cũng có ý kiến cho rằng Hà Nội chẳng thể làm gì hơn vì Trung Quốc quá mạnh. Theo ông, chiến lược của một nước nhỏ nên là thế nào trong vấn đề này?

Tôi nghĩ nếu các nước nhỏ có khả năng chống lại Trung Quốc, chắc chắn họ sẽ làm, hoặc bằng động thái ngoại giao cứng hơn hoặc phô trương sức mạnh quân sự. Việt Nam, Philippines, Brunei, là những nước không đủ lực lượng để chứng tỏ quyết tâm trước Trung Quốc.

Cách duy nhất là dựa vào bên thứ ba. Bên thứ ba nổi bật nhất, chắc chắn, là Hoa Kỳ, Nhật Bản hoặc phần nào đó là Ấn Độ. Điều mà ta có thể chứng kiến trong tương lai là sự liên kết địa chính trị kiểu mới, tức là Đông Nam Á lặng lẽ tìm tới bên thứ ba để phòng vệ lại Trung Quốc, mà không công khai nói rằng Trung Quốc là nguồn gốc gây ra bất ổn.

Đây là chuyện rất thú vị. Liệu Mỹ, Nhật, Ấn Độ, Úc sẽ đóng vai trò gì, để không chỉ nhằm trấn an Đông Nam Á mà còn gián tiếp nói với Trung Quốc rằng phía thứ ba sẽ phản kích lại hành vi gây hấn của Trung Quốc.

BBC: Cho tới nay, sự quan tâm của Mỹ với vấn đề Biển Đông vẫn chỉ là làm sao tàu bè đi lại tự do. Theo ông, Washington liệu đến một lúc nào đó sẽ phải can dự sâu hơn?

Quả thực hiện nay quan tâm của Mỹ chỉ dừng lại ở mức như quý vị nói. Nhưng có một góc độ chiến lược liên quan tới Mỹ. Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào nguồn năng lượng từ Trung Đông và châu Phi. Ông Hồ Cẩm Đào nhiều lần nhắc tới “sự khó xử Malacca”, tức là nguồn năng lượng của Trung Quốc có thể bị cản trở vì tai nạn, nhưng cũng có thể vì thế lực bên ngoài khóa chốt eo biển Malacca.

Quan tâm chiến lược của Trung Quốc đối với Biển Nam Trung Hoa liên quan tới an ninh năng lượng. Và đó là nơi mà Mỹ có tiềm năng trở thành vấn đề cho Trung Quốc. Nhiều nhà chiến lược Trung Quốc tin rằng nếu khủng hoảng xảy ra, ví dụ vì Đài Loan, Mỹ sẽ tăng sức ép bằng sự đe dọa phong tỏa eo biển Malacca. Thực ra liệu chuyện này có khả thi về quân sự hay không, là một câu hỏi rất lớn. Nhưng tôi muốn nhấn mạnh rằng có nhiều người ở Trung Quốc rất nghi ngờ Mỹ vì vấn đề này.

BBC: Theo đánh giá của ông, kịch bản khả thi nhất tại Biển Đông trong vài năm tới là gì?

Quy tắc Hành xử chung đem lại cơ chế ngăn ngừa xảy ra xung đột lớn. Mặt khác, do các bên không nhượng bộ xung quanh đòi hỏi chủ quyền, nên bế tắc vẫn sẽ tồn tại trong tương lai gần.

Nguồn: BBC Việt ngữ

Đọc tiếp...

Cách "nhượng bộ" của Trung Quốc ở Biển Đông

Comments

Trong mấy năm gần đây, tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông giữa các nước tương đối im ắng, sau khi ASEAN và Trung Quốc ký tuyên bố về ứng xử Biển Đông năm 2002.

Bản đồ khu vực quần đảo Trường Sa

Sáu nước tuyên bố chủ quyền tại quần đảo Trường Sa

Nhưng việc Bắc Kinh mới đây cảnh cáo công ty Mỹ Exxon Mobil không được thăm dò chung với PetroVietnam là dấu hiệu cho thấy vấn đề ngày càng phức tạp.

Một nguyên nhân là nhu cầu năng lượng gia tăng trong vùng, và tiến bộ công nghệ giúp tìm các mỏ dầu khí dưới đáy biển.

Nói chuyện với BBC ngày 31 tháng Bảy, Tiến sĩ Sujit Dutta, nghiên cứu viên cao cấp ở Viện Nghiên cứu và Phân tích Quốc phòng ở New Delhi, cho rằng Trung Quốc có thể nhượng bộ về Biển Đông – nhưng là theo cách riêng của họ.

Sujit Dutta: Trung Quốc có thể nhượng bộ, nhưng vấn đề là họ đòi chủ quyền rất rộng lớn trên Biển Nam Trung Hoa. Họ đã chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, lấy đảo của Philippines năm 1995, nghĩa là hiện họ ở trong tư thế thuận lợi để mặc cả. Đòi hỏi chủ quyền của anh đã rất lớn rồi, và bây giờ anh “nhượng bộ” chỉ là để nhả bớt mà thôi.

Đây là chiến thuật tiêu biểu của Trung Quốc trong thương lượng lãnh thổ. Nó buộc một số nước phải có quan hệ tốt hơn với Trung Quốc, ví dụ như Philippines. Hay gần đây, báo chí đưa tin Nhật Bản và Trung Quốc đã có một thỏa thuận nhất định về Biển Đông Trung Hoa. Chúng ta thấy các nước đang phải điều chỉnh trước một thực tế cơ bản là Trung Quốc là thế lực đang lên.

BBC:Theo ông, Biển Đông có quan trọng với Trung Quốc đến mức họ sẵn sàng dùng vũ lực?

Họ đã dùng vũ lực rồi đấy chứ. Năm 1974, 1988 và 1995. Quả thực trong mắt Trung Quốc, Biển Đông rất quan trọng, trước tiên vì Trung Quốc, cũng như nhiều nước liên quan, tin rằng ở đó có dầu mỏ và khí gas. Họ tin có tài nguyên ở đó, Trung Quốc thì cần năng lượng vì thế vùng này có giá trị. Trung Quốc cũng tin rằng Biển Đông quan trọng về an ninh biển. Vì thế họ muốn đặt vùng biển này trong sự kiểm soát.

Cuộc tranh chấp dĩ nhiên không nên dẫn tới vũ lực. Nó cần được giải quyết bằng công cụ pháp lý. Nhượng bộ có thể có được, và cần có dựa trên căn bản lịch sử, luật pháp, dựa trên nền tảng ‘ai kiểm soát cái gì’. Đa số các hòn đảo đều chìm dưới mặt nước, không có người ở. Vì không có người ở trên nhiều đảo, rất khó xác định đảo nào thuộc về ai. Các đảo ở rất xa không chỉ Trung Quốc mà cả nhiều nước liên quan cuộc tranh chấp. Tôi hy vọng các bên sẽ có thể xây dựng được cơ chế để ngăn chặn xung đột xảy ra.

BBC: Quay lại vụ Exxon Mobil, đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc đe dọa một công ty nước ngoài. Theo ông, các công ty có thể làm gì?

Còn phụ thuộc vào mức độ đầu tư và quan hệ của Exxon với chính phủ Trung Quốc. Nếu họ muốn, họ có thể giữ nguyên quan điểm của mình. Nhưng thường thì họ sẽ phải cân nhắc quyền lợi của họ ở một nước cụ thể và so sánh với Trung Quốc.

Các công ty quốc tế, tôi nghĩ, họ đã quen với chuyện như thế này. Trung Quốc dùng thị trường khổng lồ làm công cụ ngoại giao với các công ty.

BBC: Người Việt Nam muốn Trung Quốc phải trả lại quần đảo Hoàng Sa. Nhưng ông không thấy kịch bản đó sẽ xảy ra?

Rất khó. Trung Quốc sẽ không đưa vấn đề ra tòa án giải quyết. Cái gì mà Trung Quốc đã chiếm thì họ sẽ không từ bỏ.

BBC: Vậy nhìn rộng ra toàn bộ vấn đề Biển Đông, làm thế nào Việt Nam có thể hợp tác với Trung Quốc đồng thời không tạo cảm giác là nhượng bộ quá nhiều?

Nếu Việt Nam tin rằng chủ quyền thuộc về mình, và họ có thể bảo vệ Exxon hay bất kỳ công ty nào khác trong vùng, thì họ có thể làm điều gì đó. Nhưng nếu không làm được, lựa chọn còn lại là đạt thỏa thuận chia sẻ tài nguyên với Trung Quốc.

Nguồn: BBC Việt ngữ

Đọc tiếp...

Thứ Sáu, 1 tháng 8, 2008

Báo thân Bắc Kinh ở Hong Kong nói "cần giảng cho Việt Nam bài học về đồng thuận"

Comments

Báo Hong Kong chuyển tải sự giận dữ ở Trung Quốc về vụ Việt Nam khai thác dầu khí với ExxonMobil của Mỹ.

Exxon

Tin về dự án của Exxon làm TQ giận dữ

Tờ Văn Hối báo, ra bằng tiếng Hoa ở Hong Kong, đã đăng bài viết với từ ngữ mạnh mẽ gọi Việt Nam là đang “chơi tiểu xảo”.

Theo đó, Việt Nam đã làm lộ rõ mong muốn “thực hiện ước mơ khai thác dầu ở Nam Hải nhờ sự giúp đỡ một công ty Mỹ”.

Bài viết cũng nói Việt Nam lợi dụng 'sự hung hăng của Mỹ' trong vụ này.

Gợi lại câu nói của ông Đặng Tiểu Bình “dạy cho Việt Nam một bài học” hồi 1979, tờ này nói Trung Quốc cần “giảng cho Việt Nam một bài về thế nào là đồng thuận.”

Ý của tờ báo nói hồi năm 1999 hai nước đã đồng ý giải quyết vấn đề thông qua đàm phán hòa bình và xây dựng đối tác hai bên cùng có lợi.

Đặc biệt, bài viết theo nguồn từ Bách Gia Chiến lược, cơ quan nghiên cứu tập trung các trường và học viện quân sự, cho rằng việc khai thác dầu khí ở Nam Hải không phải là bài thuốc cho “tình hình khủng hoảng kinh tế” ở Việt Nam.

Bài viết cũng cảnh báo rằng với sự hùng mạng quân sự của Trung Quốc tại Nam Hải, nếu Việt Nam “có gây chiến với Trung Quốc thì Việt Nam cũng hoàn toàn không có một lợi thế nào”.

'Giảng bài cho Việt Nam'

Nguồn tin từ Văn Hối báo được cơ quan theo dõi truyền thông BBC Monitoring đăng tải hôm 31/07 còn cho rằng "Việt Nam không cần phải làm Trung Quốc giận dữ trong khi cũng chẳng nhận được lợi gì từ Hoa Kỳ."

Mặt khác, ý kiến này cũng nói Trung Quốc cần đẩy nhanh việc xây dựng các cơ sở quân sự ở Nam Hải, kể cả việc xây căn cứ cho hàng không mẫu hạm.

Một chuyên gia về Trung Quốc tại London không nêu tên cho BBC Việt ngữ hay dù không thuộc sự quản lý của Bắc Kinh, Văn Hối báo thường có bài "phản ánh quan điểm của chính quyền Trung Quốc".

Hồi tháng 4 năm nay, tạp chí chuyên về quốc phòng, Jane’s Defence trích các nguồn tình báo nói rằng Trung Quốc đang xây dựng một căn cứ cho tàu ngầm hạt nhân ở Tam Á để kiểm soát vùng biển Đông mà họ gọi là Nam Hải.

Trong bài “Bí mật Tam Á - Tiết lộ về căn cứ hải quân hạt nhân mới của Trung Quốc”, nhà nghiên cứu Richard D Fisher đưa ra các điểm chính như sau:

“Căn cứ Tam Á có thể dùng để làm bến đỗ cho tàu ngầm hạt nhân loại mới 094 được phát triển song song với sự bành trượ́ng quân sự trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.”

“Dù điều này không chứng tỏ sẽ có một cuộc xung đột trong vùng, căn cứ Tam Á là dấu hiện rõ ràng hơn về việc chuyển biến cán cân chiến lược ở châu Á và cho thấy mong muốn của Trung Quốc nhằm nắm những tuyến hải lộ ở vùng biển Nam Trung Hoa”.

Tăng quốc phòng

Vào đầu năm nay, Bắc Kinh công bố số chi cho quốc phòng trong vòng một năm tới là 59 tỷ đôla nhưng giới phân tích Hoa Kỳ tin rằng chỉ trong năm 2007, Trung Quốc đã chi cho mục tiêu quân sự từ 97 đến 139 tỷ đôla.

Trong tháng 7 này, Trung Quốc xác nhận đã gây áp lực đòi tập đoàn dầu lửa ExxonMobil của Hoa Kỳ phải rút khỏi dự án ký với PetroVietnam và coi đó là "hành động vi phạm chủ quyền của Trung Quốc"

Exxon nói hai bên Hoa Kỳ và Việt Nam đã việc trong nhiều năm nay 'để xác định các dự án có tiềm năng và hiện đang cùng đánh giá sơ bộ về kỹ thuật và kinh doanh một số vị trí ở ngoài khơi'.

Phát ngôn nhân bộ Ngoại giao Mỹ được báo chí trích lời nói: "Hoa Kỳ không đứng về bên nào trong vấn đề tranh chấp pháp lý tuyên bố chủ quyền tại khu vực biển Đông. Tuy nhiên, chúng tôi phản đối bất cứ nỗ lực nào gây áp lực cho các công ty Mỹ hoạt động trong khu vực đó."

Trong cuộc họp báo 22/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Kiến Siêu tuyên bố: "Lập trường của Trung Quốc về vấn đề Nam Hải rất rõ ràng và kiên định. Chúng tôi đã nói rõ quan điểm của chúng tôi cho các bên liên quan trong vụ này."

Nguồn: BBC Việt ngữ

Đọc tiếp...

Người theo dõi

 

Copyright 2008 All Rights Reserved Revolution Two Church theme by Brian Gardner Converted into Blogger Template by Bloganol dot com