Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2007

Thương lắm Hoàng Sa

Comments

Bài viết được biên tập lại từ nhiều nguồn. Rất mong nhận được sự hỗ trợ thêm về mặt chuyên môn của chính tác giả hoặc khách xem blog.

I. Hoàng Sa trong lòng một người Việt

Tuổi thơ của tôi lớn lên theo cùng những năm tháng khổ cực của đất nước, tôi còn nhớ cuộc sống của gia đình tôi hồi ấy rất cơ cực, lúc đó cơm không đủ ăn, Mẹ tôi phải xây gạo lấy bột khuấy thành hồ để ăn cầm chừng, hồi ấy chị tôi phải đi học bằng chiếc xe đạp mà bánh xe được ba tôi làm bằng ống cao su nối lại, trong lúc cả nước bị thế giới kích động dẫn đến chiến tranh Nam Bắc một cuộc chiến đáng ra không cần thiết cho sự phát kinh tế của Việt Nam thì Trung Quốc đã lợi dụng nó để đưa quân xâm chiếm trái phép Hoàng Sa năm 1974, sau năm 1975 khi cả nước cực khổ lao vào công cuộc khắc phục chiến tranh thì đến năm 1988, 1992, 1995 Trung Quốc lại lấn chiếm thêm Trường Sa.

Hồi ấy tôi còn rất nhỏ nhưng có một kỷ niệm mà tuổi thơ của tôi không bao giờ quên được, có lần thầy giáo dạy bộ môn địa lý ra chủ đề “vẻ về lãnh thổ Việt Nam”, cả lớp đang hăng say vẻ, nhiều bạn khéo tay thì vẻ hình nước Việt Nam hơi giống chữ S, còn có bạn vụng về thì vẻ hình nước Việt Nam gần gần như củ khoai, trong lúc cả lớp đang cười ầm lên vì nhiều bạn vẻ hình nước Việt Nam tròn tròn giống củ khoai lang, thì tự nhiên có thầy hiệu trưởng đi ngang qua, nghe tiếng ồn làm thầy ghé lớp, sau khi xem hình vẻ bảng đồ của tất cả các bạn trong lớp thầy điều khen, các em vẻ đẹp lắm nhưng mà các em vẻ sai và thiếu bởi vì hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa các em quên đưa vào, thầy Hiệu trưởng nói: Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc lãnh hải của Việt Nam, chúng ta phải có ý thức bảo vệ nó, cho dù một hành động vô ý thức dù rất nhỏ của chúng ta thì cũng sẽ dẫn đến hậu qủa rất lớn về ý thức bảo vệ lãnh thổ quốc gia của chúng ta, các em nên nhớ rằng chúng ta là người Việt khi vẻ bảng đồ và cả khi làm dự báo thời tiết thì chúng ta phải lưu ý hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, vì hai quần đảo này luôn thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Sau giờ học hôm đó tôi tự hỏi tại sao lúc ấy thầy Hiệu Trưởng lại giận dữ đến thế và tại sao thầy Địa lại thấy xấu hổ trước lũ trẻ con chúng tôi đến thế, đến sau này năm 1978 khi Trung Quốc tiếp tục đánh chiếm trái phép các đảo nhỏ ở khu vực Trường Sa lúc đó tôi hơi lớn mới đủ hiểu ra được vấn đề.

II. Ý nghĩa của Hoàng Sa

Từ cuối thập niên những năm 60 cho đến đầu thập niên 70 theo các đoàn nghiên cứu và thăm dò của Liên Hiệp Quốc thì vùng quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa rất ít có khả năng có dầu khí, nếu có đi chăng nữa thì chỉ là “những giọt sương mai” nhưng mãi đến những năm sau này ngày càng có nhiều nghiên cứu khẳng định là khu vực giữa hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là khu vực có trữ lượng dầu mỏ rất lớn chỉ đứng sau vùng Trung Đông, các đảo Hoàng Sa và Trường Sa tương đối nông cạn rất thuận lợi cho việc thai thác dầu lửa.

Khu vực giữa quần đảo Hoàng Sa và đảo Hải Nam, gần khu vực mà Trung Quốc đã chiếm của ta, họ đã tìm thấy một mỏ khí đốt trữ lượng 90 tỷ mét khối, hiện đang khai thác (lịch Văn hóa Việt Nam tổng hợp, 1988.)

Ngay giữa vùng quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc cũng khởi sự thăm dò sau khi xâm lăng (chú thích của biên tập viên: nguyên văn của tác giả). Trên nhiều bản đồ về tình trạng dầu lửa, người ta thấy Trung Quốc cho in hình một dàn khoan ở đó. Tuy vậy sự khai thác dầu khí có lẽ chưa thực sự tiến hành.

Những tin tức lạc quan vào cuối năm 1994 cho hay sản lượng dầu khí của Việt Nam đã vượt qua mặt Trung Quốc và phỏng định Việt Nam có số trữ lượng dầu khí khổng lồ, vào hàng thứ tư trên thế giới. (The United States and Vietnam: Overcoming the Past and Investing in the Future, Thomas R. Stauch, báo The International Lawyer, Winter 1994: 1025.)

Như vậy, nếu chúng ta thực sự làm chủ Hoàng Sa - Trường Sa thì đây là một thuận lợi rất lớn trong công cuộc xây dựng đất nước. Nước ta sẽ không còn nghèo nữa, dân ta sẽ không còn phải đi làm thuê ở nước ngoài.

Còn theo Wikipedia thì việc mất quyền kiểm soát quần đảo Hoàng Sa tạo cơ sở cho Trung Quốc tiếp tục yêu cầu bành trướng lãnh thổ, lãnh hải về phương nam, chí ít cũng là qua việc công bố và cung cấp qua mạng các bản đồ "chuẩn" của Cục bản đồ quốc gia Trung Quốc trong đó lãnh hải và thềm lục địa mà Trung Quốc yêu sách bao gồm phần lớn Biển Đông, tới tận lãnh hải Malaysia.

Như vậy mất hoàn toàn Hoàng Sa và một phần Trường Sa không những khiến chúng ta bị thiệt hại nặng nề về kinh tế mà điều này còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của dân tộc Việt Nam ta trước sự bành trướng tham lam của Trung Quốc. Việt Nam như một miếng mở treo trước mặt con mèo Trung Quốc.

Liệu nước Việt Nam có thể tồn tại vững bền được không, liệu Hoàng Sa - Trường Sa có trở về được với đất mẹ hay không. Đó là câu hỏi mà chỉ có thế hệ trẻ chúng ta mới có thể trả lời được.

Đọc tiếp...

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2007

Thử đặt lại vấn đề Hoàng Sa - Nguyễn Nhã

Comments

"Chúng tôi cũng đặt vấn đề Hoàng Sa trước lương tri của các nhà nghiên cứu trên thế giới, xin có thái độ đối với sự chà đạp sự thực lịch sử một cách trắng trợn của người Trung Hoa…”

Cách đây vừa đúng một năm (lời người biên tập: tức năm 1974), vấn đề Hoàng Sa trở nên sôi động, nhưng rồi có vẻ như bị chìm dần.

Nhưng thật ra, biến cố “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” cưỡng chiếm Hoàng Sa đã, đang gieo vào lòng người Việt Nam những khắc khoải, uất hận về thân phận nhược tiểu trong khi anh em trong nhà thiếu đoàn kết. Dân tộc Việt Nam vốn là một dân tộc anh hùng, nổi tiếng bất khuất, quyết liệt chống lại mọi hình thức xâm lăng bất cứ từ đâu tới. Trong quá trình lịch sử, người Việt Nam có thể bị thất bại, nhưng cũng chỉ tạm thời trong hàng chục năm, hàng trăm năm và có thể tới hàng ngàn năm, nhưng rồi, thời cơ tới, người Việt Nam vẫn còn dẻo dai quật khởi và cuối cùng kẻ thù nào cũng bị đánh bại để Việt Nam tồn tại.

Người Trung Quốc đang cố gắng tạo hỏa mù về Hoàng Sa để cho dư luận thế giới lầm tưởng rằng quần đảo Hoàng Sa chưa rõ ràng thuộc về nước nào, nên các quốc gia đã tranh chấp nhau, để rồi kẻ mạnh đã dùng sức mạnh để thắng.

Thật ra, việc Việt Nam hành sử chủ quyền tại Hoàng Sa đã quá lâu và liên tục qua nhiều thế kỷ trước khi người Pháp đến đô hộ Việt Nam.

Mọi người Việt Nam đều biết như vậy và các sử liệu chữ Hán, Việt, Anh, Pháp, mà trong số báo này đã phần nào đăng tải, đã chứng minh việc hành sử chủ quyền của Việt Nam không thể chối cãi và không còn tranh nghị nữa.

Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Chính người Trung Quốc đã lợi dụng tình trạng Việt Nam bị Pháp đô hộ, chính quyền Pháp đã lơ là việc bảo vệ chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa, cũng như tình trạng người Việt bất hòa để mà dần dần lấn chiếm. Chính các nhà báo Pháp như Henri Cucherousset, Alexis Elie Lacombe… vào những năm thập niên ba mươi của thế kỷ XX này đã vạch rõ những sai lầm, âm mưu mờ ám của các toàn quyền Đông Dương dung túng những xâm phạm chủ quyền của người Trung Quốc ở Hoàng Sa. Chính tạp chí Eveil Economique de l’Indochine trong nhiều số liên tiếp đề cập đến Hoàng Sa, nhất là số 741 (12-6-1932) đã đăng tải bức thư của Toàn Quyền Đông Dương Pierre Pasquier gửi cho Tổng Trưởng Thuộc Địa ở Đông Dương khi ấy đã cố ý lặng thinh, không phản ứng trước vụ các tàu của Trung Hoa vào năm 1909 đổ bộ, bắn đại bác, xâm phạm lãnh thổ mà họ biết chắc rõ đã thuộc về Việt Nam từ lâu qua các sử sách hay thực tế. Chính quyền Pháp khi ấy đã nói rằng họ muốn chờ một lúc khác thuận tiện cho người Pháp hơn để lên tiếng và hơn nữa “Hoàng Sa có thể được dùng làm món hàng trao đổi trong các vụ thương lượng về nhượng địa với Trung Hoa”.

Chính việc tiết lộ bức thư này mà tòa soạn báo Eveil Economique de l’Indochine đã bị dự thẩm Bartet ra lệnh khám xét ban đêm để tịch thu tài liệu về Hoàng Sa đã vạch những sai lầm, mờ ám của chính quyền Pháp khi ấy. Cũng trong báo Eveil Economique de l’Indochine, số 738 (22-5-1932), tr 5-6, ông Alexis Elie Lacombe đã khen mỉa mai rằng Toàn Quyền Đông Dương đã khéo ru ngủ được Bộ Thuộc Địa Pháp hầu dẹp qua một bên vụ Hoàng Sa khi Tổng Đốc Quảng Châu đã lên tiếng dành chủ quyền Hoàng Sa năm 1907 và đến năm 1909, khi tàu Trung Quốc đã 2 lần đến Hoàng Sa vào tháng 4 và tháng 6, trong lần thứ 2 đã cắm cờ Trung Quốc, bắn 21 phát súng, vị lãnh sự Pháp ở Quảng Châu có thư về Pháp báo cáo nêu sự kiện xâm phạm chủ quyền, nhưng chính quyền Pháp khi ấy lờ đi.

Thấy người Pháp làm ngơ, người Trung Quốc đã làm tới, ngày 30-4-1921, chính quyền địa phương tỉnh Quảng Đông đã ký văn thư số 831 đặt quần đảo Hoàng Sa trực thuộc hành chánh vào chính quyền Yahien, Hải Nam. Triều đình Việt Nam khi ấy chỉ còn hư vị, nhưng binh bộ thượng thư Thân Trọng Huề đã lên tiếng phản đối năm 1925.

Chính những dư luận báo chí tố cáo trên đã khiến chính quyền Pháp phải hành động và do đó mới có sự việc Pháp tổ chức chiếm hữu Trường Sa (Spratly) vào năm 1933 và thiết lập các cơ sở hải đăng, đài khí tượng, các trại lính, để lính Việt Nam và Pháp bảo vệ Hoàng Sa.

Sự việc rành rành như thế mà rồi người Trung Quốc lại lên tiếng phản đối rồi cứ tiếp tục tranh chấp đến mức dùng võ lực cưỡng chiếm.

Trong số báo đặc khảo này, với đường lối nghiên cứu khoa học khách quan, những sử liệu, sự thực đã rõ ràng, xác nhận việc hành sử chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa:

1. Ông Hoàng Xuân Hãn đã khảo cứu các sử liệu Việt Nam cũng như Tây Phương, đặc biệt sưu tầm trong Đại Nam thực lục tiền biên chính biên quyển 10 xác định chính quyền nhà Thanh (Trung Quốc) đã đối xử tử tế đối với đội Hoàng Sa vào năm 1754 bị bão trôi giạt vào Quỳnh Châu (Hải Nam) mà không phản đối gì việc hành sử chủ quyền này tại Hoàng Sa, Đại Nam thực lục chính biên đệ nhất kỷ quyển 50 cho biết vua Gia Long sai Phạm Quang Ảnh trong đội Hoàng Sa ra đảo Hoàng Sa thăm dò đường biển (1815).

Hoàng tiên sinh cũng đưa ra tài liệu của Gutzlaf viết bài “Geography of The Cochinchinese Empire” đăng trong tập san Journal of Geographical Society of London, năm 1849 tại London đã xác định tọa độ địa dư của Hoàng Sa và cho biết “Chính phủ AN NAM thấy những lợi có thể mang lại nếu một ngạch thuế đã đặt ra, bèn lập ra những trưng thuyền và 1 trại quân nhỏ ở chỗ này [Hoàng Sa] để thu thuế mà mọi người ngoài tới đây đều phải trả và để bảo trợ người đánh cá bản quốc, đồng thời cũng cho biết qua tình trạng Hoàng Sa: “cây cối cằn cỗi, thiếu nước ngọt, thủy thủ nào quên mang nước trữ bị khốn đốn”. Ngoài ra Hoàng tiên sinh còn sưu tầm bản đồ xưa từ đời Lê Thánh Tông (thế kỷ 15), hay ít ra trước thời Nguyễn Hoàng có ghi rõ Hoàng Sa, được tiến sĩ Nguyễn Tông vẽ trong Giao Châu Chí.

2. Ông Hãn Nguyên đã sưu tập tất cả những đoạn văn chữ Hán minh chứng chủ quyền Hoàng Sa, do nhiều người phiên âm dịch (có đăng cả nguyên văn chữ Hán). Tất cả gồm 11 tài liệu như Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư (giữa thế kỷ 17), Phủ biên tạp lục (1776), Dư địa chí (1821), Hoàng Việt địa dư chí (1833), Đại Nam Thực Lục Tiền Biên (1844), Đại Nam thực lục chính biên đệ nhất kỷ, quyển 50, 52, đệ nhị kỷ, quyển 104, 154, 165 (1848), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, quyển 207 (1851), Việt sử cương giám khảo lược (1876), Đại Nam Nhất Thống Chí quyển 6 (1910), Quốc triều chính biên toát yếu, quyển 3 (1925), và một tài liệu Trung Quốc, Hải quốc văn kiến lục (1744).

Các tài liệu trên cho biết chứng cớ hiển nhiên về việc hành sử liên tục chủ quyền Việt Nam qua nhiều thế kỷ ít ra từ thế kỷ 15 qua :

a) việc lập đội Hoàng Sa, đội Bắc Hải kiểm soát thường xuyên Hoàng Sa và Trường Sa. Đội Hoàng Sa thành lập từ đầu thế kỷ 17, hoạt động hàng năm 6 tháng và kéo dài đến cuối đời Tự Đức mới bị ngưng trệ vì người Pháp xâm lược. Hoạt động của đội Hoàng Sa thường xuyên nhiều thế kỷ được chính quyền Trung Quốc tôn trọng.

b) Triều đình Việt Nam sai lập miếu thờ dựng bia chủ quyền, trồng cây cối tại Hoàng Sa như năm Ất Mùi, Minh Mạng 16 (1835), và trước đó cũng đã làm.

c) Triều đình Việt Nam từng sai người đi ra Hoàng Sa điều tra, đo đạc thủy trình (Phạm Quang Ảnh 1815), sai thủy quân và đội Hoàng Sa năm 1816, vẽ bản đồ (Phạm Hữu Nhật 1836).

d) Ngư dân Quảng Ngãi, Bình Định rất quen thuộc thủy trình Hoàng Sa, từng làm hướng dẫn viên cho cả thủy quân Việt Nam.

3. Ông Lãng Hồ khảo cứu công phu những tài liệu về Hoàng Sa của các nhà biên khảo Trung Hoa, nhất là luận cứ của ông Tề Tân. Người Trung Quốc đã dẫn chứng các tài liệu thật mơ hồ, rồi cố gán ghép vào việc chủ quyền của người Trung Quốc, dù cũng đã liệt kê tài liệu nhiều đời như đời Đông Hán (cuốn Dị vật chí của Dương Phu), đời Nam Bắc Triều (Vu thành phú, của Bảo Chiêu), đời Đường (Chư phiên chí của Triệu Nhữ Quát), đời Tống (Tống sử kỷ sự bản mạt, quyển 188, chương 1, nhan đề “Nhị Vương Chi Lập”), đời Nguyên (Nguyên sử quyển 162, “Truyện Sử Bật”), đời Minh (Vũ bị chí của Mao Nguyên Nghi), đời Thanh (Hải quốc văn kiến lục Lý chuẩn tuần hải ký) đồng thời người Trung Quốc cũng dẫn chứng về ngôn ngữ học. Tất cả những tài liệu trên rất mơ hồ, không hề minh chứng chủ quyền thuộc về Trung Hoa sau khi học giả Lãng Hồ phân tích những sai lầm và dẫn chứng các sử liệu Việt Nam và trong phần kết luận, ông đã thành tâm cầu nguyện cho đoàn kết sớm trở lại với dân tộc Việt Nam.

4. Ông Quốc Tuấn đã phân tích qua những đoạn trích nguyên văn tất cả những lời tuyên ngôn luận cứ của chính quyền Trung Quốc cùng một số tài liệu tư nhân từ 1951 đến nay.

Bài khảo cứu rất công phu và đưa ra những sai lầm của tất cả các luận cứ Trung Quốc công quyền hay tư nhân.

5. Ông Lam Giang đã trình bày những giống dân miền Trường Sơn là những dân tộc đầu tiên biết rõ Đông Hải, chứng tích cổ sử cho biết người Hán không phải là người đầu tiên đã sống ở vùng phía Nam Trung Hoa cũng như Đông Hải, mà các dân bản địa trong đó có dân Bách Việt sống ở đó trước. Có di tích chàm ở Hoàng Sa và người Việt là thừa kế khi nước Chiêm sáp nhập vào Việt Nam.

6. Ông Thái Văn Kiểm nghiên cứu các sử liệu Tây Phương, dẫn chứng các vụ đắm tàu thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1634), Nguyễn Phúc Lan (1636), người Hà Lan đã được các chúa giúp đỡ, những tài liệu của Chaigneau, Taberd xác định năm 1816, vua Gia Long long trọng cắm cờ và chiếm hữu Hoàng Sa. Hội nghị San Francisco 1951 công nhận chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa đồng thời cũng trình bày các tài liệu về sự hành sử chủ quyền tại Hoàng Sa từ thời Pháp thuộc đến nay.

7. Ông Bà Trần đăng Đại đã trích đăng nguyên văn các văn kiện xác định chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa, từ thời Pháp thuộc đến nay, đồng thời trưng ra một bản đồ cổ của Taberd “AN NAM ĐẠI QUỐC HỌA ĐỒ” in năm 1838 đã xác định rõ Paracel – Cát Vàng, nằm trong lãnh hải của Việt Nam.

8. Ông Nguyễn Huy đã phỏng vấn Linh mục H. Fontaine, người Pháp nghiên cứu về thảo mộc, đã đưa tới kết luận thảo mộc tại Hoàng Sa là di tích của người Việt xưa kia ở Hoàng Sa.

9. Ông Sơn Hồng Đức cùng ông Trần Hữu Châu đã tường thuật những cuộc khảo sát của các phái đoàn chuyên viên điều nghiên binh địa hỗn hợp Việt Mỹ hay phái đoàn chuyên viên Việt Nhật tại Trường Sa trước ngày biến cố Hoàng Sa năm 1974.

10. Ông Trần Thế Đức thuật theo các nhân chứng người Việt Nam sống lâu tại Hoàng Sa, gồm có nhân viên khí tượng, các binh lính giữ nhiệm vụ trấn giữ Hoàng Sa cho tới ngày xảy ra biến cố Trung Quốc chiếm Hoàng Sa. Nhân chứng kể lại cuộc hải chiến Việt - Trung.

11. Ông Nguyễn Nhã trình bày các tài liệu văn khố (chưa công bố), của Hội Truyền Giáo Paris liên quan đến vụ đắm tàu của người Hà Lan tại Hoàng Sa 1714, người Hà Lan đã theo các ngư dân Việt Nam từ Hoàng Sa vào cửa biển Việt-Nam (Nha Trang) và được đối xử tử tế.

Đây chỉ là một nỗ lực sơ khởi của một nhóm tư nhân, eo hẹp về phương tiện, nhưng chỉ có một tấm lòng, một lương tri, tôn trọng sự thực đã chứng minh đầy đủ chủ quyền thực sự đã thuộc về Việt Nam từ lâu. Nay “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” đã dùng võ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa. Một số các nhà nghiên cứu Trung Quốc đang nỗ lực đưa những tài liệu ngụy tạo, để bóp méo lịch sử, chà đạp sự thực. Chúng tôi xin lên tiếng mong mỏi nơi lương tri của các nhà nghiên cứu Trung Quốc. Sự phẫn uất của các nhà thức giả Việt Nam cũng chẳng khác có khi còn mãnh liệt hơn sự phẫn uất của các thức giả Trung Quốc đối với việc nước Nga cưỡng chiếm các vùng đất biên cương phía Bắc của Trung Quốc. Bởi Hoàng Sa không những thật sự là đất lâu đời thuộc Việt Nam mà còn là nơi hiểm yếu, về chiến lược của Việt Nam, lấy Hoàng Sa của Việt Nam chẳng khác nào bóp nghẹt Việt Nam.

Chúng tôi cũng đặt vấn đề Hoàng Sa trước lương tri của các nhà nghiên cứu trên thế giới, xin có thái độ đối với sự chà đạp sự thực lịch sử một cách trắng trợn của người Trung Quốc.

Nếu chỉ cần dùng sức mạnh để giải quyết thì chắc chắn không một quốc gia nào có thể có sức mạnh lâu dài mãi được, chưa kể hiện nay còn có kẻ mạnh hơn và như vậy hòa bình thế giới luôn bị đe dọa và số phận của các nước nhược tiểu bị đe dọa nghiêm trọng.

Chúng tôi cũng đặt vấn đề Hoàng Sa trước lương tâm của tất cả người Việt Nam, ở bên này hay bên kia, hãy đặt quyền lợi tối thượng muôn đời lên trên mọi tranh chấp nhất thời, đừng đổ lỗi cho nhau, đừng chia cách, mà hãy nhìn thẳng vào thân phận nhược tiểu để sáng suốt tìm cách bảo vệ di sản của tiền nhân. Vấn đề Hoàng Sa như thế biết đâu sẽ là khởi điểm cho các nỗ lực tìm hiểu nhau, tôn trọng lẫn nhau không chối bỏ nhau và đi tới việc ngưng chấm dứt chém giết giữa người Việt một cách phi lý và vô ích.

Chúng tôi cũng xin đề nghị bất cứ một chính quyền nào ở Việt Nam, nhất là giới chức có thẩm quyền về giáo dục hãy đem vấn đề Hoàng Sa vào trong chương trình học của sinh viên học sinh. Ngày 20-1 sẽ là ngày Hoàng Sa của Việt Nam. Thử đặt vấn đề Hoàng Sa trên đây với cả tâm huyết chân thành vậy.

(Trích: Sử Địa 29, Đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa, Sài Gòn, 1975, tr 3-6, và tr 351)

Đọc tiếp...

Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2007

Vấn đề tuyên truyền ý thức, thông tin về lãnh thổ - lãnh hải...

Comments

1. Nhà sử học Dương Trung Quốc phát biểu trên Báo Tuổi trẻ (01/4/2004) : “Phải giáo dục nhân dân ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ".

2. Theo nhà văn (nhà báo, nhà giáo) Vĩnh Quyền (*):

2.1. Còn thiếu (rất hiếm) những ấn phẩm về Trường Sa, Hoàng Sa;

2.2. Ngành giáo dục là môi trường tốt nhất để giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ;

2.3. Chỉ lớp 9 và lớp 12 mới có điều kiện đả động đến vấn đề biển đảo;

2.4. Thầy ông khuyên nên dùng từ “đất nước” khi nói về tổ quốc (chứ không là “sông núi” - sơn hà - như Trung Quốc) - bởi nước ta còn có hơn ba nghìn cây số mặt biển, dùng “nước” chuẩn hơn, đúng tầm hơn là dùng "sông";

2.5. Các con của thầy ông có tên là Quang Ảnh, Hữu Nhật, Duy Mộng - tên của ba đảo lớn ở Hoàng Sa. Năm 1815, vua Gia Long cử Phạm Quang Ảnh chỉ huy đội khảo sát Hoàng Sa...; năm 1833 đến 1836, vua Minh Mạng cử Phạm Hữu Nhật, Lê Duy Mộng... cùng Đội Hoàng Sa ra hai quần đảo lập miếu, dựng bia. Đời sau lấy tên người có công xây dựng đảo để đặt tên cho đảo (những cái tên Việt nam) và thầy ông đã lấy tên đảo để đặt tên cho con.

2.6. Đề nghị hệ thống truyền thông và chương trình giáo dục của chúng ta cần nhạy cảm hơn, thường xuyên hơn, thiết thực hơn, mãnh liệt hơn (**) về đề tài chủ quyền của chúng ta tại quần đảo Hoàng Sa.

(*) Vĩnh Quyền: Tình cờ và KÝ ỨC - NXB Đà Nẵng, tháng 3/2006. Trang 15.

(**) không kém kiều bào

Xem thêm các thông tin khác về Hoàng Sa và Trường Sa
Đọc tiếp...

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2007

Chùm ảnh: Lính Trung Quốc chiếm đóng trên quần đảo Hoàng Sa

Comments

Theo lời một bạn đọc đã viết trên Tuổi Trẻ vào năm 2004 thì: "Tim tôi như nghẹn lại khi được biết rằng vào tháng 1/1974, hạm đội hải quân miền Nam đã chiến đấu đến người cuối cùng với gần trăm tàu chiến Trung Quốc. Cuối cùng, vì sức cô, thế yếu và tàu chiến nhỏ bé, quân ta đã đành chịu thua nhưng cũng đã đánh chìm nhiều tàu giặc. Những người lính hải quân Việt Nam anh dũng đã hy sinh trên Hoàng Sa không bao giờ bị lịch sử lãng quên. Tôi xin chia sẻ nỗi buồn này với tất cả mọi người dân Việt Nam, với mong ước một ngày nào đó Hòang Sa sẽ đoàn tụ với đất liền của Tổ quốc."

Chúng ta đã mất hoàn toàn Hoàng Sa vào năm 1974. Giờ Hoàng Sa đang nằm trọn trong tay Trung Quốc. Nhìn những hình ảnh này, mỗi người dân Việt Nam chúng ta chắc hẳn không ai là không đau đớn.

Trong khi đó, nguồn tin chào mừng 79 năm thành lập Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa lại nói rằng:

"Thông qua những hình ảnh này (hình chụp hải quân Trung Quốc đóng quân trên quần đảo Hoàng Sa mà họ gọi là Tây Sa hay Xisha) chúng ta gửi lời chào tới tất cả những người lính bảo vệ lãnh thổ của chúng ta".

"Bao nhiêu thế hệ binh lính đã chịu đựng những điều kiện hết sức khắc nghiệt trên quần đảo và dâng hiến đời họ bảo vệ an ninh cho quần đảo".

Nguyên bản bằng tiếng Anh: (31/07/2006)

"Chinese Army Day is August 1 -- the anniversary of the founding of the Chinese People's Liberation Army (PLA). This year marks the PLA's 79th anniversary.

To help the PLA celebrate, China.org.cn presents these photos of soldiers stationed on the Xisha Islands. Through these we salute all our soldiers who safeguard our sovereignty and territorial integrity.

Located 330 kilometers southeast of south China's Hainan Province, the Xisha Islands are one of four big island groups in the South China Sea along with the Dongsha, Nansha and Zhongsha. Xisha's 45 islets are spread over an area 250 kilometers long by 150 kilometers wide.

Generations of soldiers have endured the harsh conditions of the islands and devoted themselves to defending the security of the islands."

phanvinh2.jpg

Cờ Trung Quốc vẫn tung bay trên lãnh thổ Việt Nam.

dalat.jpg

Ôi, Hoàng Sa quê ta đẹp biết mấy!

Đằng sau nụ cười của những người lính Trung Quốc là nỗi đau của cả dân tộc Việt Nam.

Làm sao có một ngày Hoàng Sa trở về hoàn toàn với đất mẹ Việt Nam?

Source hình ảnh: China.org.cn

Xem thêm các thông tin khác về Hoàng Sa và Trường Sa
Đọc tiếp...

Chùm ảnh: Lính đảo Trường Sa nhận quà từ đất liền

Comments

Đoàn công tác Trường Sa của Tổng Cục Chính trị Bộ Quốc phòng cùng các ban ngành Trung ương và địa phương vừa kết thúc chuyến hành trình thăm, kiểm tra và tặng quà các đảo của Quần đảo Trường Sa và vùng biển phía Nam của tổ quốc. Cả nước đã đóng góp trên 300 phần quà và hơn 1 tỷ đồng tiền mặt. Chúng ta đã và đang cố gắng giữ gìn phần đảo còn lại của quần đảo Trường Sa trước "anh bạn" Trung Quốc...

7.jpg

Việc đưa quà lên đảo khá khó khăn do thời tiết, tuy nhiên quà đã đến tận tay từng chiến sĩ đảo.

1.jpg

Tàu cập cầu cảng Trường Sa lớn.

5.jpg

Quà được đưa lên xuồng chuẩn bị vào đảo Đá Lát.

4.jpg

Quà chu đáo đến từng chi tiết.

Mỗi lần nhận quà là một ngày hội của đảo (chụp tại Trường Sa lớn ngày 4/4)

truongsalon3.jpg

Từng món quà thấm đẫm tình cảm hậu phương.

Đưa quà lên đảo Phan Vinh.

datlat.jpg

Trung tướng Bùi Văn Huấn thay mặt Bộ Quốc Phòng tặng quà Đảo Đá Lát.

phanvinh3.jpg

Những bức thư từ đất liền.

truongsalon.jpg

Không thể chờ nổi, đọc ngay tại cầu cảng.

dalat1.jpg

Đội văn công của Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội là món quà rất ý nghĩa với lính đảo.

phanvinh2.jpg

Không kìm được nước mắt khi gặp người thân từ đất liền.

dalat.jpg

Chỉ một chút tình cảm thoáng qua cũng là món quà rất quý giá.

Source: Viet Nam Net

Xem thêm các thông tin khác về Hoàng Sa và Trường Sa
Đọc tiếp...

Thứ Tư, 12 tháng 9, 2007

Việt Nam phản đối Đài Loan xây dựng cơ sở hạ tầng tại Trường Sa

Comments

NGƯỜI PHÁT NGÔN BỘ NGOẠI GIAO VIỆT NAM LÊ DŨNG

TRẢ LỜI CÂU HỎI CỦA PHÓNG VIÊN NGÀY 12 THÁNG 9 NĂM 2007

Câu hỏi: Đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về tin Đài Loan sẽ nối lại việc xây dựng cơ sở hạ tầng trên đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa?

Trả lời:

Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động tiến hành tại khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không được sự chấp thuận của Việt Nam đều là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và không có giá trị pháp lý.

Việt Nam phản đối việc Đài Loan nối lại kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng trên đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam và yêu cầu Đài Loan chấm dứt triển khai kế hoạch nói trên cũng như những hành động tương tự tại khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Source: Bộ Ngoại giao nước CHXHCNVN

Xem thêm các thông tin khác về Hoàng Sa và Trường Sa
Đọc tiếp...

Thứ Ba, 11 tháng 9, 2007

Tại sao, Hoàng Sa? - Bùi Thanh

Comments

- Ông Bút Bi, trong mục Dự báo thời tiết của mấy ông, tôi thấy có địa chỉ Hoàng Sa. Tôi bất ngờ quá...!

- Sao ông lại bất ngờ?

- Vì báo ông là tờ báo duy nhất đăng dự báo thời tiết đảo Hoàng Sa. Ý của mấy ông là...

- Là nhắc nhở mọi người đừng bao giờ quên Hoàng Sa. Chúng tôi muốn các bạn trẻ phải biết và phải nhớ điều ấy. Mỗi ngày, mỗi ngày khi lật tờ báo ra, ở trang 14.

- Tôi hiểu, thưa ông Bút Bi, vì tôi là một giáo viên lịch sử. Nhưng vì sao các ông đưa Hoàng Sa vào mục Dự báo thời tiết?

- Vì ở đó, trước năm 1974, có một Đài khí tượng VN. Số hiệu của nó là 48860. Nhiều công dân VN đã hi sinh một phần đời ở đó để chuyển những thông tin khí tượng quí giá về cho đất liền. Và nhiều công dân khác đã ngã xuống để bảo vệ hòn đảo này.

- Vâng, tôi sẽ nhắc cho học sinh của tôi về kỷ niệm này.

- Ồ, không chỉ là kỷ niệm đâu! Ông thử vào trang web thời tiết của Yahoo mà xem. Họ gọi Hoàng Sa là Xisha Dao, và coi đó là lãnh thổ của Trung Quốc. Không thể được! Bởi thế, chúng tôi muốn mọi người luôn nhớ Hoàng Sa là lãnh thổ VN. Và thời tiết trên quần đảo đó phải được dự báo trên một tờ báo VN.

- Đúng, cảm ơn ông Bút Bi vì cuộc trò chuyện qua điện thoại này.

Source: Tuoi Tre Online

Source: Yahoo Weather Đọc tiếp...

Quảng Ngãi: Khởi công xây dựng khu di tích Đội Hoàng Sa và Trường Sa

Comments

Sáng 11.9, UBND huyện đảo Lý Sơn đã tổ chức khởi công xây dựng khu "Bảo tồn tôn tạo di tích Đội Hoàng Sa kiêm cai quản Trường Sa".

Dự án gồm các hạng mục: phục dựng đình làng An Vĩnh - nơi lính Đội Hoàng Sa (thời các Chúa Nguyễn và triều Nguyễn) đến tế lễ trước khi ra biển; tôn tạo một số nhà thờ tộc họ của những người lính Đội Hoàng Sa trước đây; xây dựng tượng đá; nhà trưng bày các hiện vật liên quan đến lính Đội Hoàng Sa... Kinh phí xây dựng trên 13 tỉ đồng từ nguồn vốn chương trình Biển đông hải đảo của Chính phủ. Dịp này, di tích "Âm Linh tự và mộ lính Đội Hoàng Sa" ở huyện đảo Lý Sơn đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.

Source: Thanh Nien Online

Đọc tiếp...

Người theo dõi

 

Copyright 2008 All Rights Reserved Revolution Two Church theme by Brian Gardner Converted into Blogger Template by Bloganol dot com