Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2007

Kỷ niệm 62 năm ngày Quốc khánh nước Việt Nam độc lập thống nhất (02/09/2007-02/09/2007)

Comments

Kỷ niệm 62 năm ngày Quốc khánh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, xin trích đăng lại bản Tuyên ngôn độc lập cũng như giới thiệu sơ nét về bài Tiến Quân ca của nhạc sĩ Văn Cao và tiểu sử của chính tác giả.

Phần giới thiệu về nhạc sĩ Văn Cao vui lòng xem ở blog của Little Horsefish.

TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

Bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam, sau khi giành độc lập từ thực dân PhápNhật, đã được Hồ Chí Minh soạn thảo, và đọc trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945.

Hoàn cảnh lịch sử

Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp từ giữa thế kỷ 19. Trong Đệ nhị thế chiến, Nhật Bản đã thay Pháp chiếm đóng Việt Nam từ năm 1940. Khi Nhật Bản thua quân Đồng Minh giữa năm 1945, Việt Nam có cơ hội lớn lấy lại độc lập. Cơ hội này đã được Việt Minh tận dụng.

Sáng ngày 26 tháng 8 năm 1945, tại ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã triệu tập và chủ trì cuộc họp của Thường vụ Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam. Trong số các quyết định của cuộc họp này, Thường vụ nhất trí chuẩn bị Tuyên ngôn độc lập và tổ chức mít tinh lớn ở Hà Nội để Chính phủ Lâm thời ra mắt nhân dân, cũng là ngày nước Việt Nam chính thức công bố quyền độc lập và thiết lập chính thể dân chủ cộng hòa.

Ngày 30 tháng 8 năm 1945, Hồ Chí Minh mời một số đồng chí đến góp ý cho bản Tuyên ngôn độc lập do ông soạn thảo.

Ngày 31 tháng 8 năm 1945, Hồ Chí Minh bổ sung thêm cho dự thảo Tuyên ngôn độc lập.

Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập trong cuộc mít tinh trước hàng chục vạn đồng bào Thủ đô, tại vườn hoa Ba Đình, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Nguyên văn bản Tuyên ngôn độc lập (xem bản tiếng Anh tại kho tư liệu chính sách đối ngoại Hoa Kỳ đối với Việt Nam của giáo sư Chính trị học Quốc tế người Mỹ Vincent Arthur Ferraro, Đại học Mount Holyoke)

Hỡi đồng bào cả nước,

Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.

Lời bất hủ ấy trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.

Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.

Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.

Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.
Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.

Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.

Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.
Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.

Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảngnhập cảng.

Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng.

Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn.

Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng Minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc kỳ, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói.

Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu hàng. Thế là chẳng những chúng không "bảo hộ" được ta, trái lại, trong 5 năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật.

Trước ngày 9 tháng 3, biết bao lần Việt Minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng lại thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn nữa. Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên BáiCao Bằng.

Tuy vậy, đối với người Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo. Sau cuộc biến động ngày 9 tháng 3, Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ.
Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.
Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa.

Bởi thế cho nên, chúng tôi, lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.

Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp.
Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị TêhêrăngCựu Kim Sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam.

Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!

Vì những lẽ trên, chúng tôi, chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng:

Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.

TIẾN QUÂN CA

Tiến quân caquốc ca của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam kể từ năm 1946 khi Việt Nam còn là chính thể Dân Chủ Cộng Hòa. Nói một cách chặt chẽ thì quốc ca Việt Nam là lời 1 của bài Tiến quân ca. Tác giả bài hát là nhạc sĩ Văn Cao (1923-1995). Ngay từ khi ra đời bài hát được coi là bài hát chính thức của Mặt trận Việt Minh. Trong thời kỳ Cách mạng tháng Tám năm 1945 thay vì "Đoàn quân Việt Nam đi", những người tham gia Việt Minh thường hát là "Đoàn quân Việt Minh đi".

Hoàn cảnh ra đời

Mùa đông năm 1944, Văn Cao gặp Vũ Quý, một Việt minh, ở ga Hàng Cỏ. Vũ Quý là người từng quen biết Văn Cao và đã động viên ông viết những bài hát yêu nước như Đống Đa, Thăng Long hành khúc ca... Vũ Quý đề nghị Văn Cao thoát ly hoạt động cách mạng, và nhiệm vụ đầu tiên là sáng tác một bài hành khúc cho đội quân Việt Minh.

Văn Cao viết bài hát đó trong nhiều ngày tại căn gác số 45 Nguyễn Thượng Hiền. Ông có viết lại trong một ghi chép tháng 7 năm 1976 như sau: "...Tôi chỉ đang làm một bài hát. Tôi chưa được biết chiến khu, chỉ biết những con đường Phố Ga, đường Hàng Bông, đường Bờ Hồ theo thói quen tôi đi. Tôi chưa gặp các chiến sĩ cách mạng của chúng ta, trong khóa quân chính đầu tiên ấy, và biết họ hát như thế nào. Ở đây đang nghĩ cách viết một bài hát thật giản dị cho họ có thể hát được..."

Văn Cao nói rằng, tên bài hát và lời ca của nó là một sự tiếp tục từ ca khúc Thăng Long hành khúc ca trước đó: "Cùng tiến bước về phương Thăng Long thành cao đứng" và bài Đống Đa: "Tiến quân hành khúc ca, thét vang rừng núi xa"... Và ông đã rút lại những ca từ trong bài hát đó thành Tiến quân ca.

Bài hát viết xong, Văn Cao gặp và hát cho Vũ Quý nghe. Vũ Quý rất hài lòng, giao cho Văn Cao tự tay viết bài hát lên đá in. Và lần đầu tiên Tiến quân ca được in trên trang văn nghệ của báo Độc Lập tháng 11 năm 1944 bằng bản in đá do chính Văn Cao viết. Nguyễn Đình Thi khi nghe Văn Cao hát bài hát này, đã xúc động thật sự, và đề nghị mỗi người viết một bài hát nữa về mặt trận Việt Minh. Sau đó Nguyễn Đình Thi viết được bài Diệt phát xít, Văn Cao viết thêm bài Chiến sĩ Việt Nam, cả hai bài hát này đều phổ biến rộng rãi trong công chúng.

Ngày 13 tháng 8 năm 1945, Hồ Chủ Tịch đã chính thức duyệt Tiến quân ca làm quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 17 tháng 8 năm 1945, trong cuộc mít tinh của nhân dân Hà Nội trước Nhà hát lớn, bài Tiến quân ca đã được cất lên. Cũng tại quảng trường Nhà hát lớn, ngày 19 tháng 8 năm 1945, trong cuộc mít tinh lớn, dàn đồng ca của Đội Thiếu niên Tiền phong đã hát bài Tiến quân ca chào lá cờ đỏ sao vàng.

Năm 1946, Quốc hội khóa I đã quyết định chọn Tiến quân ca làm quốc ca. Trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam, tại điều 3 ghi rõ: "Quốc ca là bài Tiến quân ca". Năm 1955, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá I đã quyết định mời tác giả tham gia sửa một số chỗ về phần lời của quốc ca.

Sau năm 1975, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, ngày 2 tháng 7 năm 1976, hai miền Nam Bắc thống nhất thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và quốc ca là Tiến quân ca. Năm 1981, Việt Nam tổ chức sẽ thay đổi quốc ca. Một cuộc thi được mở ra nhưng sau hơn một năm, cuộc thi này không được nhắc tới nữa và cũng không có tuyên bố chính thức gì về kết quả. Tiến quân ca vẫn là quốc ca Việt Nam cho tới ngày nay

Đọc tiếp...

Thứ Hai, 27 tháng 8, 2007

Chiến dịch "Ký tên vì Hoàng Sa thân yêu"

Comments

Để góp phần nâng cao nhận thức của thế hệ thanh niên Việt Nam, Ban biên tập blog "Trung tâm dữ liệu Hoàng Sa" (www.hoangsa.org) quyết định phát động phong trào "Ký tên vì Hoàng Sa thân yêu".

Thông tin sơ lược về quần đảo Hoàng Sa và tại sao Hoàng Sa quan trọng đối với chúng ta

Lời tựa cho Trung tâm dữ liệu Hoàng Sa

Một số liên kết thông tin để tìm hiểu về Hoàng Sa và Trường Sa (được cập nhật liên tục)

Chúng ta hãy cùng ký tên ủng hộ việc đấu tranh ngoại giao và đối thoại đòi lại quyền kiểm soát Hoàng Sa. Chúng ta cần hành động bằng tất cả để bảo vệ chủ quyền của tổ tiên, hôm nay và mai sau của Việt Nam. Rồi sẽ có một ngày chúng ta sẽ trở thành một nước lớn đòi lại Hoàng Sa như cách mà người Nhật đang làm với Nga.

Hãy đoàn kết lại với nhau thành một khối thống nhất, khôi phục lại tinh thần Đại Việt xưa. Chúng ta nên bỏ qua những bất đồng mâu thuẫn của quá khứ, không nên trách cứ, tranh cãi về chế độ nào đã làm mất Hoàng sa vì đó đã là lịch sử. Vấn đề của chúng ta hiện nay là làm thế nào để lấy lại Hoàng Sa chứ không phải Hoàng Sa đã mất vì ai.

* Hỗ trợ tuyên truyền về cuộc vận động:

1. Copy toàn văn bài entry này đem về blog của mính để vận động thêm nhiều người biết đến phong trào.

2. Vận động các cơ quan truyền thông Việt Nam tuyên truyền nhiều thông tin hơn nữa về Hoàng Sa đến với độc giả cả nước.

3. Ký tên và vận động nhiều người cùng tham gia "Ký tên vì Hoàng Sa thân yêu" với nội dung đính kèm là kêu gọi người Việt trong và ngoài nước không phân biệt chính kiến hãy đoàn kết lại với nhau vì một nước Việt Nam độc lập hùng cường.

4. Sử dụng feed của "Trung tâm dữ liệu Hoàng Sa" bằng cách click chuột phải vào biểu tượng RSS rồi chọn "Copy Shortcut". Sau đó vào mục "My Page", chọn "Add Feeds" hoặc "Edit Feeds" (nêu bạn đã dùng feed trước đó), dán vào 1 trong 3 chỗ trống và lưu lại.

Hãy cùng tham gia với chúng tôi, nếu bạn là người Việt Nam!

P/S: Ban biên tập đã và đang cố gắng tập họp ngày càng nhiều những thông tin cần thiết để phục vụ tuyên truyền sâu rộng cho toàn thể khối người Việt trên toàn thế giới được biết. Nếu có điều kiện, chúng tôi sẽ chuyển ngữ sang tiếng Anh và các thứ tiếng khác để kêu gọi ủng hộ. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các bạn blogger trong và ngoài nước.

Ban biên tập.

Đọc tiếp...

Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2007

Nguyễn Tuấn Anh: góp một bàn tay, giành lại giang sơn!

Comments

Căn cứ vào tài liệu lịch sử đã ghi rõ và nhận thức từ thực tế đã chứng minh rằng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa hoàn toàn thuộc chủ quyền của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Bất cứ hành động lấn chiếm và khai thác tài nguyên của Trung Quốc trên hai quần đảo đó là một sự khiêu khích và xâm phạm chủ quyền của nước Việt Nam. Trên 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước, nhân dân Việt Nam đã quá hiểu rõ kẻ thù Trung Quốc từ đời này đến đời khác luôn ôm mộng bá chủ, mở rộng bờ cõi. Nhưng dân tộc Việt Nam hào hùng, bất khuất, kiên cường đã nhiều lần dạy cho bọn xâm lược những bài học đáng nhớ. Càng bị thua trận, bọn xâm lược càng điên tiết mong muốn trả thù, cho nên, hết lần này đến lần khác, bọn chúng luôn đánh phá Việt Nam bằng nhiều thủ đoạn từ đánh phá kinh tế đến gây hấn quân sự.

Quay lại vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa, theo như nhiều nhận định cho rằng, việc mất đi một số hòn đảo tại quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa không phải là do Trung Quốc mạnh, Việt Nam yếu hay là chính phủ Việt Nam chưa có những hành động cụ thể mạnh mẽ nào. Mà vấn đề này là do tinh thần đoàn kết của chúng ta trong lúc này đang dần dần giảm đi. Một phần vì sự hận thù quá khứ từ cuộc chiến tranh Việt Nam. Một phần vì quá mải mê với đời sống vật chất. Một phần vì quá theo đuổi những "đường lối chính trị phương tây xa vời" mà không biết có phù hợp với tình hình lịch sử và vị trí của Việt Nam hay không. Nếu chúng ta, thế hệ thanh niên, sinh viên, những rường cột cho nước nhà mai sau vẫn còn quá mải mê vào những "đòi hỏi thiếu thực tế" trong việc lập đảng này đảng nọ, quá đam mê vào những "ăn chơi sa đọa", hoặc chỉ biết bản thân làm giàu mà không nghỉ đến lợi ích dân tộc, để rồi từ đó xuất hiện trong thế hệ trẻ chúng ta những tranh cãi không đáng có và vô tình làm giảm đi tinh thần đoàn kết dân tộc ngày nào. Nếu mà như vậy, thì thử hỏi làm sao chúng ta có thể tạo nên tiếng nói mạnh mẽ trong việc đấu tranh giành lại chủ quyền quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa ?

Cho nên, vấn đề bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hết sức thiêng liêng và cũng hết sức khó khăn phức tạp, lâu dài, đòi hỏi trí tuệ, công sức và sự đóng góp của nhiều người, nhiều thế hệ Việt Nam. Vì thế, đã đến lúc người Việt trong nước và trên toàn thế hãy đoàn kết lại với nhau thành một khối thống nhất, khôi phục lại tinh thần dân tộc ngày xưa, nhằm xây dựng một nước Việt Nam hùng cường xứng tầm với tổ tiên nước Việt ngàn năm văn hiến. Đối với thế hệ thanh niên, sinh viên, các bạn hãy góp một phần trong việc tuyên truyền và tạo ra nhiều hoạt động nhằm giáo dục và động viên bạn bè xung quanh ý thức về vấn đề chủ quyền quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa. Đối với anh em du học sinh thì nên cố gắng tạo dựng tình cảm với bạn bè quốc tế và qua đó, vận động quốc tế tạo sức ép với Trung Quốc chấm dứt ngay những hành động xâm chiếm và khai thác tài nguyên trên hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa. Chỉ có sức mạnh đoàn kết của mọi người con nước Việt mới có thể tạo nên cơn sóng thần nhấn chìm ảo tưởng bá chủ và lấn chiếm lãnh thổ của bọn hiếu chiến, bạo tàn Trung Quốc.

Phiên âm Hán - Việt:

Nam quốc sơn hà
Nam quốc sơn hà nam đế cư
Hoàng thiên dĩ định tại thiên thư
Như hà Bắc lỗ lai xâm phạm
Bạch nhận thiên hành phá trúc dư

Bản dịch thơ:

Sông núi nước Nam
Sông núi nước Nam, nam đế ngự
Sách trời định phận rõ non sông
Cớ sao giặc Bắc sang xâm phạm
Bay hãy chờ coi chuốc bại vong
(Lý Thường Kiệt)

Source: Nguyễn Tuấn Anh's Blog

Đọc tiếp...

Một số liên kết thông tin về vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa - cập nhật liên tục

Comments

Phát ngôn và tuyên bố của chính phủ:

Thông tin tuyên truyền:

Thông tin báo chí: (theo thời gian)

Tài liệu nghiên cứu khoa học - ấn phẩm điện tử

Đọc tiếp...

Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2007

Tiến sĩ Nguyễn Nhã: cả một đời nghiên cứu Hoàng Sa

Comments

Năm 1966, Sài Gòn chứng kiến sự ra đời của tập san Sử Địa mà người chủ trương là một chàng thanh niên 26 tuổi vừa tốt nghiệp hai trường đại học: sư phạm và văn khoa. Chín năm sau (20-1-1975), cũng chính người thanh niên ấy tổ chức một triển lãm tại Thư viện quốc gia kỷ niệm một năm ngày biến cố Hoàng Sa, trưng bày tất cả tài liệu, hình ảnh thể hiện chủ quyền Hoàng Sa là của VN.

Và đến 18-1-2003, 29 năm ngày biến cố Hoàng Sa, chàng thanh niên ngày xưa trình trước hội đồng bảo vệ luận án tiến sĩ tại Trường đại học KHXH&NV đề tài "Quá trình xác lập chủ quyền của VN tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa". "Với luận án tiến sĩ này, tôi thách thức các nhà nghiên cứu các nước, kể cả Trung Quốc (TQ), có một đề tài xác lập chủ quyền Hoàng Sa mang tính khoa học được như tôi", người đó là Nguyễn Nhã.

Close

Từ tư liệu đến những bước chân điền dã

“Tôi còn nhớ như in mồng 3 tết năm 1974, khi tôi đang chúc tết giáo sư Nguyễn Đăng Thục thì nghe trên đài phát thanh loan tin đang có chiến sự ở Hoàng Sa. Ngay lúc đó tôi đã dự định ra một số chuyên đề trên tập san Sử Địa bấy giờ về đề tài Hoàng Sa. Nhưng phải đợi một năm sau chúng tôi mới tổ chức một cuộc triển lãm, và nhân đó phát hành tập san Sử Địa số 29 chuyên về Hoàng Sa. Tôi còn nhớ lúc đó nhà văn Sơn Nam có đánh giá rằng đây là một triển lãm mang tầm cỡ quốc tế”.

Đó cũng là một sự kiện mang tính lịch sử, và tập san Sử Địa số 29 đó với tập hợp các bài viết của những giáo sư từ Hoàng Xuân Hãn đến các vị nghiên cứu đầu ngành lịch sử lúc đó là một nguồn tư liệu quí giá.

“Với tôi, một nhà nghiên cứu - ông nói - tôi bám sát theo tư liệu lịch sử. Việc xác lập chủ quyền là của Nhà nước chứ không phải của dân. Do vậy, phải sử dụng tư liệu của chính quyền. Mà ở mình thì tư liệu đáng tin cậy có nhiều. Xưa nhất, vào cuối thế kỷ 17 đã có tập bản đồ Toản nam tứ chí lộ đồ thư hay Toản tập An Nam lô của Đỗ Bá Công Đạo có vẽ và ghi chú về “bãi cát vàng”, tức Hoàng Sa."

"Tiếp đó là Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn mô tả chi tiết về hoạt động của các đội Hoàng Sa, Bắc Hải minh chứng sự xác lập và bảo vệ chủ quyền của VN trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

"Sang đến thời nhà Nguyễn thì một hệ thống biên niên sử và địa dư chí của Quốc sử quán, sách hội điển, châu bản của nội các triều đình nhà Nguyễn đã ghi chép sự hoạt động của đội thủy binh Hoàng Sa một cách rõ ràng, thể hiện sự xác lập cũng như bảo vệ chủ quyền của Nhà nước VN trên quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa. Trong đó có các bộ sử sách: Châu bản triều Nguyễn, Hội điển, Phủ biên tạp lục, Đại Nam thực lục chính biên, Đại Nam thực lục tiền biên, Đại Nam nhất thống chí, Quốc triều chính biên toát yếu, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ...”.

Ở VN có một điều đặc biệt là tất cả các tài liệu đều là tài liệu công. Vua nói gì, bộ công nói gì, quan chức nói gì về chủ quyền Hoàng Sa, tất cả đều được sử gia chép lại. Chứ TQ thì chỉ suy diễn thôi. TQ không có tài liệu nào của chính quyền TQ nói về chủ quyền của TQ đối với Hoàng Sa cả. Vì tên gọi Tây Sa cũng như Nam Sa là tên gọi sau này, bắt đầu từ 1909 mới có. Năm 1909 TQ đi thám sát mới đặt tên quần đảo Hoàng Sa là Tây Sa vì cho rằng đây là đảo vô chủ (res nullius)”.

Điều đáng quí là TS Nguyễn Nhã có bước chân điền dã thật dẻo dai. Ông đã lặn lội theo dấu tích của những gì liên quan đến Hoàng Sa còn sót lại. Ông giẫm nát vùng đất Quảng Ngãi, Quảng Nam và ra đến tận đảo Lý Sơn - cù lao Ré trong thư tịch cổ - để tìm dấu vết của Hoàng Sa.

“Theo thư tịch cổ tôi nắm được, những dân binh của các đội Hoàng Sa, Bắc Hải dưới thời nhà Nguyễn được tuyển mộ từ vùng cù lao Ré tức đảo Lý Sơn ngày nay. Và khi đặt chân đến đảo Lý Sơn thì quả là nơi đây còn những chứng tích quan trọng. Cụ thể là trên đảo còn nhà thờ của họ Phạm Quang, ông Phạm Quang Tỉnh ở thôn Đông, xã Lý Vĩnh hiện còn nhà thờ và gia phả vị tổ gia tộc là Phạm Quang Ảnh - đội trưởng đội Hoàng Sa dưới thời vua Gia Long 1815”.

Đặc biệt, ông Nguyễn Nhã còn đưa ra được một chi tiết về miếu Hoàng Sa, hiện nay là đình làng Lý Hải, là nơi vào thời vua Tự Đức đã diễn ra những lễ “thế lính Hoàng Sa”, tức lễ tế sống lính Hoàng Sa trước khi lên đường làm nhiệm vụ hằng năm: đi Hoàng Sa để đo đạc thủy trình và khai thác sản vật.

Trong luận án ghi rõ: “Cũng tại xã An Vĩnh và làng An Hải (cả đất liền lẫn ngoài đảo cù lao Ré) có tục lễ tế đình và làm lễ khao quân tế sống để tiễn lính đội Hoàng Sa lên đường làm nhiệm vụ hằng năm vào ngày 20-2 âm lịch, tại các đình làng”. “Khi tôi ra đảo Lý Sơn, những gia đình có truyền thống đi biển giỏi đã vẽ lại cho tôi kiểu thuyền buồm đi Hoàng Sa thời trước. Bởi vì ngày xưa thủy quân của mình phải dựa vào những người giỏi đi biển, trong đó có những người ở cù lao Ré” - ông Nhã kể.

Lịch sử rất công minh và nghiêm khắc

Lý luận của TS Nhã trong luận án của mình chặt chẽ đến mức TS Trần Đức Cường trong bài nhận xét của mình đã viết: “Tác giả đã sử dụng thành công phương pháp lịch sử và logic để nêu lên các luận điểm, luận cứ nhằm chứng minh chủ quyền của VN đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Cách lập luận của tác giả rất có sức thuyết phục. Việc sử dụng nhiều tài liệu của TQ để nêu rõ về chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa là của VN chứ không phải của Trung Quốc tỏ ra có hiệu quả...".

Không những dùng tài liệu của TQ để biện bác, Nguyễn Nhã còn dùng tất cả tài liệu sách vở, bản đồ, nhật ký... của phương Tây có được để chứng minh rằng chủ quyền của VN đối với Hoàng Sa và Trường Sa đã được xác định từ rất lâu trước khi TQ lên tiếng “xí phần” vào năm 1909 với động tác đặt lại tên hai đảo này là Tây Sa và Nam Sa.

Ngoài việc lập luận, phân tích rõ ràng theo các nguồn sử liệu và chứng tích điền dã có được, TS Nhã dành một phần trong luận án của mình để “phản bác các quan điểm biện minh cho sự xâm phạm chủ quyền VN của nước ngoài tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa". Trong đó, ông thẳng thắn phản bác các luận điểm của TQ biện minh cho sự xâm phạm chủ quyền VN tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

30 năm sau biến cố Hoàng Sa, trong một căn nhà nhỏ ở quận Bình Thạnh,TP.HCM, nghe TS Nguyễn Nhã lật từng trang luận án và hùng hồn thuyết giảng về quan điểm của mình trước các luận điểm phi lý biện minh cho sự xâm phạm chủ quyền của VN tại quần đảo này mà lòng muốn rưng rưng.

“Đầu Công nguyên, VN đã chịu nô lệ ngót 1.000 năm nhưng vẫn giữ được độc lập. Thì bây giờ tôi cho rằng Hoàng Sa dẫu chịu 1.000 năm nữa cũng không sao, dẫu thế nào thì Hoàng Sa cũng vẫn cứ là của VN”. Câu nói ấy của TS Nguyễn Nhã đã được giáo sư Trần Văn Giàu chia sẻ bằng ý kiến: “Thời bây giờ thì chắc là không đến 1.000 năm đâu”. Và TS Võ Văn Sen nhận định: “Tôi nghĩ đây là một trong những đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn vào bậc nhất mà khoa học lịch sử có thể đề cập đến”.

Tuy bận rộn rất nhiều công việc, nhưng khi nhắc đến Hoàng Sa, TS Nhã thoắt trở nên hăng hái, ông nói chuyện quên cả thời gian. Ông tự tin vào công trình của mình: “Tôi đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ. Điều này khẳng định hội đồng phản biện đã không bác được ý kiến của tôi, và trong tương lai chắc cũng không ai bác tôi được, và khi không bác được thì mục đích của chúng ta về Hoàng Sa phải đạt được”.

Miếu Hoàng Sa, nay là đình làng Lý Hải ở đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi

Vẫn còn những điều băn khoăn. Ông Nhã cho rằng cần giáo dục cho các thế hệ con cháu VN hiểu rằng Hoàng Sa sự thật và mãi mãi là đất của VN. Nó thể hiện trong tư liệu thư tịch sử sách, trong chứng tích còn sót lại ở cù lao Ré và cửa biển Sa Kỳ... “Anh Dương Trung Quốc có đặt vấn đề nên có một đền thờ cho những liệt sĩ ở Hoàng Sa thì tôi cho biết ở Lý Sơn, tức cù lao Ré, đã có rồi. Vừa rồi truyền hình VN có quay cái miếu đó”.

Chia tay chúng tôi, vị tiến sĩ còn tâm sự một điều: “Tôi quan niệm mình là người đi học, tôi sẽ học cả một đời. Chính vì thế mà đợi đến về hưu tôi mới trình luận án tiến sĩ trong khi tôi hoàn toàn có thể trình trước đây rất lâu”.

Đối với nghề, ông nhấn mạnh: “Lịch sử rất công minh và nghiêm khắc đối với bất cứ ai, kể cả người viết sử. Người viết sử mà viết sai thì hậu thế sẽ phê phán. Phương pháp của tôi là phê khảo tài liệu. Đây là một bước quan trọng. Phải áp dụng một số phương pháp nghiên cứu sử học để phê khảo tài liệu. Ngay cả những tài liệu của chính sử cũng phải tìm tài liệu cấp I. Người nghiên cứu phải khách quan, không thiên lệch”.

“Tôi nhìn vấn đề Hoàng Sa dưới góc độ học thuật. Tôi thực hiện đề tài nghiên cứu Hoàng Sa là một hành trình đi tìm sự thật. Và tôi muốn các nhà nghiên cứu lịch sử trên thế giới kể cả Trung Quốc chia sẻ với tôi về sự thật này. Tôi nghiên cứu Hoàng Sa là nghiên cứu về chủ quyền của Hoàng Sa, chứ không phải nghiên cứu về các yếu tố khác của Hoàng Sa”. Đặt vấn đề chủ quyền Hoàng Sa như một sự thật lịch sử và đi tìm, đó là khí chất của một nhà sử học.

Source: Tuổi Trẻ Online

Đọc tiếp...

Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2007

Lời tựa cho Trung tâm dữ liệu Hoàng Sa

Comments

Trung Quốc từ xưa đến nay là một nước luôn luôn có tư tưởng bành trướng. Từ tổ tiên của họ đến con cháu ngày nay luôn tìm cách cướp đất đai của Việt Nam. Còn nhớ có một lần Trung Quốc lấy cớ có hài cốt của người Trung Quốc ở vùng đất hoàn toàn thuộc Việt Nam và có ý định bắt Việt Nam ta "trao trả lại". Nhưng một quan chức Việt Nam đã trả lời rất sắc sảo rằng: "Nếu Trung Quốc nghĩ rằng mảnh đất đó của Trung Quốc là do có hài cốt của người Hoa. Vậy tại sao Trung Quốc không nhận Gò Đống Đa - Hà Nội là đất của mình. Nơi đó là nấm mồ của 29 vạn người Tàu đấy". Nhìn lại lịch sử của mình, người Việt hẳn tự hào đã có 4000 năm dựng và giữ nước. Thời điểm này chính là lúc cần sự đoàn kết, phát huy truyền thống của tổ tiên để cùng nhau xây dựng một nước Việt Nam hùng mạnh, đập tan mọi ý đồ xâm lược của kẻ thù...

Chúng ta mất Hoàng Sa và Trường Sa không phải do Trung Quốc mạnh và Việt Nam yếu mà là do tính đoàn kết trong dân tộc Việt Nam đang mất dần, nó sẽ trở thành thảm họa cho dân tộc, cho đất nước Việt Nam, nếu tiếp tục chia rẽ thì sẽ đến một ngày nước Việt Nam sẽ không còn tồn tại nữa, nước Việt sẽ về tay ngoại bang.

Đã đến lúc người Việt trong nước và trên toàn thế hãy đoàn kết lại với nhau thành một khối thống nhất, khôi phục lại tinh thần Đại Việt xưa, nhằm xây dựng một nước Việt Nam hùng cường xứng tầm với tổ tiên nước Việt ngàn năm để lại.

Trong lúc sức mạnh về quân sự chưa có, kinh tế đang còn yếu kém… thì Internet sẽ là thứ vũ khí lợi hại nhất, một sức mạnh vô hình lớn nhất của nhân lại loài người trong thế kỷ 21 này, Internet sẽ đem lại sự gần gũi cảm thông giữa người Việt trong và ngoài nước, Internet sẽ đem lại sự đoàn kết cho dân tộc Việt, Internet sẽ làm nên "dậy sóng" ở biển Đông nhấn chìm "bạo Tần" thế kỷ 21.

Chúng ta hãy lập blog để lưu giữ, trao đồi tài liệu biển đông, kêu gọi sự đoàn kết, bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa.

Tất cả chúng ta rồi một ngày sẽ chết đi, nhưng những tư liệu đó, những tâm tư đó, những tấm gương yêu nước vẫn mãi còn đó, nước Việt phải phát triển, giòng giống vua Hùng phải hùng mạnh, phải đi lên xứng tầm là quốc gia chí khí Đại Việt ngàn xưa.

Ban biên tập.

Đọc tiếp...

Bạn có nghĩ thanh niên Việt Nam ai cũng biết Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm không?

Comments

Bạn có nghĩ thanh niên Việt Nam ai cũng biết Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm không? Liệu giáo dục trong nhà trường đã đúng và đủ chưa khi chúng ta không hề được thông tin về chuyện này? Tại sao báo chí luôn nhạy cảm về vấn đề này?

Hãy vote thử nhé!

Đọc tiếp...

Trung Quốc lại cảnh báo Việt Nam về Trường Sa

Comments
Bộ Ngoại giao Trung Quốc vừa lên tiếng chỉ trích việc Việt Nam hợp tác với công ty BP của Anh để lắp đặt đường ống khí đốt tại quần đảo Trường Sa cũng như tổ chức bầu cử quốc hội trên quần đảo này.

Việt Nam cũng đang có kế hoạch mở một số lô đấu thầu dầu khí tại vùng biển Trường Sa, mà Trung Quốc gọi là Nam Sa.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương nói trong buổi họp báo thường kỳ hôm thứ Ba rằng việc "Việt Nam áp dụng hàng loạt hành động mới trên quần đảo Nam Sa đã đi ngược với nhận thức chung quan trọng về các vấn đề trên biển" mà hai bên đã đạt được.

Ông Tần gọi đây là hành động "xâm phạm chủ quyền lãnh thổ cũng như chủ quyền và quyền cai quản của Trung Quốc".

"Trung Quốc bày tỏ hết sức quan tâm việc này và đã giao thiệp nghiêm khắc với Việt Nam".

Tuyên bố của Người phát ngôn Trung Quốc được đưa ra trong lúc Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đang có chuyến thăm chính thức nước này.

Đây là chuyến thăm song phương nước ngoài đầu tiên của ông Nguyễn Phú Trọng với tư cách Chủ tịch Quốc hội.

Bộ Ngoại giao Việt Nam nói chuyến thăm của ông Trọng "sẽ góp phần quan trọng vào việc tăng cường và phát triển hơn nữa quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện Việt Nam - Trung Quốc".

Theo kế hoạch, cuộc bầu cử Quốc hội Việt Nam khóa XII sẽ được tiến hành ngày 20/5, tức chỉ hơn một tháng nữa.

Vùng tranh chấp

Khu vực mà Việt Nam gọi là Trường Sa, còn được các nước bao gồm Đài Loan, Brunei, Malaysia và Philippines tuyên bố chủ quyền.

Tuy nhiên, Việt Nam và hãng BP của Anh đang chuẩn bị thực hiện dự án trị giá hai tỷ đôla lắp đặt đường ống dẫn khí đốt thiên nhiên từ hai mỏ khí ở khu vực này.

Việt Nam cũng muốn tổ chức bầu cử quốc hội tại quần đảo mà Việt Nam cho là "chủ quyền không thể xâm phạm" của mình.

Tiếp ông Nguyễn Phú Trọng hôm 9/4, Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Ngô Bang Quốc nói hai bên cần "giải quyết ổn thoả vấn đề biên giới lãnh thổ, thực hiện tốt các Hiệp định liên quan, cùng nhau giữ gìn ổn định của vùng Biển Nam Trung Quốc".

Về phần mình, Trung Quốc cũng cho các công ty dầu khí, mà điển hình là PetroChina, thăm dò và khai thác dầu khí trong khu vực tranh chấp.

Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ năm 1991, sau nhiều năm cắt quan hệ ngoại giao và Trung Quốc mở chiến tranh biên giới năm 1979.

Năm 1988 từng xảy ra đụng độ vũ trang giữa hai nước tại Trường Sa, trong đó hơn 70 thủy thủ Việt Nam thiệt mạng.

(trích đăng lại từ BBC)

Đọc tiếp...

Các nghiên cứu và tài liệu về Hoàng Sa

Comments

Vào thế kỷ thứ 18, bộ sách Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn đã có nói tới Hoàng Sa và Trường Sa. Cuốn sách này cũng kể việc người Việt Nam đã khai thác hai quần đảo này ngay từ thời Lê mạt. Các tài liệu khác nói về chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa là bộ Hoàng Việt Địa Dư Chí được ấn hành vào năm Minh Mạng thứ 16 tức là năm 1834 và Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí của Phan Huy Chú (1782 - 1840). Sách Hoàng Việt địa dư chí có chép:

Quần đảo Hoàng Sa ở ngoài khơi, các vua đời trước đặt ra đội quân giữ Hoàng Sa gồm 70 người, thường là lấy người xã An Vĩnh (Quảng Ngãi - huyện Bình Sơn - phủ Tư nghĩa) để luôn luôn canh giữ. Hàng năm cứ đến tháng 3 nhận lệnh mang theo lương thực trong 6 tháng rồi dùng 5 chiếc thuyền ra khơi, đi trong 3 ngày 3 đêm thì đến đảo, đến nơi vừa canh giữ, vừa đánh mà ăn. Vật báu ở đó rất nhiều, nên đội quân này vừa làm nhiệm vụ canh giữ, vừa khai thác vật báu. Đến tháng 8 thì về, họ vào Cửa Eo (Thuận An) lên tâu nộp ở thành Phú Xuân.

Ngoài các sử gia bản xứ, một số các tác giả người Pháp cũng nói tới chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa. Vào năm 1836 Đức giám mục Taberd đã viết trong cuốn sách Địa dư, lịch sử và mô tả mọi dân tộc cùng với tôn giáo và phong tục của hội (Univer, histoire et description de tous les peuples, de leurs religion et coutumes) như sau:

"Tôi không kể dài dòng về những đảo thuộc Nam Kỳ, nhưng chỉ nhận xét rằng từ 34 năm nay, người Nam Kỳ đã chiếm cứ nhóm quần đảo Paracels mà người An Nam gọi là Cát Vàng hay Hoàng Sa, thực là những hòn đảo nhỏ bí hiểm, gồm những mỏm đá xen lẫn với các bãi cát mà những người đi biển đều kinh hãi. Tôi không rõ họ có thiết lập cơ sở gì ở đó không, nhưng chắc chắn rằng Hoàng Đế Gia Long nhất định muốn mở rộng lãnh thổ của Hoàng Triều bằng cách chiếm quần đảo này, và vào năm 1816, ngài đã long trọng trương lá cờ tại đây".

Trong tác phẩm Hồi ký về Đông Dương, tác giả Jean Baptiste Chaigneau cũng ghi rằng vua Gia Long đã chính thức thu nhận quần đảo Hoàng Sa vào năm 1816. Khi người Pháp đặt nền bảo hộ trên toàn cõi Đông Dương, họ cũng tiếp tục lãnh nhiệm vụ bảo vệ Hoàng Sa. Vào các năm 1895 và 1896, có hai chiếc thương thuyền tên Bellona và Iruezi Maru chở đồng cho người Anh bị đắm tại nhóm đảo Tuyên Đức và bị người Trung Hoa đến đánh cướp. Đại diện người Anh tại Bắc Kinh đòi nhà Thanh phải bồi thường vì có một số đồng được đem về bán tại đảo Hải Nam. Nhưng chính quyền nhà Thanh không chịu bồi thường, viện cớ quần đảo Hoàng Sa không thuộc chủ quyền của Trung Hoa.

Đại Thanh đế quốc toàn đồ xuất bản năm 1905, tái bản lần thứ tư năm 1910 chỉ vẽ đế quốc Đại Thanh đến đảo Hải Nam.

Trung Quốc địa lý học Giáo khoa thư xuất bản năm 1906 viết: "Điểm mút của Trung Hoa ở Đông Nam là bờ biển Nhai Châu, đảo Quỳnh Châu, vĩ tuyến 18°13' Bắc".

Sau sự kiện tháng 1 năm 1974, các học giả Trung quốc tìm kiếm trong sách cổ, dựa vào các chi tiết liên quan đến biển Đông mà họ gọi là Nam Hải, để làm bằng chứng cho luận thuyết "các đảo Nam hải xưa nay là lãnh thổ Trung Quốc" do nhân dân TQ "phát hiện và đặt tên sớm nhất", "khai phá và kinh doanh sớm nhất", do Chính phủ Trung quốc "quản hạt và hành sử chủ quyền sớm nhất". Đầy đủ nhất có thể kể đến cuốn "Tổng hợp sử liệu các đảo Nam Hải nước ta" do Hàn Chấn Hoa, một giáo sư có tên tuổi ở Trung Quốc và nước ngoài, chủ biên (1995-1998), xuất bản năm 1988. Các ấn phẩm về sau như của Phan Thạch Anh và nhiều học giả Đài Loan cũng chủ yếu dựa theo cuốn sách này.

Năm 1996, cuốn "Chủ quyền trên quần đảo Paracels và Spratlys" của bà Monique Chemilier Gendreau, một luật sư, giáo sư có tên tuổi ở Pháp và nước ngoài ra mắt bạn đọc đã làm cho các học giả Trung Quốc bối rối và họ đã mời bà sang Bắc Kinh nói là để cung cấp thêm tài liệu. Bà đã đến Bắc Kinh và đối mặt với mấy chục học giả Trung Quốc. Bà cho biết, học giả Trung Quốc không giải đáp được những vấn đề do bà đặt ra, không đưa ra được bất kỳ bằng chứng nào có sức thuyết phục.

Ngày 3 tháng 9 năm 1993, trong bài đăng trên tạp chí Window (Hồng Kông) tác giả Phan Thạch Anh đưa ra sự kiện quần đảo Nam Sa được sát nhập vào đảo Nam Hải năm thứ 5 niên hiệu Trinh Nguyên đời nhà Đường (789) và thủy quân đời nhà Nguyên đã đi tuần quần đảo Nam Sa năm 1293. Nhưng khi tạp chí Thông tin khoa học xã hội số 4/1994 của Việt Nam khẳng định và chỉ rõ tài liệu liên quan đến hai sự kiện này không liên quan gì đến các quần đảo ở Biển Đông thì trong cuốn sách mới xuất bản về quần đảo Nam Sa năm 1996, tác giả Phan Thạch Anh đã không nhắc đến hai sự kiện này nữa.

Một trong những nghiên cứu mới nhất được công bố về Hoàng Sa là luận án tiến sĩ của ông Nguyễn Nhã, đề tài [Quá trình xác lập chủ quyền của VN tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa][1], bảo vệ ngày 18 tháng 1 năm 2003 (29 năm sau trận hải chiến giữa Trung Quốc và Việt Nam Cộng Hòa) tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM. Ông Nguyễn Nhã nói: "Với luận án tiến sĩ này, tôi thách thức các nhà nghiên cứu các nước, kể cả Trung Quốc, có một đề tài xác lập chủ quyền Hoàng Sa mang tính khoa học được như tôi". [2]

(trích đăng và biên tập lại từ Wikipedia)

Nguồn gốc: http://vi.wikipedia.org/wiki/Hoàng_Sa

Đọc tiếp...

Thông tin về quần đảo Hoàng Sa

Comments

Quần đảo Hoàng Sa (tiếng Anh: Paracel Islands; Trung Quốc gọi là 西沙群島 - Quần đảo Tây Sa) là một nhóm khoảng 30 đảo, bãi san hô và mỏm đá ngầm nhỏ ở Biển Đông (xem Đảo Biển Đông), cách miền trung Việt Nam khoảng một phần ba khoảng cách đến những đảo phía bắc của Philippines. Cách Cù lao Ré (đảo Lý Sơn) của Việt Nam khoảng 200 km, cách đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 230 km.Quần đảo Hoàng Sa (tiếng Anh: Paracel Islands; Trung Quốc gọi là 西沙群島 - Quần đảo Tây Sa) là một nhóm khoảng 30 đảo, bãi san hô và mỏm đá ngầm nhỏ ở Biển Đông (xem Đảo Biển Đông), cách miền trung Việt Nam khoảng một phần ba khoảng cách đến những đảo phía bắc của Philippines. Cách Cù lao Ré (đảo Lý Sơn) của Việt Nam khoảng 200 km, cách đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 230 km.

Hình:Paracel Islands-CIA WFB Map.png

Địa lý

  • Tọa độ địa lý: từ 15°45′ đến 17°15′ Bắc, từ 111°00′ đến 113°00′ Đông
  • Chu vi bờ biển: khoảng 518 km
  • Khí hậu: nhiệt đới
  • Độ cao: chỗ thấp nhất 0 m (biển Đông), chỗ cao nhất 14 m (địa điểm chưa có tên ở đảo Rocky)
  • Tài nguyên: thiếu
  • Nguy hiểm tự nhiên: bão
  • Tên các đảo (huyện đảo Hoàng Sa): chia thành hai nhóm
    • Nhóm Đông (Amphitrite Group; Việt Nam Cộng Hòa gọi là "nhóm An Vĩnh", nguyên là tên của một xã thuộc tỉnh Quảng Ngãi thời trước; Trung Quốc gọi là 宣德群島 - Quần đảo Tuyên Đức): đảo Cây (Tree Island), còn gọi là đảo Cù Mộc, đảo Bắc (North Island), đảo Giữa/Trung (Middle Island), đảo Nam (South Island), đảo Phú Lâm (Woody Island), đảo Linh Côn (Lincoln Island), Cồn Cát Tây (West Sand), Cồn Cát Nam (South Sand), Đá/Hòn Tháp (Rocky Island)
    • Nhóm Tây (Crescent Group; còn gọi là nhóm Trăng Khuyết hay nhóm Nguyệt Thiềm vì có hình cánh cung hay lưỡi liềm; Trung Quốc gọi là 永樂群島 - Qquần đảo Vĩnh Lạc): đảo Hoàng Sa (Pattle Island), (đảo) Đá Bắc (North Reef), đảo Hữu Nhật (Robert Island), (đảo) Đá Lồi (Discovery Reef), đảo/đá Bạch Quy (Passu Keah/Island), đảo Tri Tôn (Triton Island), đảo Quang Ảnh (Money Island), đảo Quang Hòa (Duncan Island), đảo Duy Mộng (Drummond Island), Cồn/Đá Bông Bay (Bombay Reef), Đảo/Đá Chim Yến (Vuladdore Reef).

    Lịch sử

    • Đầu năm 1907, Nhật Bản chiếm Đông Sa (Pratas) làm cho các nhà cầm quyền miền Nam Trung Quốc quan tâm đến các đảo trên Biển Đông. Tháng 5 năm 1909 Tổng đốc Lưỡng Quảng Trương Nhân Tuấn phái đô đốc Lý Chuẩn đem 3 pháo thuyền ra thăm chớp nhoáng một vài đảo trên quần đảo Hoàng Sa rồi về.
    • Năm 1921 Chính quyền miền Nam Trung Quốc ra quyết định sáp nhập quần đảo Hoàng Sa (mà họ gọi là Tây Sa) vào đảo Hải Nam. Từ đó bắt đầu có sự tranh chấp giữa Trung Quốc và Pháp về chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và từ thập niên 1930 trên quần đảo Trường Sa.
    • Trong suốt các năm 1931 - 1932, Pháp liên tục phản đối việc Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa.
    • Trước năm 1932, quần đảo Hoàng Sa được đặt trong các bản đồ lãnh thổ Việt Nam bởi nhà Nguyễn.
    • Năm 1932, Đông Dương thuộc Pháp (French Indochina) sáp nhập quần đảo vào lãnh thổ của mình. Pháp lần lượt đặt một trạm khí tượng trên đảo Woody (tiếng Pháp: île Boisée) mang số hiệu 48859 và một trạm khí tượng trên đảo Pattle mang số hiệu 48860.
    • Năm 1935, lần đầu tiên Trung Quốc chính thức công bố một bản đồ có cả 4 quần đảo trên Biển Đông là của Trung Quốc. Công hàm của Công sứ Trung Quốc ở Paris gửi Bộ Ngoại giao Pháp năm 1932 còn viết rằng: "Các đảo Tây Sa là bộ phận lãnh thổ Trung Quốc xa nhất về phía Nam".
    • Ngày 30 tháng 3 năm 1938, vua Bảo Đại ra đạo dụ tách quần đảo Hoàng Sa khỏi địa hạt tỉnh Nam Ngãi nhập vào tỉnh Thừa Thiên. Đạo dụ ghi rõ: Các cù lao Hoàng Sa thuộc về chủ quyền nước Nam đã lâu đời. Chính quyền Pháp và An Nam đã dựng bia chủ quyền cho quần đảo Hoàng Sa trên đảo Pattle. Trên bia có ghi: République française - Royaume d'Annam - Archipel des Paracels 1816 - île Pattle - 1938.
    • Năm 1939, Đế quốc Nhật tấn công chiếm giữ đảo.
    • Năm 1946, dựa trên Tuyên bố CairoTuyên bố Potsdam, 4 tàu chiến của Trung Hoa Dân Quốc đổ bộ lên quần đảo với lý do giải giáp quân Nhật. Ngày 7 tháng 1 năm 1947, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc tuyên bố họ đã chiếm giữ quần đảo Tây Sa nhưng thực ra mới chỉ chiếm đảo Phú Lâm (Woody Island) mà họ gọi là đảo Vĩnh Hưng.
    • Ngày 17 tháng 1 năm 1947, pháo hạm Le Tonkinois của Hải quân Pháp đến quần đảo Hoàng Sa để đòi quân đội Tưởng Giới Thạch rút khỏi đây. Khi yêu cầu này bị từ chối, quân Pháp bèn đổ 10 quân nhân Pháp và 17 quân nhân Việt Nam chiếm giữ đảo Hoàng Sa (Pattle Island).
    • Tháng 4 năm 1950, quân đội Tưởng Giới Thạch rút khỏi đảo Phú Lâm.
    • Ngày 14 tháng 10 năm 1950, chính phủ Pháp chính thức chuyển giao quyền kiểm soát quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa cho chính phủ Việt Nam, do Bảo Đại đứng đầu.
    • Ngày 6 tháng 9 năm 1951, tại Hội nghị San Francisco về Hiệp ước Hoà bình với Nhật Bản, vốn không chính thức xác định rõ các quốc gia nào có chủ quyền trên quần đảo, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu (chính phủ Bảo Đại) tuyên bố rằng cả quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa đều thuộc lãnh thổ Việt Nam, và không gặp phải kháng nghị hay bảo lưu nào từ 51 nước tham dự hội nghị. Tuyên bố này nhằm lợi dụng tất cả mọi cơ hội minh định trên diễn đàn quốc tế xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời trên quần đảo Spratlys và Paracels của nước Việt Nam, để dập tắt những mầm mống các tranh chấp sau này. Tại Hội nghị này, đại biểu Liên Xô đã đề nghị trao hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cho Trung Quốc, nhưng đề nghị này đã bị Hội nghị bác bỏ với 46 phiếu chống, 3 phiếu thuận và văn kiện của Hội nghị ký ngày 8 tháng 9 năm 1951 chỉ ghi về hai quần đảo là "Nhật Bản từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa và đòi hỏi đối với 2 quần đảo".
    • Sau khi người Pháp rút năm 1956, tháng 4 năm 1956 Việt Nam Cộng Hoà thay thế Pháp giữ chủ quyền quần đảo. Riêng hai đảo lớn nhất là Phú Lâm và Linh Côn đã bị Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) bí mật chiếm trước khi quân đội Việt Nam Cộng hòa ra đóng quân, đảm nhiệm việc quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa theo đúng trách nhiệm mà Hiệp định Geneve năm 1954 quy định.
    • Trong thời gian này, chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã luôn khẳng định và duy trì các quyền chủ quyền của mình một cách liên tục và hoà bình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng các hoạt động Nhà nước.
    • Ngày 4 tháng 9 năm 1958, Chu Ân Lai, Thủ tướng nước CHNDTH công khai tuyên bố với quốc tế về quyết định của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Hoa Lục, có đính kèm bản đồ về đường ranh giới lãnh hải rất rõ ràng (trong đó bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa).
    • Thủ tướng Phạm Văn Đồng, đại diện chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã công nhận bản tuyên cáo trên của Trung Quốc về chủ quyền của họ trên các quần đảo biển Đông. Ông đã viết công hàm ngày 14 tháng 9 và cho đăng trên báo Nhân Dân ngày 22 tháng 9 năm 1958, với nội dung: "Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958 của chính phủ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa về hải phận của Trung quốc"[1]. Ngoài ra, sau này, Trung quốc cũng đã nêu một số tài liệu khác do chính Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa phổ biến để làm bằng cớ về sự thỏa thuận nhượng biển của Hà Nội.
    • Ngày 13 tháng 7 năm 1961, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ban hành sắc lệnh số 174 NV, trong đó ấn định: "Quần đảo Hoàng sa thuộc tỉnh Quảng Nam. Một đơn vị hành chánh xã bao gồm trọn quần đảo này được thành lập và lấy danh hiệu là xã Định Hải trực thuộc quận Hòa Vang. Xã Định hải đặt dưới quyền một phái viên hành chánh".
    • Ngày 21 tháng 10 năm 1969, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Cộng hòa ký nghị định số 709-BNV/HCĐP để "Sáp nhập xã Định Hải thuộc quận Hòa Vang tỉnh Quảng Nam vào xã Hòa Long cùng quận".
    • CHNDTH chiếm quần đảo Hoàng Sa từ ngày 19 tháng 1 năm 1974 khi quân đội của họ tấn công quân đồn trú Việt Nam Cộng hòa và chiếm các đảo phía tây trong trận Hải chiến Hoàng Sa năm 1974.
    • Ngày 20 tháng 1 năm 1974, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam đã ra bản Tuyên bố phản đối hành động này của phía Trung Quốc.
    • Ngày 14 tháng 2 năm 1975, Bộ Ngoại giao chính quyền Việt Nam Cộng hòa công bố Sách trắng về các quyền lịch sử và pháp lý của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    • Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Việt Nam thống nhất dưới tên gọi mới Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Từ đó, với tư cách kế thừa quyền sở hữu các quần đảo từ các chính quyền trước, Nhà nước CHXHCN Việt Nam có trách nhiệm duy trì việc bảo vệ chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và đã ban hành nhiều văn bản pháp lý quan trọng liên quan trực tiếp đến hai quần đảo.
    • Cùng với bản Hiến pháp các năm 1980, 1992, Luật biên giới quốc gia năm 2003, Tuyên bố của Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 12 tháng 11 năm 1977 về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Tuyên bố của Chính phủ ngày 12 tháng 11 năm 1982 về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam đều khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam.
    • Trong các năm 1979, 1981 và 1988, Bộ Ngoại giao Việt Nam đều có công bố các Sách trắng về chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa.
    • Ngày 9 tháng 12 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Nghị định tổ chức quần đảo Hoàng Sa thành huyện đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.
    • Nghị quyết ngày 6 tháng 11 năm 1996 tại kỳ họp thứ X Quốc hội khoá IX nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tách huyện Hoàng Sa khỏi tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng cũ, sáp nhập vào thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương.
    • Ngày 23 tháng 6 năm 1994 Quốc hội Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 5 phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 có Nghị quyết nêu rõ: "Quốc hội một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và chủ trương giải quyết các bất đồng liên quan đến Biển Đông thông qua thương lượng hòa bình, trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, tôn trọng chủ quyền và quyền tài phán của các nước ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, trong khi nỗ lực thúc đẩy đàm phán để tìm giải pháp cơ bản lâu dài, các bên liên quan cần duy trì ổn định trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực". Quốc hội nhấn mạnh: "Cần phân biệt vấn đề giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa với các vấn đề bảo vệ các vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, căn cứ vào những nguyên tắc và những tiêu chuẩn của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982".
    • Ngày 4 tháng 11 năm 2002 tại Phnom Penh (Campuchia), Việt Nam cùng các quốc gia trong khối ASEAN và Trung Quốc đã ký kết Bản tuyên bố ứng xử trên Biển Đông (DOC), đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề trên biển và duy trì ổn định ở khu vực.

    Tranh chấp chủ quyền

    Hình:Biển Đông.png

    Hoàng Sa nằm giữa một khu vực có tiềm năng cao về hải sản và trữ lượng dầu mỏ nhưng không có dân bản địa sinh sống. Vào năm 1932, chính quyền Pháp ở Đông Dương chiếm giữ quần đảo này và Việt Nam tiếp tục nắm giữ chủ quyền cho đến năm 1974 (trừ hai đảo Phú Lâm và Linh Côn do Trung Quốc chiếm giữ từ năm 1956). Trung Quốc chiếm giữ toàn bộ Hoàng Sa từ năm 1974 sau khi dùng hải và không quân tấn công căn cứ quân sự của Việt Nam Cộng Hoà ở nhóm đảo phía tây trong Hải chiến Hoàng Sa, 1974. Đài LoanViệt Nam cũng đang tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này.

    Tháng 1 năm 1982, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã công bố sách trắng Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa: lãnh thổ Việt Nam, trong dó nêu nhiều lý lẽ chứng minh Hoàng Sa là của Việt Nam. Có rất nhiều bằng chứng nghiên cứu độc lập cho thấy Hoàng Sa là của Việt Nam.

    Ý nghĩa của quần đảo Hoàng Sa

    Quần đảo Hoàng Sa tuy chỉ gồm một số đảo nhỏ chơ vơ giữa Biển Đông, có một thời không được các nước trong khu vực chú ý, không có cư dân sinh sống thường xuyên, chỉ có người Việt ra khai thác theo mùa các tài nguyên như phân chim, tổ yến, san hô, đánh cá trong hàng thế kỷ. Nhưng cùng với sự tiến bộ của khoa học và kỹ thuật, sự xuất hiện các khái niệm về chủ quyền lãnh hải, sự ra đời của luật biển, khả năng khai thác tài nguyên biển nhất là dầu khí thì các quốc gia có tiềm lực và tầm nhìn xa bắt đàu nhòm ngó quần đảo này như một cơ sở khí tượng thủy văn, quan trọng hơn là một cơ sở hậu cần và là căn cứ quân sự chiến lược trong tương lai có khả năng khống chế Biển Đông, đường giao thông trên biển và cả trên không trong khu vực, một cơ sở luật pháp để bành trướng chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải trên phần lớn Biển Đông cho phép khai thác các tài nguyên biển nhất là dầu và khí.

    Việc để mất quần đảo Hoàng Sa đã có tác động xấu đến nghề cá và dự báo khí tượng thủy văn của Việt Nam.

    Công tác dự báo bão xa, đặt trạm phát tín hiệu trên Biển Đông, công tác cứu hộ, cứu nạn các tàu cá trong cơn bão số 1 Chanchu tháng 5 năm 2006 gặp nhiều khó khăn cũng do mất quyền kiểm soát quần đảo Hoàng Sa.

    Đến tháng 9 năm 2006 khi cơn Bão Xangsane (2006) vào biển Đông thì Trung Quốc lại ngăn cản không cho tàu cá Việt Nam vào tránh bão ở quần đảo Hoàng Sa [2]

    Bộ đội biên phòng Việt Nam sau này cũng gặp nhiều khó khăn trong việc bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của ngư dân Việt Nam trên biển Đông. Theo tin của Bộ đội biên phòng tại Đà Nẵng[3], khoảng 16h20’ ngày 27 tháng 6 năm 2006, lúc tránh bão số 2, 18 tàu đánh cá xa bờ của Đà Nẵng đã neo đậu tại phía bắc quần đảo Hoàng Sa, có một tàu lạ của nước ngoài đã thả ca nô số 301, trên đó có 6 người, tới cập mạn tàu ĐNa 90052 TS, cướp 25 phi dầu, 4 tấn mực khô, 10 thùng nước ngọt, 18 vỏ phi nhựa sau đó xua đuổi tàu không cho tránh bão.[4]

    Quan trọng hơn việc mất quyền kiểm soát quần đảo Hoàng Sa tạo cơ sở cho Trung Quốc tiếp tục yệu cầu bành trướng lãnh thổ, lãnh hải về phương nam, chí ít cũng là qua việc công bố và cung cấp qua mạng các bản đồ "chuẩn" của Cục bản đồ quốc gia Trung Quốc trong đó lãnh hải và thềm lục địa mà Trung Quốc yêu sách bao gồm phần lớn Biển Đông, tới tận lãnh hải Malaysia.

    Quan điểm của Chính phủ Việt Nam là Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền và quyền hợp pháp của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam, trong khi nỗ lực thúc đẩy đàm phán để tìm giải pháp cơ bản và lâu dài, các bên liên quan cần duy trì ổn định trên cơ sở giữ nguyên trạng, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình.

    Tổ chức hành chính

    Việt Nam

    Việt Nam tổ chức quần đảo thành huyện đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng.

    • Ngày 15 tháng 6 năm 1932, Toàn quyền Đông Dương thiết lập đại lý hành chính ở Hoàng Sa.
    • Trước năm 1938, quần đảo Hoàng Sa thuộc phủ Quảng Nghĩa, tỉnh Quảng Nam.
    • Ngày 30 tháng 3 năm 1938, vua Bảo Đại ký đạo dụ chuyển Hoàng Sa về tỉnh Thừa Thiên.
    • Ngày 5 tháng 5 năm 1939, Toàn quyền Đông Dương Jules Brévié chia quần đảo thành hai đại lý hành chính: délégation du Croissant et dépendences (đại lý Trăng Khuyết và phụ cận) và délégation de l'Amphitrite et dépendences (đại lý Tuyên Đức và phụ cận).
    • Ngày 13 tháng 7 năm 1961, Tổng Thống Ngô Đình Diệm ban hành sắc lệnh số 175-NV đặt tên là xã Định Hải, quận Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam.
    • Nghị định số 709-BNV-HC ngày 21 tháng 10 năm 1969 của Thủ Tướng Chính Phủ Việt Nam Cộng hòa đã sáp nhập xã Định Hải vào xã Hòa Long cũng thuộc quận Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam.
    • Từ năm 1982 là huyện đảo thuộc tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng và từ năm 1996 thuộc thành phố Đà Nẵng.

    Huyện đảo Hoàng Sa được thành lập từ tháng 1 năm 1997, là một quần đảo san hô nằm cách thành phố Đà Nẵng 170 hải lý (khoảng 315 km), bao gồm các đảo: đảo Hoàng Sa, đảo Đá Bắc, đảo Hữu Nhật, đảo Đá Lồi, đảo Bạch Quy, đảo Tri Tôn, đảo Cây, đảo Bắc, đảo Giữa, đảo Nam, đảo Phú Lâm, đảo Linh Côn, đảo Quang Hòa, Cồn Bông Bay, Cồn Quan Sát, Cồn Cát Tây, Đá Chim Yến. Huyện đảo Hoàng Sa có diện tích: 305 km2, chiếm 24,29% diện tích thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên hiện nay toàn bộ huyện đảo này đang bị Trung Quốc xâm chiếm từ năm 1974.

    Trung Quốc

    Quần đảo Hoàng Sa được Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa coi là một phần của tỉnh Hải Nam. Về mặt hành chính nó thuộc cấp biện sự xứ, bao gồm cả ba quần đảo Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa: Tây Nam Trung Sa quần đảo biện sự xứ (西南中沙群島辦事處).

    Trung Quốc tuyên bố kế hoạch mở cửa du lịch quần đảo vào năm 1997. Họ mở rộng những cảng nhỏ ở đảo Phú Lâmđảo Quang Ảnh. Tại đây có một phi trường với đường băng dài 1200 m.

    (trích đăng và biên tập lại từ Wikipedia)

    Nguồn gốc: http://vi.wikipedia.org/wiki/Hoàng_Sa

  • Đọc tiếp...

    Người theo dõi

     

    Copyright 2008 All Rights Reserved Revolution Two Church theme by Brian Gardner Converted into Blogger Template by Bloganol dot com